Cấu trúc, nội dung chương trình giáo dục mầm non mới nhất
Chương trình giáo dục mầm non là gì? Cấu trúc của chương trình giáo dục mầm non? Nội dung của chương trình giáo dục mầm non?
Giai đoạn mầm non là viên đá xây dựng cho cuộc sống tương lai. Tốc độ học tập đặc biệt nhanh trong giai đoạn này. Các đặc điểm phát triển tổng thể của một nhóm tuổi cụ thể là chung cho tất cả trong nhóm đó; tuy nhiên, không được quên rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất trong chính mình. Vậy các nhà làm luật đã xây dựng hệ thống cấu trúc và nội dung chương trình giáo dục mầm non theo như quy định của pháp luật Việt Nam ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
1. Chương trình giáo dục mầm non là gì?
Một trong những căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước đó chính là chứng trình giáo dục mầm non. Đồng thời thì chương trình này cũng là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non, tăng cường cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non có chất lượng.
Giáo dục mầm non dựa trên một số nguyên tắc. Những nguyên tắc này có thể được liệt kê như sau:
– Giáo dục mầm non nên xem xét nhu cầu của trẻ em và sự khác biệt của cá nhân.
– Giáo dục mầm non cần hỗ trợ các hoạt động tâm lý, tình cảm xã hội, ngôn ngữ và phát triển nhận thức của trẻ, xây dựng các kỹ năng tự chăm sóc và chuẩn bị cho trẻ giáo dục tiểu học.
– Để đáp ứng nhu cầu của trẻ em, các cơ sở giáo dục mầm non cần cung cấp môi trường giáo dục tuân thủ sự hiểu biết về giáo dục dân chủ.
– Trong khi sắp xếp các hoạt động, nên cân nhắc các phương tiện của cộng đồng và trường học ngoài nhu cầu và lĩnh vực mà trẻ em quan tâm.
Xem thêm: Mở cơ sở giáo dục mầm non tư thục
– Quá trình giáo dục nên bắt đầu từ những gì trẻ đã biết và cung cấp phòng để học bằng cách thử và thử nghiệm.
– Giáo dục trong giai đoạn mầm non phải góp phần vào sự phát triển của trẻ em trong nghĩa tình, tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm, khoan dung, đoàn kết, chia sẻ.
– Giáo dục cần truyền cho trẻ tính tự tôn, tự tin và tự chủ.
– Vui chơi là phương pháp học tập tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này. Tất cả các hoạt động phải được sắp xếp trên cơ sở chơi.
– Trong giao tiếp với trẻ em không nên có hành vi nào có thể làm tổn thương nhân cách của trẻ được thông qua và không có chỗ cho sự đe dọa hoặc hạn chế.
– Trẻ em cần được hỗ trợ trong việc phát triển hành vi độc lập và sự hỗ trợ của người lớn,
– Cần hướng dẫn và gần gũi an ủi khi họ cần giúp đỡ.
– Trẻ em cần được hỗ trợ trong việc nhận biết cảm xúc của bản thân và người khác
Xem thêm: Nội dung và ý nghĩa của chương trình giáo dục mầm non
-Trẻ em cần được hỗ trợ phát triển trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo và phản biện kỹ năng, năng lực giao tiếp và thể hiện bản thân.
– Trong khi xây dựng chương trình, hoàn cảnh trong gia đình và môi trường gần gũi nên được tính đến.
– Đứa trẻ và gia đình của nó nên tham gia tích cực vào quá trình giáo dục.
– Chương trình giáo dục mầm non và phát triển của trẻ phải được thường xuyên đã đánh giá.
-. Kết quả đánh giá về giáo dục mầm non cần hỗ trợ những nỗ lực hơn nữa phát triển đứa trẻ, giáo viên và chương trình.
Được xác định là một trong những chương trình khung, có tính chất mở thì chương trình giáo dục mầm non đã thể hiện được những mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non. Đồng thời thông qua chương trình này có thể đánh giá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước. Đồng thời, đối với cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non cũng được xác định là bảo đảm chất lượng dựa trên các cam kết của Nhà nước.
2. Cấu trúc của chương trình giáo dục mầm non:
Dựa trên các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo thì chương trình giáo dục được áp dụng trên các trường mầm non trên cả nước thì được xây dựng trên quan điểm này và đồng thời được thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
Sự kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau được thể hiện thông qua những đảm bảo cam kết của chương trình giáo dục mầm non này. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
Xem thêm: Giáo dục mầm non là gì? Nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
Chương trình Giáo dục mầm non có cấu trúc chia làm 5 phần gồm:
– Phát triển nhận thức
– Phát triển ngôn ngữ
– Phát triển thể chất
– Phát triển tình cảm xã hội
– Phát triển thẩm mĩ
3. Nội dung của chương trình giáo dục mầm non:
Những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm non trong chương trình giáo dục mầm non được quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non.
Trong chương trình giáo dục mầm non mà giáo viên mầm non lựa chọn đối với địa phương mình thì cần phải đảm đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó
Xem thêm: Phổ cập giáo dục là gì? Quy định về phổ cập giáo dục mầm non?
Đồng thời đối với mỗi chương trình được lựa chọn này thì cũng cần phải đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học. Bên cạnh đó cần phải thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
Không những thế mà một chương trình giáo dục mầm non cũng cần phải phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.
Như trường hợp của tất cả các chương trình, chương trình này được phát triển để thử nghiệm và cải tiến hơn nữa. Dự kiến, chương trình mới sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của trẻ em mẫu giáo và chất lượng giáo dục mầm non đồng thời hướng dẫn đồng thời vừa là cán bộ quản lý vừa là giáo viên mầm non.
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.
Những nội dung cốt lõi, cơ bản và thống nhất trong toàn quốc, phù hợp với từng độ tuổi đã và đang được thể hiện trong nội dung của chương trình giáo dục mầm non mới. Việc pháp luật cho phép có độ mở, giúp giáo viên chủ động và linh trong việc thực hiện xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới vận dụng phù hợp với trẻ với điều kiện thực tế của trường,lớp,vùng miền,địa phương được quy định trong chương trình này là rất cần thiết và thiết thực đối với sự phát triển toàn diện hiện nay.
Phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên là một trong những phương pháp quan trọng đối với việc giáo dục trẻ từ đó sẽ thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ. Đối với mỗi trẻ khác nhau sẽ cần áp dụng các phương pháp giáo dục khác nhau, do đó cần chú ý đến các đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần. từ đó cũng phần nào tạo được cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm lý, sinh lý. Không những thế mà đối với chương trình giáo dục mới này sẽ tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
Những phương pháp giáo dục mới trong nội dung giáo dục sẽ tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Đồng thờ cần thực hiện việc kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.