Cấu trúc một bài giảng E-learning cơ bản
Để giúp các giáo viên có thể xây dựng bài giảng E-learning đúng cấu trúc với các nội dung cơ bản cần có, đặc biệt là trong thời gian cả ngành Giáo dục đang hưởng ứng cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021, NukeViet Edu Gate xin chia sẻ đến các giáo viên về cấu trúc chung của một bài giảng E-learning cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Mục Lục
Bài giảng E-learning là gì?
E-learning hay đầy đủ là Electronic learning, là một thuật ngữ mô tả hoạt động học tập, giảng dạy và đào tạo trên nền tảng kỹ thuật số thông qua các thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính, iPad,…). Bài giảng E-learning là hình thức tổ chức bài giảng dựa trên các thiết bị công nghệ đó thông qua môi trường Internet.
Để có thể sử dụng được E-learning, người dùng cần chuẩn bị ít nhất một thiết bị công nghệ có kết nối mạng và những nội dung bài học đã được lưu sẵn cùng với một số công cụ phần mềm bổ trợ. Người giảng dạy, đào tạo (cụ thể là giáo viên) sẽ thông qua máy chủ này và truyền đạt các tài liệu, hình ảnh, … và cùng tương tác với người học.
Cấu trúc một bài giảng E-learning cơ bản
Dưới đây NukeViet Edu Gate sẽ chia sẻ đến các bạn về cấu trúc chung của một bài giảng E-learning cơ bản, tùy vào từng nội dung, chủ đề và ý tưởng của người dạy mà có thể thêm bớt cấu trúc cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất cho bài dạy. Cấu trúc bài giảng E-learning như sau:
Slide 1: Giới thiệu bài giảng
Ở slide đầu tiên này, nội dung mà các bạn cần truyền đạt đến người học là tất cả những thông tin về bài dạy, cụ thể:
Hình minh họa slide 1: Giới thiệu bài giảng
- Thông tin cơ quản tổ chức, đơn vị tham gia.
- Chủ đề nội dung tham gia.
- Thông tin về bài dạy
- Thông tin giáo viên, nhóm giáo viên ( Tên, Đơn vị, Mail. SĐT)
- Giấy phép sử dụng ( ghi hoặc không)
- Tháng/năm
Lưu ý: Ở Slide này, các bạn chỉ nên giới thiệu ngắn gọn các thông tin trên, thời gian thực hiện trong khoảng tầm 30-40s, khuyến khích chèn nhạc nền để tăng tính sinh động.
Slide 2: Kiểm tra kiến thức, dẫn dắt bài học
Để tăng tính hiệu quả cho bài giảng, ta có thể đưa ra một bài kiểm tra ngắn để kiểm tra kiến thức của của học sinh. Slide này ta có thể chèn vào một hình ảnh, hoặc một tư liệu liên quan đến bài cũ hoặc bài mới để tạo sự liên hệ giữa bài cũ, bài mới và góp phần tạo ra sự dẫn dắt bài học thú vị và hiệu quả hơn.
Hình minh họa slide 2: Kiểm tra kiến thức, dẫn dắt bài giảng
Slide 3: Xây dựng video dẫn dắt giới thiệu bài mới
Đến slide thứ 3, các giáo viên bắt đầu dẫn dắt và giới thiệu bài mới. Ở đây, các bạn sẽ phải xây dựng một bài dẫn dắt, giới thiệu bài mới bằng video, các bạn có thể tự quay phim hoặc thuê quay phim tùy vào khả năng tài chính, tuy nhiên NukeViet Edu Gate khuyên bạn nên tự quay bằng điện thoại để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hình minh họa slide 3: Xây dựng video dẫn dắt giới thiệu bài mới
Lưu ý: Giáo viên nên chọn cảnh quay đẹp, và ít chi tiết xung quanh, mục đích là để dễ cho việc tách, ghép nền phù hợp với hoạt động giáo dục.
Slide 4: Định hướng bài học
Slide này, các giáo viên chủ yếu tập trung vào việc định hướng bài học cho học sinh về các khía cạnh chính:
Hình minh họa slide 4: Định hướng bài học
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ, tư tưởng
- ….
Slide 5,6,7,8,9,10…: Nội dung chính của bài giảng
Ở chuỗi slide này, tùy vào lượng kiến thức mà các giáo viên cần truyền tải thì sẽ quyết định được số lượng slide. Tuy nhiên, từ slide này chúng ta thực hiện kiến thức mới với những nội dung theo kịch bản đã sắp xếp.
Mỗi một slide/ một phần kiến thức mới, các giáo viên nên triển khai theo những thao tác, kỹ năng như sau:
- Nội dung slide là gì?
- Hình, video gì mình họa cho nội dung?
- Ghi âm slide, đồng bộ âm thanh và hiệu ứng thực hiện như thế nào?
Slide 11: Bài tập tương tác
Sau khi đã triển khai xong nội dung bài giảng, tùy vào ý tưởng của giáo viên, sau mỗi phần/ mỗi nội dung kiến thức sẽ có bài tập tương tác, có thể dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi ngắn, hoặc dạng câu hỏi điền từ … để học sinh kiểm tra lại toàn bộ kiến thức đã được học trong bài và tạo cảm giác hứng thú cho học sinh.
Hình minh họa slide 11: Bài tập tương tác
Slide 12: Tổng kết
Sau khi đã hoàn thành bài giảng, các giáo viên sẽ có nhiệm vụ tổng kết lại toàn bộ những kiến thức đã học một cách ngắn gọn, dễ nhớ. Ở đây, các giáo viên có thể sử dụng bằng sơ đồ tư duy hoặc đơn giản chỉ là tổng kết gạch đầu dòng những kiến thức cần nhớ.
Hình minh họa slide 12: Tổng kết
Slide 13: Kết thúc bài giảng
Đến đây, các giáo viên hãy chuẩn bị một video (tương tự như ở slide 3) để đúc kết lại bài học và dặn dò học sinh. Cũng tương tự như trong slide 3, bạn có thể tự quay video ở một nơi có khung cảnh đẹp và ít chi tiết để dễ dàng trong việc tách, ghép hình ảnh
Hình minh họa slide 13: Kết thúc bài giảng
Slide 14: Tài liệu tham khảo
Đây là slide cuối cùng trong bài giảng E-learning của bạn, là slide ghi toàn bộ các tài liệu tham khảo, phần mềm sử dụng và ghi rõ những tài liệu trong bài lấy nguồn từ đâu?….
Hình minh họa slide 14: Tài liệu tham khảo
Tóm lại: Cấu trúc trên là một cấu trúc cơ bản cần có cho một bài giảng E-learning. Số lượng slide (trang) ít hay nhiều tùy vào lượng kiến thức của bài học hoặc chủ đề muốn truyền đạt.
Chú ý: Slide 1, slide 3, slide 4, slide 13, slide 14 là những slide bắt buộc cần có. Còn lại thì giáo viên có thể tùy biến theo ý tưởng!
Trên đây, NukeViet Edu Gate đã chia sẻ đến các bạn về cấu trúc một bài giảng E-learning cơ bản, các bạn có thể tham khảo tư liệu này để phục vụ cho quá trình xây dựng bài giảng E-learning.
Cám ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn có thể tự xây dựng một bài giảng E-learning tốt và đạt kết quả cao trong cuộc thi Thiết kế bài giảng E-learning năm 2021
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với NukeViet Edu Gate qua:
- Fanpage NukeViet Edu Gate
- Hotline: (+84) 936226385 (Ms. Ngọc) – 0903287277 (Ms. Hằng) – 0987893519 (Ms. Quỳnh)
- Email: [email protected]