Cấu thành vi phạm hành chính là gì? Những yếu tố cấu thành vi phạm hành chính?
Cấu thành vi phạm hành chính là gì? Những yếu tố cấu thành vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính là hành vi xảy ra rất phổ biến hiện nay, đây là hành vi có tính chất xâm hại đến trật tự an ninh, quản lý nhà nước của loại vi phạm hành chính. Cũng giống như các hành vi vi phạm khác, cấu thành vi phạm hành chính cũng có đầy đủ các yếu tố cấu thành được pháp luật quy định – đây cũng chính là cơ sở quan trọng để phân biệt giữa các loại vi phạm hành chính và cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm hành chính.
Căn cứ pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568
1. Cấu thành vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện.
– Vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp các yếu tố đặc trưng cơ bản mà pháp luật quy định để xác định trách nhiệm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật hành chính, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm.
Cấu thành vi phạm hành chính tên tiếng Anh là: “ Constitutes administrative violations“.
Xem thêm: Tư vấn các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất
2. Những yếu tố cấu thành vi phạm hành chính;
Mỗi hành vi vi phạm hành chính tuy có sự khác nhau về tính chất và mức độ biểu thị nhưng đều có những yếu tố chung cấu thành vi phạm hành chính. Cấu thành vi phạm hành chính gồm bốn yếu tố: mặt chủ quan, mặt khách quan, mặt chủ thể, mặt khách thể
– Dấu hiệu về mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm cho xã hội:
+ Là hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Nếu không có hành vi trái pháp luật hành chính của chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính. Đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành vi phạm hành chính
+ Là hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội, có những mức độ khác nhau nhưng đều có tính nguy hiểm cho xã hội . Mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do chính hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, quy định hành vi của chủ thể chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại trên thực tế. Trong những trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra là điều hết sức cần thiết để khẳng định có vi phạm hành chính hay không.
+ Các yếu tố khác như: Thời gian thực hiện vi phạm hành chính; địa điểm thực hiện vi phạm hành chính; phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm hành chính; công cụ, phương tiện dùng để thực hiện vi phạm hành chính…
– Dấu hiệu về mặt chủ quan:
là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải được thực hiện bởi hành vi có lỗi.
+ Yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm.
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra( lỗi cố ý trực tiếp); người vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp). lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
1. Người vi phạm tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý do quá tự tin);
2. Người vi phạm không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả).
+ Yếu tố mục đích. Mục đích vi phạm cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.
Trong các yếu tố nêu trên, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính; yếu tố mục đích có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng loại vi phạm hành chính. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, pháp luật quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc phải có.
– Dấu hiệu về mặt chủ thể vi phạm hành chính:
Chủ thể của của vi phạm hành chính là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình.
Chủ thể (đối tượng) bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 10 Điều 2 và khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
+ Thứ nhất, là cá nhân, gồm:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
– Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
+ Thứ hai, là tổ chức, gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành, thì việc xác định chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính có một số điểm cần lưu ý:
Một là, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây: Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ, nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hai là, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Ba là, cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan[6].
– Dấu hiệu về mặt khách thể vi phạm hành chính:
là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội. Khách thể chính là dấu hiệu để nhận biết: Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.