Cấu thành vi phạm hành chính là gì ? Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Cấu thành vi phạm hành chính là tổng hợp những yếu tố đặc trưng được pháp luật quy định, thể hiện đầy đủ tính xâm hại đối với trật tự quản lí nhà nước của loại vi phạm hành chính, là cơ sở cần thiết cho việc phân biệt các loại vi phạm hành chính với nhau, và cho việc xác định trách nhiệm hành chính.
Mục Lục
1. Cấu thành vi phạm hành chính là gì?
Mỗi hành vi vi phạm hành chính khác nhau về tính chất và mức độ biểu thị, nhưng đều có thể rút ra được những yếu tố chung cấu thành vi phạm hành chính. Cấu thành vi phạm hành chính gồm bốn yếu tố:
1) Mặt khách quan của vì phạm hành chính: hành vi vi phạm hành chính, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi vi phạm, công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian thực hiện vi phạm hành chính;
2) Mặt chủ quan của vì phạm hành chính: lỗi, động cơ, mục đích;
3) Khách thể của vi phạm hành chính: quan hệ xã hội phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước được pháp luật quy định và bảo vệ bị xâm hại bởi vi phạm hành chính;
4) Chủ thể của vi phạm hành chính: cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý; cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Tất cả các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính đều có tính bắt buộc phải có khi xác định hành vi vi phạm hành chính.
2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần xác định cầc dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành loại vi phạm pháp luật này. Những dấu hiệu này đuợc mồ tả trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lí vi phạm hành chính. Giống như bất kì loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.
+ Công cụ, phương tiện vi phạm. Ví dụ: Hành vi quảng cáo tại cảng hàng không, sân bay chi bị coi là “vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định của Chính phủ số 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 khi thực hiện “bằng khỉnh khí cầu hoặc các vật thể bay khác”;
+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nhìn chung hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của tổ chức, cá nhân bị coi là vi phạm hành chính chỉ khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên thực tế. Ví dụ: Hành vi “không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định khi làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác” được coi là vi phạm quy định an toàn về đỉện khi “gây tai nạn hoặc sự cố” theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 15 Nghị định của Chính phủ số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013. Trong các trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu ưách nhiệm về những thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra.
Mặt chủ quan : Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Cùng với nội dung này, Nghị định của Chính phủ số 81/2013/ND-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lí vi phạm hành chính xác định “cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thỉ hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lí vì phạm hành chính, mà bị xử lí theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”. Xem: Điều 1 Nghị định của Chính phủ sổ 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013; theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 119/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013.
Chủ thể của vi phạm hành chính: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Luật xử lí vi phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế nào là lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, thông thường người thực hiện hành vi với lỗi cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, về đại thể, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có hiệu lực thi hành, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong một số lĩnh vực, trong đó có đề cập việc phân biệt các trường hợp xử lí hình sự và xử lí hành chính, ví dụ:
– Thông tư liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao – Bộ nội vụ số 06-TTLN ngày 20/9/1996 hướng dẫn xử lí tội trốn thuế;
– Thông tư liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ nội vụ – Toà án nhân dân tối cao số 01-TTLN ngày 25/01/1996 hướng dẫn xử lí hình sự các hành vi sàn xuất, vận chuyển, mua bán và đốt pháo nổ.
3. Ban hành quyết định kiểm tra có được tẩy xóa không ?
Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo đó có quy định cụ thể việc ban hành quyết định kiểm tra, trình tự, thủ tục kiểm tra pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp quyết định kiểm tra ban hành mà có sai sót thì bạn áp dụng khoản 3 Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư để đính chính, sửa đổi cho phù hợp.
Khoản 3 Điều 18 Nghị định 30 quy định: Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Đối với biên bản vi phạm hành chính đã lập mà có sai sót thì không được hủy bỏ, xóa bỏ nội dung mà lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính .
+ Đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót thì tùy theo mức độ sai về hình thức hay nội dung mà ban hành quyết định đính chính, sửa đổi, hủy bỏ theo quy định của Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP
4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ?
Việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm được quy định tại Điều 135 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Điều 135 về áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả quy định :
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
5. Quy định áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với người chưa thành niên ?
Theo quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
– Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
– Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
6. Các nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính là gì ?
Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng. Vi phạm hành chính thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt vi phạm hành chính không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt vi phạm hành chính, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Hơn nữa, như trên đã nêu, việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra. Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Với thời hạn như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.
Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chínhphải được tiến hành công khai, khách quan. Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm; công bố công khai việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội[4]; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám… Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt vi phạm hành chính và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định. Chẳng hạn, sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tại, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì người có thẩm quyền có thể xem xét miễn, giảm tiền phạt
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)