Cấu tạo của contacor. Cách đấu contactor, hướng dẫn cách nối dây chi tiết

Vì hệ thống điện hiện nay được xây dựng ngày càng phức tạp, chuyên nghiệp nên các loại thiết bị điện cũng được thiết kế, sản xuất ngày càng đa dạng hơn. Song song với đó, tính năng của mỗi loại thiết bị đồng thời được xây dựng chuyên sâu và có độ bền tốt hơn. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của contacor – một loại thiết bị điện mới, hiện đại.

Contactor là gì?

Một cách dân dã, contactor còn được gọi theo tên phiên âm là công tắc tơ. Trong hệ thống thiết bị điện, tên khác của loại thiết bị này là khởi động từ.

Vậy contactor là gì? Về định nghĩa chính xác contactor được coi là khí cụ điện hạ áp có nhiệm vụ đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực.

Vị trí của contactor ở hệ thống điện được đánh giá đặc biệt quan trọng. Sở dĩ vậy vì việc điều khiển các bị như động cơ, hệ thống chiếu sáng, tụ bù… có thể được thực hiện chỉ bằng cách nhấn nút hoặc điều khiển từ xa khi hệ thống điện đã được lắp đặt công tắc tơ.

Các loại contactor phổ biến trên thị trường hiện nay có:

  • Contactor điện từ
  • Contactor thủy lực
  • Contactor một chiều
  • Contactor xoay chiều
  • Contactor trung thế
  • Contactor hạ thế
  • Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha…
  • Contactor LS, Schneider…

Contactor LS là dòng sản phẩm contactor bán chạy nhất hiện nay

Cấu tạo của contacor

Cấu tạo của contacor gồm ba bộ phận chính là: nam châm điện, hệ thông dâp hồ quang và hệ thống tiếp điểm.

Thứ nhất là nam châm điện. Linh kiện này gồm các chi tiết:

  • Cuộn dây dùng để tạo ra lực hút nam châm
  • Lõi sắt
  • Lò xo có tác dụng đẩy nắp về vị trí ban đầu khi công tắc tơ hoạt động

Thứ hai là hệ thống dập hồ quang. Nhiệm vụ của linh kiện này là bảo vệ các tiếp điểm. Sở dĩ vậy vì khi chuyển mạch hồ quang điện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần.

Thứ ba là hệ thống tiếp điểm gồm có các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Trong đó:

  • Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc tơ trong tủ điện làm mạch điện từ hút lại.
  • Tiếp điểm phụ. Tiếp điểm phụ có 2 trạng thái là thường đóng và thường mở.

Nguyên lý của hoạt động của contactor trong hệ thống điện.

  • Contactor sẽ bắt đầu trạng thái hoạt động khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của contactor vào 2 đầu cuộn dây quấn trên lõi đã được cố định.
  • Contactor sẽ ngưng hoạt động khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây.

Cách đấu contactor

Để quý khách hàng có thể tự đấu dây công tắc tơ một cách chính xác nhất, dưới đây là hai hình ảnh thực tế của cách đấu contactor 1 pha và cách đấu contactor 3 pha.

Cách đấu contactor 1 pha

 

Cách đấu contactor 3 pha

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm contactor của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, công tắc tơ LS là dòng sản phẩm contactor được chọn lắp đặt phổ biến.

Chi tiết mã sản phẩm các loại contactor bán chạy:

  • Contactor LS 3P-09A-Coil: 220VAC-MC-9b-2
  • Contactor LS 3P-09A-Coil: 220VAC-MC-9a-1
  • Contactor LS 3P-12A-Coil: 220VAC-MC-12a-1
  • Contactor LS 3P-18A-Coil: 220VAC-MC-18b-2
  • Contactor LS 3P-22A-Coil: 220VAC-MC-22b-2

Công ty TNHH SIRIUS tự hào là đơn vị phân phối thiết bị điện LS số 1 hiện nay tại thị trường Việt Nam. Dựa theo nhu cầu chọn mua thực tế của khách hàng Việt, công ty cung cấp đầy đủ các sản phẩm thiết bị điện LS nói chung và dòng sản phẩm contactor nói riêng.

Trên đây là những thông tin cần biết về công tắc tơ, cấu tạo của contacor. Hy vọng nội dung bài viết là thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết xin vui lòng gọi trực tiếp tới số hotline 0916.975.013.