Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ
Mục Lục
Khi nhắc đến bộ phận sinh dục của nữ giới, thường mọi người chỉ nghĩ đến âm đạo, môi lớn và môi bé. Thế nhưng, thực chất cấu tạo bộ phận sinh dục nữ có rất nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức năng riêng biệt. Để hiểu rõ hơn về hình ảnh bộ phận sinh dục ở nữ thì bạn hãy theo dõi những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Bạn đã biết gì về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ?
Liệu có bao nhiêu người biết được bộ phận sinh dục nữ thế nào? Bao gồm những bộ phận gì? Thực tế, cả chị em cũng chưa nắm rõ được hình dạng và từng chức năng của các cơ quan sinh dục nữ. Bởi có lẽ do chị em chưa quan tâm đến việc tìm hiểu cấu tạo bộ phận sinh dục ở nữ hoặc vì bộ phận sinh dục có quá nhiều cơ quan, không thể nhớ hết.
Các chuyên gia cho biết, về cấu bộ phận sinh dục ở nữ giới sẽ gồm những cơ quan sinh lý, đảm nhiệm các chức năng quan trọng như: quan hệ tình dục, thụ thai, mang thai, sinh con… Khác với bộ phận sinh dục nam được phô bày ra bên ngoài, bộ phận sinh dục nữ lại che phủ bởi một lớp lông mu. Và bộ phận sinh dục ở nữ được chia thành bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong.
Các bộ phận sinh dục bên ngoài
Các bộ phận sinh dục bên ngoài có thể quan sát bằng mắt thường và cảm nhận được khi chạm tay vào. Cụ thể cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài gồm những cơ quan sau:
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài
-
Mu: Hình thành do 2 xương mu gặp nhau và lớp mỡ, lớp da ở mu tạo thành 1 gò nhô cao hơn so với các cơ quan khác. Phần trên xương khớp có mọc lớp lông mu để tránh gây ma sát khi giao hợp.
-
Âm hộ: Cơ quan này nằm ở giữa xương mu và hậu môn, được bảo vệ bởi một lớp lông mu.
-
Âm vật: Kích thước của âm vật rất nhỏ (chỉ bằng hạt đậu) và nằm ở phía trên. Đây là bộ phận sinh dục nhạy cảm nhất, khi sờ vào chị em sẽ cảm thấy nhột nhột và có chút kích thích.
-
Môi lớn: Nằm ở phía ngoài lỗ âm đạo, là cầu nối giữa âm đạo và lỗ hậu môn, được cấu tạo bởi 2 lớp da lớn. Hai môi lớp kết hợp với một số cơ tạo thành tầng sinh môn.
-
Môi bé: Là bộ phận sinh dục nữ nằm giữa môi lớn và thành âm đạo. Môi bé chứa các mạch máu và một số sợi liên kết, đảm nhiệm vai trò giữ ấm cho vùng kín, bảo vệ niệu đạo, âm hộ khỏi những tác nhân gây bệnh viêm nhiễm.
-
Màng trinh: Là một lớp màng khá mỏng, dễ bị rách nếu có tác động mạnh. Trên màng trên thường có một hoặc nhiều lỗ nhỏ để kinh nguyệt thoát ra ngoài hàng tháng. Ở mỗi nữ giới sẽ có hình dáng và độ dày lớp màng trinh khác nhau. Độ dày trung bình của màng trinh khoảng 2mm.
-
Tuyến Bartholin: Nằm ở đường âm đạo và chức năng của tuyến Bartholin là tiết ra chất bôi trơn trong quá trình quan hệ tình dục, giúp dương vật dễ dàng đi sâu vào âm đạo nữ.
Các bộ phận sinh dục bên trong
Còn các bộ phận sinh dục nữ bên trong không thể nhận biết bằng mắt thường. Nữ giới chỉ có thể quan sát các cơ quan sinh dục bên trong thông qua hình ảnh siêu âm.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong
-
Âm đạo: Âm đạo có dạng ống, nằm dưới niệu đạo khoảng 2cm, có thể co giãn trong quá trình quan hệ tình dục va sinh con. Đây là nơi tiếp nhận “cậu nhỏ” của nam giới và dẫn máu kinh ra bên ngoài hàng tháng. Bình thường âm đạo của nữ giới luôn trong trạng thái ẩm ướt bởi chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố và chất dịch tiết ra từ tử cung.
-
Cổ tử cung: Bộ phận sinh dục này rất dày và lỗ nở của cổ tử cung rất nhỏ. Tuy nhiên, khi nữ giới sinh em bé bằng cách tự nhiên thì cổ tử cung sẽ giãn rộng ra để em bé có thể dễ dàng chui ra bên ngoài.
-
Tử cung: Nằm ở phía trên bàng quang và phía dưới bụng, được tạo thành bởi các cơ trơn khá dày. Tử cung là nơi diễn ra sự thụ thai, nuôi thai nhi phát triển cho đến khi nữ giới sinh nở.
-
Ống dẫn trứng: Hay còn được gọi là vòi trứng, là cơ quan nối tử cung với buồng trứng. Vai trò của ống dẫn trứng trong bộ phận sinh dục nữ là nơi di chuyển của trứng, tinh trùng và là vị trí trứng, tinh trùng gặp xảy ra quá trình thụ thai.
-
Buồng trứng: Mỗi bên tử cung của nữ giới là một buồng trứng chứa rất nhiều nang trứng đang phát triển. Ngoài có chức năng sản xuất trứng, buồng trứng còn đảm nhiệm vai trò sản sinh ra nội tiết tố estrogen và progesterone. Khi cơ thể trưởng thành (bắt đầu từ tuổi dậy thì), buồng trứng sẽ trở nên sần sùi do chu kỳ rụng trứng hàng tháng gây nên. Đến độ tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ bóng nhẵn như lúc còn nhỏ.
Xem thêm: Mới hết kinh một tuần quan hệ có thai không?
Vị trí và cách nhận biết điểm G ở nữ
Khi quan hệ tình dục, để kích thích ham muốn ở nữ giới hơn phái mạnh thường tìm và mân mê ở điểm G. Vì đây là bộ phận sinh dục nữ vô cùng nhạy cảm, tạo ra cảm giác hưng phấn khi được chạm vào. Vậy điểm G của nữ nằm ở đâu? Làm sao để có thể xác định được vị trí điểm G?
Vị trí, kích thước của điểm G
Điểm G chính là phần xương mu nhô ra nằm ở phía trên niệu đạo và có kích thước rất nhỏ. Cơ quan này là nơi nam giới dùng tay hoặc dương vật tác động vào sẽ giúp nữ giới đạt được hứng thú và đỉnh khoái cảm khi làm chuyện ấy.
Điểm G là cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể nữ giới
Hướng dẫn cách tìm điểm G
Để có thể dễ dàng tìm được điểm G thì cần phải có màn dạo đầu khi quan hệ tình dục. Bởi vì, khi màn dạo đầu thành công, điểm G sẽ cương lên phía ở bên trong âm đạo. Lúc đó, nam giới có thể dễ dàng tìm thấy được điểm G bằng cách cho 2 ngón tay vào bên trong hoặc chính “cậu nhỏ” của mình.
Theo đó, nam giới dùng ngón trỏ hoặc ngón trỏ và ngón giữa cho từ từ vào bên trong âm đạo của nữ giới. Sau đó cong tay về phía trước và ma sát nhẹ nhàng. Đồng thời, đưa tay vào sâu thêm khoảng 4cm nữa, lúc này nam giới sẽ cảm nhận được một vùng cương lên thô ráp hơn so với các khu vực xung quanh, đây chính là điểm G.
Những lưu ý để cơ quan sinh dục luôn khỏe mạnh
Bộ phận sinh dục nữ là khu vực vô cùng nhạy cảm, rất dễ bị vi khuẩn, virus, nấm và mầm bệnh tấn công gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu nữ giới bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng… mà không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa khả năng sinh sản sau này.
Vì thế, nữ giới chú ý thăm khám bệnh sớm khi cơ quan sinh dục có biểu hiện bất thường. Đồng thời chị em nên thực hiện theo các chỉ dẫn sau từ bác sĩ để bộ phận này luôn được khỏe mạnh:
✔ Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ thường xuyên, nhất là tại 3 thời điểm sau quan hệ tình dục, sau khi đi vệ sinh và trong những ngày hành kinh.
✔ Nữ giới lưu ý sử dụng dung dịch vệ sinh, xà phòng hay sữa tắm… không có chất tẩy rửa mạnh để tránh gây kích ứng cho da vùng kín.
✔ Không nên thụt rửa ở âm đạo quá sâu và mang quần lót làm từ chất liệu có độ co giãn tốt.
✔ Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày, tránh xa các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và chất kích thích.
✔ Nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để sớm phát hiện những bất thường ở bộ phận sinh dục và chữa trị kịp thời.
Qua những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn biết được cấu tạo bộ phận sinh dục nữ như thế nào, gồm những cơ quan gì và điểm G nằm ở đâu? Nếu cần tư vấn thêm về các bệnh lý phụ khoa, bạn hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương theo Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tại ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tận tình.