Câu kỷ tử từ huyền thoại đến thực tế
Câu kỷ tử hay còn gọi là kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử có tên khoa học Lycium barbarumL. (Lycium chinense mill). Đây là vị thuốc quý nên còn có tên: thiên tinh, địa tiên, khước lão (từ chối tuổi già, trẻ mãi)… Đối với sức khỏe tình dục, có câu: “Đi xa ngàn dặm không nên dùng câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục” (Danh y Biệt lục).
Huyền thoại
Chuyện kể rằng: vào đời Đường (Trung Quốc), tể tướng Phương Huyền Linh do giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên phải suy nghĩ căng thẳng, khiến cả tinh thần lẫn thể chất suy kiệt. Tể tướng được quan Thái y cho dùng món canh kỷ tử nấu với ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khỏe dần phục hồi, tinh thần tráng kiện.
Câu kỷ tử còn được gọi là “Minh mục tử” do có tác dụng làm sáng mắt. Chuyện xưa kể rằng: ở Ninh An, tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc, có người vợ khóc chồng nên mù cả hai mắt. Để chữa bệnh cho mẹ, con gái tên là Câu Hồng Quả đã ngày đêm leo đèo, lội suối để tìm thuốc. Cảm tấm lòng hiếu thảo của cô gái, tiên ông Bạch Hổ Tử đã chỉ cô hái thuốc câu kỷ tử cho mẹ cô uống.Sau thời gian uống thuốc, mắt của mẹ cô gái sáng trở lại một cách thần kỳ.
Huyền thoại về cây thuốc thường được dựa trên công dụng thực chữa bệnh của nó. Thực tế, câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh…
Can có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, “Ất quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị”, tinh huyết hỗ sinh.
Nếu Can Thận âm hư, tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi… và đặc biệt là chữa được di tinh, liệt dương dùng trong hiếm muộn, vô sinh.
Trên thực tế, từ lâu, câu kỷ tử đã được dùng chữa thị lực suy giảm. Một số nghiên cứu cho thấy, câu kỷ tử có khả năng rút ngắn thời gian thích nghi của mắt với bóng tối, nó cũng cải thiện thị lực trong ánh sáng mờ. Những dấu đốm làm mù mắt bị giảm khi dùng câu kỷ tử.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:
Câu kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
Câu kỷ tử bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản. Câu kỷ tử có một chất độc đáo là cerebroside để bảo vệ tế bào gan chống lại độc tố, ngay cả loại độc tố mạnh như chlorinated hydrocarbons. Câu kỷ tử là một chất sinh sản và tái tạo ra máu…
Bài thuốc dùng câu kỷ tử
Câu kỷ tử có thể dùng độc vị để ngâm rượu, làm trà, thậm chí nhai sống. Bài thuốc dùng câu kỷ tử để bổ thận, sinh tinh vừa để giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm. Bài thuốc:
Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.
Ngoài ra, còn gia giảm một số vị thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.
Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn, từ đó người hiếm muộn có thể có con.
Trong đó: Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh; lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.
Các vị thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.
Cách ngâm và uống:
Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống.Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.
Đàn ông ngoài uống thuốc rượu trên còn có thể uống thêm bài lục vị, bát vị gia giảm, tùy theo từng chứng trạng mà dùng (thận âm suy hay thận dương suy).
Quý vị có thể tham khảo mua kỷ tử tại: https://nongsandungha.com/thuc-pham/cau-ky-tu
công ty Cp Phát Triển Dũng Hà!
– Địa chỉ: 683 đường Giải Phóng phường Giáp Bát quận Hoàng Mai Tp. Hà Nội
– Địa chỉ: A11, Ngõ 100, Đường Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy
Hotline: 1900986865