Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P2)

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?

Câu 2: Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • D. Không vi phạm gì

Câu 3: C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm

  • A. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
  • B. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
  • C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.

Câu 4: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Quyền đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 5: Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 6: Ai có quyền bắt tội phạm đang bị truy nã?

  • A. Chỉ cơ quan công an cấp tỉnh.
  • B. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt.
  • C. Cơ quan điều tra
  • D. Chỉ công an xã.

Câu 7: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền:

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 8: “Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp.” là một nội dung thuộc

  • A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
  • B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận
  • C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận
  • D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 9: Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
  • D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 10: “Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.” là một nội dung thuộc

  • A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện

Câu 11: Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền tự do tư tưởng.
  • C. Quyền bày tỏ ý kiến.
  • D. Quyền xây dựng chính quyền.

Câu 12: Người dân bắt người bị nghỉ là lấy trộm hàng hóa ở chợ (mà không bắt được quả tang lấy trộm hàng hóa) là hành vi xâm phạm đến:

  • A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
  • B. Danh dự và nhân phẩm của công dân.
  • C. Tính mạng, sức khoẻ của công dân.
  • D. Chỗ ở của công dân.

Câu 13: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp. Hành vi của A đã vi phạm:

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

  • A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
  • B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
  • C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
  • D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu 15: Không ai được xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn thanh danh của người khác.
  • C. Quyền nhân thân của người khác.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm ?

  • A. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp.
  • B. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook.
  • C. Chê bai bạn trước mặt người khác.
  • D. Trêu chọc làm bạn bực mình.

Câu 17: Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.
  • B. Quyền tự do tư tưởng.
  • C. Quyền bày tỏ ý kiến.
  • D. Quyền xây dựng chính quyền.

Câu 18: Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây ?

  • A. Ở bất cứ nơi nào.
  • B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
  • C. Ở nhà riêng của mình.
  • D. Ở nơi tụ tập đông người.

Câu 19: Hành vi tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
  • C. Quyền tự do dân chủ.
  • D. Quyền được đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

Câu 20: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.
  • D. Quyền được đảm bảo tự do.

Câu 21: Quyền bất khá xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là:

  • A. Trong mọi trường hợp, không ai có thế bị bắt
  • B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội
  • C. được bắt người bất cứ lúc nào mà không cần có lệnh bắt người của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • D. Chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Câu 22: Hành động nào thể hiện sự thiếu trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân?

  • A. Tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân.
  • B. Che dấu cho những hành vi phạm tội .
  • C. Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người.
  • D. Tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

Câu 23: Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:

  • A. Khi nghi ngờ người đó phạm tội và đang tìm bằng chứng để chứng minh.
  • B. Khi có người kể cho mình nghe về ý định phạm tội của người đó.
  • C. Khi người đó đang nói xấu người khác.
  • D. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 24: Khám chỗ ở như thế nào là đúng pháp luật?

  • A. Khám chỗ ở khi nghỉ ngờ có tội phạm ở đó.
  • B. Khám chỗ ở khi có lệnh của công an xã.
  • C. Khám chỗ ở khi có nhiều người chứng kiến.
  • D. Khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Câu 25: “Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.” là một nội dung thuộc

  • A. Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • B. Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • C. Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
  • D. Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm