Câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học – Bạn đã biết cách trả lời?
Để trở thành một giáo viên tiểu học chính hiệu, ngoài việc sở hữu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những kỹ năng cần thiết trong công tác giảng dạy thì ứng viên còn phải quan tâm tới những thử thách đầu vào.
Mọi ứng viên đều phải trải qua vòng phỏng vấn sau đó mới được cân nhắc đi tiếp hay dừng lại, bởi vậy đây cũng chính là cơ hội để bạn khẳng định được bản thân, vượt qua những ứng viên khác để có được vị trí mình mơ ước. Nếu chưa có kinh nghiệm phỏng vấn vậy thì đừng bỏ qua bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học dưới đây nhé!
1. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học thường gặp nhất
Rất nhiều ứng viên sở hữu tài năng và chuyên môn giỏi thế nhưng đều không qua được vòng phỏng vấn, họ chia sẻ rằng trong lúc phỏng vấn vì hồi hộp, lo lắng quá mà đã lúng túng khi trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Vậy bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học kèm gợi ý trả lời dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức cần thiết.
1.1. Vì sao bạn lại xác định với nghề giáo viên tiểu học?
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại khá phức tạp nếu bạn suy nghĩ sâu hơn về nó. Mục đích mà nhà tuyển dụng muốn biết thông qua câu hỏi này chính là xem bạn có xác định lâu dài với nghề hay không, động cơ mà bạn đến với nghề là gì.
Yếu tố này rất quan trọng bởi môi trường học đường luôn cần những giáo viên tâm huyết, muốn gắn bó lâu dài.
Đương nhiên, không còn cách nào khác là phải trả lời theo suy nghĩ của bạn, hãy nhớ rằng bạn phải đưa ra những thông tin thật thuyết phục thì bạn mới có khả năng được chú ý.
Vì sao bạn lại xác định với nghề giáo viên tiểu học?
Gợi ý trả lời:
Ở trường hợp này, bạn có thể tưởng tượng ra một bức tranh trong đó có nêu nguyên nhân và cơ duyên để bạn kết nối với nghề, từ đó bạn cảm thấy đam mê và muốn cháy hết mình với nó.
Ví dụ:
“Từ nhỏ, tôi đã mơ ước mình được đứng trên bục giảng, đem kiến thức của mình để truyền đạt lại cho người khác. Sau này càng lớn lên, tôi thấy đam mê của mình càng nhiều hơn, nhìn các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học thì sự mong muốn này lại trỗi dậy, tôi nghĩ mình nhất định phải trở thành một giáo viên tiểu học để được sống trong sự nhiệt huyết này”
Thực tế cho thấy, bức tranh của bạn miêu tả càng rõ nét, hình ảnh càng chân thực thì hiệu quả đem lại càng cao.
1.2. Nêu phương pháp quản lý lớp học khi được tuyển dụng?
Phương pháp quản lý lớp học sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng nắm bắt xem bạn là người có kinh nghiệm như thế nào. Với câu hỏi này bạn sẽ có 2 hướng trả lời khác nhau tùy thuộc vào bạn là ứng viên đã sở hữu kinh nghiệm giảng dạy hay chưa.
Gợi ý trả lời:
Trường hợp bạn là người đã từng giảng dạy ở trường tiểu học nào đó, hãy nêu lên những phương pháp quản lý lớp học mà mình đã thực hiện. Nhớ rằng phương pháp này phải đạt hiệu quả nếu không câu trả lời cũng thành vô nghĩa.
Nêu phương pháp quản lý lớp học khi được tuyển dụng?
Ví dụ:
“Được giao chủ nhiệm lớp 2A, tôi luôn đặt mục tiêu chất lượng của các em lên hàng đầu, do đó bất kể học sinh nào có kết quả học tập yếu kém đều phải chịu một hình phạt quy định từ trước. Nếu có phát hiện học sinh nào làm biếng lười học thì sẽ có phương pháp xử lý ngay”
Trường hợp ứng viên chưa có kinh nghiệm, nhất là vừa mới ra trường thì cần đưa ra được những kiến thức liên quan tới vấn đề được đưa ra, hãy vận dụng kiến thức lý thuyết được học trên lớp để trả lời một cách thuyết phục.
1.3. Bạn nghĩ sao về ý kiến học sinh tiểu học khó bảo?
Một câu hỏi đưa ra với mục đích muốn thăm dò suy nghĩ của bạn và nó không có đáp án chính xác hay duy nhất.
Việc bạn trả lời theo ý nào đều được chấp nhận tuy nhiên phải nêu ra lý luận chặt chẽ, thuyết phục, tốt nhất là dựa trên tiêu chí tích cực.
Gợi ý trả lời:
Đừng vội kết luận về một chiều hướng nào bởi rất có thể sẽ không đúng ý nhà tuyển dụng. Trong khái niệm nhà tuyển dụng, sẽ chẳng có cái gì là khó hay chẳng có cái gì là quá dễ. Nếu bạn trả lời là có thì có thể sẽ bị đánh giá là chuyên môn kém nhưng nếu trả lời là không thì lại bị cho rằng tự tin thái quá,…
Để an toàn, bạn hãy đưa ra câu trả lời ở giữa, nghĩa là vừa là khó cũng vừa là dễ.
Bạn nghĩ sao về ý kiến học sinh tiểu học khó bảo?
Ví dụ:
“Học sinh tiểu học – lứa tuổi chưa ý thức được tất cả những gì người lớn nói, tâm hồn của các con vẫn là tờ giấy trắng, người viết sạch thì nó sẽ trở nên đẹp mắt, ngược lại người viết cẩu thả, xấu xí thì cuối cùng cũng ra một tác phẩm kém chuyên nghiệp. Vậy nên, theo tôi thì ý kiến học sinh tiểu học khó bảo là hoàn toàn chưa chính xác, nhiều giáo viên giỏi họ vẫn luôn đạt thành tích mỗi năm, hãy nhìn vào điều đó để đánh giá theo hướng khách quan nhất”
1.4. Theo bạn đâu là lớp học khó khăn nhất trong cấp tiểu học?
Theo bạn, ở cấp bậc tiểu học thì đâu là lớp có kiến thức khó khăn nhất?
Đây cũng là thắc mắc mà nhà tuyển dụng muốn biết để đánh giá thực lực của bạn. Vậy nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi đưa ra câu hỏi này bởi cũng giống như câu hỏi vừa nãy, nó không có đáp án chuẩn xác.
Theo bạn đâu là lớp học khó khăn nhất trong cấp tiểu học?
Gợi ý trả lời:
Nếu buộc phải lựa chọn một lớp học vậy thì bạn hãy đưa ra câu trả lời là lớp 4 hoặc lớp 5 nhé. Đây là 2 lớp học có chứa kiến thức phức tạp, lý do chọn lớp 4 là bởi vì từ năm học lớp 3 trở xuống kiến thức còn rất đơn giản, học sinh có thể dễ dàng nắm bắt. Còn lớp 5 là vì đây là năm học cuối cấp, nhiều kiến thức trọng tâm cần ôn tập để phục vụ cho kỳ thi chuyển cấp, hơn nữa học sinh cũng phải học nhiều hơn về số lượng môn học để làm nền tảng cho các môn học mới khi bước vào lớp 6.
Tất cả lý do này đều dẫn đến việc bạn phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian hơn để các em hiểu bài hiệu quả hơn.
1.5. Nếu là giáo viên tiểu học, bạn sẽ đánh giá học sinh theo những tiêu chí nào?
Việc đánh giá hay đưa ra nhận xét về một học sinh nào đó không phải là chuyện đơn giản, nếu không có kỹ năng chắc chắn bạn sẽ không làm được. Và đó cũng chính là lý do mà nhà tuyển dụng muốn đưa ra để thử các giáo viên tiểu học tương lai.
Mỗi một cấp học, giáo viên sẽ có những tiêu chí đánh giá học sinh khác nhau, vậy ở cấp tiểu học, bạn sẽ đánh giá học sinh của mình theo những tiêu chí nào?
Nếu là giáo viên tiểu học, bạn sẽ đánh giá học sinh theo những tiêu chí nào?
Gợi ý trả lời:
Bạn cần thiết đưa ra một vài tiêu chí thật rõ ràng và cụ thể, liệt kê một cách ngắn gọn để làm nổi bật nên ý này.
Ví dụ: Giáo viên tiểu học cần đánh giá học sinh của mình qua tiêu chí điểm số, sự cần cù, khả năng tư duy nhanh trên lớp học,…
Việc đưa ra các yêu cầu hay tiêu chí để làm thang điểm đánh giá học sinh cần phải dựa trên thực tế, sự hiệu nghiệm, nếu không bạn sẽ thường xuyên phải đưa ra những lời giải thích của học sinh và phụ huynh đấy nhé.
2. Những lưu ý khi đi phỏng vấn giáo viên tiểu học bạn cần nhớ
Khi đi phỏng vấn giáo viên tiểu học, ngoài việc chuẩn bị kiến thức vững vàng thì ứng viên cũng cần chú ý một số điều như sau:
2.1. Chú trọng tác phong khi phỏng vấn giáo viên tiểu học
Tác phong khi phỏng vấn rất quan trọng, nó có thể là yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định nhận hay không nhận ứng viên, bởi vậy bạn cần hết sức thận trọng với từng thao tác và cử chỉ của mình.
Chú trọng tác phong khi phỏng vấn giáo viên tiểu học
Về tác phong, hãy đi bình tĩnh, không tạo ra tiếng động lớn, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng và nhìn vào nhà tuyển dụng với sự tự tin nhất.
Về phong thái nói, hãy chậm rãi, không nói nhanh tránh bị vấp, điều đó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp.
Ngoài ra, ứng viên còn chú ý tới cách dùng từ để bản thân trở nên chuyên nghiệp, phù hợp với vị trí giáo viên tiểu học mà mình đang ứng tuyển.
2.2. Học hiểu sẽ có tác dụng hơn học thuộc
Đừng cố gắng học thuộc như học sinh tiểu học bởi nếu không kiến thức sớm muộn gì cũng bị trôi ra khỏi đầu. Thay vào đó học hiểu sẽ giúp bạn ghi nhớ lâu hơn, có khi kết thúc phỏng vấn bạn vẫn còn ấn tượng với những kiến thức mình đã tìm hiểu.
Chú ý khi đi phỏng vấn giáo viên tiểu học
Vậy là job3s.com vừa đem đến cho bạn bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học chi tiết nhất. Chúc bạn sẽ vượt qua vòng phỏng vấn một cách hoàn hảo nhất.