Câu chuyện thương hiệu Chin-su không vì khó khăn mà từ bỏ

Câu chuyện thương hiệu Chin-su của tập đoàn Masan từ lúc khởi thành đến giờ phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm mới giữ vững vị như ngày hôm nay. Và không chỉ bó buộc trong khuôn khổ thị trường Việt Nam mà còn đang mở rộng thị phần bằng con đường xuất ngoại.

Tập đoàn Masan tự hào khi đã có thể biến nước mắm Chin-su sản phẩm đã từng được coi đơn thuần là hàng hóa nay đã trở thành những mặt hàng có thương hiệu riêng biệt có thể giữ vững được niềm tin và lòng trung thành của người tiêu dùng trong những phân khúc sản phẩm khác nhau và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam.

1. Tập đoàn Masan

Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, và ngũ cốc dinh dưỡng.

Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo với chiến lược đặt người tiêu dùng Việt Nam làm trọng tâm.

bộ sưu tập chinsu

bộ sưu tập chinsu

Các sản phẩm của CHIN-SU đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam

2. Người khai sinh ra thương hiệu Chinsu

Nhiều người vẫn lầm tưởng đây là một thương hiệu nước ngoài. Nhưng thực chất người khai sinh ra thương hiệu này là bà Nguyễn Hoàng Yến,  Phó Tổng giám đốc Cty CP Hàng tiêu dùng Masan, Chủ tịch HĐTV CTCP Masan PQ. Bà là vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập Đoàn Masan.

Những sản phẩm như nước mắm Chin-su, nước mắm Nam Ngư… đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Theo khảo sát, trong một năm, có đến 98% các gia đình Việt Nam từng dùng một sản phẩm của Masan. Đó là thành công của bà Yến cũng như các cộng sự của bà ở Masan.

3. Đi lên từ thất bại

câu chuyện chinsu

câu chuyện chinsu

Nước mắm CHIN-SU tại các siêu thị trên toàn quốc

Không có những thành công nào mà không đánh đổi, Chin-su cũng không phải ngoại lệ. Thương hiệu này đã trải qua biết bao khó khăn, thất bại để có vị thế như ngày hôm nay.

Sau quá trình tìm hiểu, đảo Phú Quốc ( Kiên Giang) là nơi lý tưởng nhất Việt Nam để sản xuất nước mắm. Trữ lượng cá cơm ở đây dồi dào, khoảng 120.000 tấn, phục vụ tốt cho nguyên liệu làm nước mắm. Thời tiết nơi đây quanh năm nóng ẩm, thích hợp cho việc ủ chượp muối cá. Ngoài ra nguồn nước ngầm Phú Quốc tươi mát cũng là một thuận lợi, vì nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mắm.

Ngày 14/7/2007, bà Yến khăn gói xuống đảo Phú Quốc, tổ chức lễ động thổ Nhà máy Sản xuất Nước mắm Masan Phú Quốc. Điều đặc biệt, những người gây dựng nên câu chuyện thương hiệu Chin-su chủ yếu là nữ giới. Ngoài bà Yến, còn có bà Lê Thị Nga, cũng là một người con gốc Hà Nội. Hiện bà Nga là Giám đốc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cấp cao của Masan.

4. Không ngừng cải tiến

Vào những giai đoạn đầu năm 2003-2004, Chin-su đã cho ra mắt sản phẩm với sự hòa quyện từ hai loại nước mắm Phú Quốc và nước mắm Nha Trang nhằm tạo ra một hương vị mới. Sản phẩm được bán ra thị trường nhưng không được ưa chuộng.

Không nản chí, những người làm nước mắm Masan tiếp tục tìm hiểu kỹ về khẩu vị người tiêu dùng và nhận ra các loại nước mắm trên thị trường đang có độ mặn rất cao. Đây có thể là một trong những lý do khiến người tiêu dùng chưa thật mặn mà với sản phẩm. Sau khi nghiên cứu, bà Nga quyết định cho giảm độ mặn nước mắm cho phù hợp. Tháng 7/2004, sản phẩm mới được ra đời, có độ mặn thấp hơn trước, được phân phối ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

nước mắm chinsu cá hồi đậm đặc

nước mắm chinsu cá hồi đậm đặc

Nước mắm CHIN-SU hương cá hồi đậm đặc trong mâm cơm Việt

Tuy nhiên lần này lại gặp vấn đề vì hàng loạt chai nước mắm trên thị trường bị chuyển đục.

Rút kinh nghiệm từ thất bại này, bà Nga nhận ra rằng phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới có thể giải quyết được vấn đề hiện hữu. Nước mắm muốn có độ mặn thích hợp cần được thanh trùng để diệt vi khuẩn gây hại và giữ ổn định chất lượng trên thị trường.

Vẫn không nản chí, trải qua nhiều lần học kinh nghiệm ở Thái Lan, rút ra bài học từ các lần thất bại trước, cùng cải tiến các thiết bị kĩ thuật đã giúp Masan làm ra được nước mắm Chin-su, Nam Ngư thơm ngon như hiện nay.

câu chuyện thương hiệu chinsu

câu chuyện thương hiệu chinsu

Sản phẩm nước mắm Masan được người tiêu dùng làm gia vị trong bữa cơm hàng ngày

5. MASAN đưa nước mắm Chin-su sang Thái Lan

Mở rộng thị phần bằng con đường xuất ngoại là bài toán chiến lược làm nên câu chuyện thương hiệu Chin-su trong năm nay. Thái Lan vốn được mệnh danh thủ phủ nước mắm thế giới là quốc gia đầu tiên mà Masan muốn chinh phục.

“Vượt qua rào cản về ngôn ngữ và ẩm thực, chỉ trong vòng 7 tháng bền bỉ, nhóm dự án đã làm ra nước mắm Chin-su Yod Thong, sản phẩm đúc kết từ tinh túy ẩm thực Việt-Thái, mở ra một cung bậc trải nghiệm mới cho các món ăn Thái vốn đã đậm đà, nay hương vị còn được thăng hoa. Những ánh mắt ngạc nhiên, cái gật đầu tán thưởng khi dùng thử sản phẩm chính là bằng chứng của việc đón nhận và ủng hộ của người tiêu dùng Thái với Chin-Su Yod Thong”. Bà Nguyễn Mai Phương, Phó Giám Đốc Marketing, phụ trách phát triển kinh doanh khu vực In-land ASEAN cho biết.

Đi lên từ thất bại luôn là bài học đáng noi theo từ các doanh nghiệp. Câu chuyện thương hiệu Chin-su đã chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đó là bằng chứng rõ rệt nhất cho nỗ lực cải tiến của mình.

 >>> Xem thêm: