Câu 9 quá trình dạy học – giáo dục học – 9. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC **(Khái niệm, cấu trúc, bản chất, động – StuDocu

9. QUÁ T

RÌNH DẠY

HỌC

(Khái niệm, cấu trúc, bản chất, động lực của quá trì

nh dạy học)

1. Khái niệm

Có nhiều cách tiếp cận quá trình dạy học. Cách tiếp cận khác nhau có

khái niệm về quá trình dạy học khác nhau. Lịch sử dạy học cho thấy có

nhiều cách hiểu về quá trình dạy học.

Từ những quan niệm truyền thống về dạy học và những quan niệm

hiện đại về dạy học, có thể hiểu hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp

tương tác và thống nhất giữa hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt

động tự giác, tích cực, chủ động của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu

dạy học.

Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, trong

đó hoạt động giảng dạy của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, hoạt động học

tập của học sinh đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích và

nhiệm vụ dạy học. Hai hoạt động này tương tác, ăn khớp với nhau, thiếu

một trong hai hoạt động, hoạt hay hoạt động thiếu ăn khớp, quá trình dạy

học không tồn tại.

2. Cấu trúc

Quá trình dạy học là một cấu trúc bao gồm một hệ thống các thành tố

vận động, phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong

đó mỗi thanh tốt có một vị trí, vai trò nhất định.

Các thành tố trong cấu

trúc của quá trình dạy học bao gồm: giáo viên, học sinh, mục tiêu, nội

dung, phương pháp, phương tiện dạy học và môi trường dạy học.

T

rong

hệ thống các thành tố đó giáo viên và học sinh là hai thành tố trung tâm

phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học (giáo viên dạy

, Học sinh

học. Mục tiêu là thành tố định hướng, Là những yêu cầu được đề ra đối

với học sinh trong quá trình dạy học. Căn cứ vào mục tiêu, quá trình dạy

học xác định những nhiệm vụ dạy học cụ thể. Nhiệm vụ được xây dựng

từ mục tiêu và thành quả của khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn hóa xã

hội có liên quan. Phương pháp phương tiện dạy học chịu sự quy định bởi

mục tiêu và nhiệm vụ. Sự vận hành của năm thành tố trên chịu sự chi

phối của môi trường dạy học với những điều kiện tương ứng, môi trường

dạy học được đề cập đầu phạm vi hẹp đến rộng.

Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học tùy thuộc vào kết quả

phát triển của toàn bộ hệ thống tức là tùy thuộc vào chất lượng của tất cả

các thành tố.

Các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học không tồn tại

biệt lập mà có mối quan hệ biện chứng, phản ánh các tính quy luật của

dạy học. Sự biến đổi của thành tố này đòi hỏi sự biến đổi tương ứng phù

hợp của các thành tố khác. Sự vận động và phát triển của hoạt động dạy

học là kết quả của quá trình tác động biện chứng giữa các thành tố.Kết

quả dạy học là kết quả phát triển tổng hợp của toàn bộ hệ thống hoạt động

dạy học.

Do đó, khi nghiên cứu và thực thi quá trình dạy học cần: