Câu 4: “Các khái niệm Lĩnh vực, ngành, nghề” nên được hiểu như thế nào cho đúng?

  

    Chúng ta cùng đọc bảng mô tả sau để biết thế nào là lĩnh vực, ngành, nghề…và mối quan hệ giữa chúng:

  

THỨ TỰ

THẾ GIỚI NGÀNH NGHỀ

1

Lĩnh vực

(Ký hiệu là L)

Lĩnh vực là một đơn vị phân loại nghề ở mức độ khái quát nhất. Nó là tập hợp những nhóm ngành có đối tượng nghề nghiệp và yêu cầu đối với người lao động khá giống nhau.

 Thế giới nghề nghiệp chia làm bốn lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội, văn hóa nghệ thuật và tổng hợp.

–      Lĩnh vực xã hội: Đối tượng của các ngành trong lĩnh vực xã hội là con người. Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất bình thường trở lên, phản ứng nhanh; Tính cách hòa đồng, giầu tình thương… Kỹ năng giao tiếp, tự chủ, biểu đạt tốt…

–       Lĩnh vực tự nhiên: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực tự nhiện là các dấu hiệu, là các kỹ thuật hoặc thiên nhiên. Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất tốt, tay & mắt tinh khéo, tập trung chú ý cao; Tính cách thận trọng, tỉ mỉ, nguyên tắc…; Kỹ năng tính toán, quan sát, tưởng tượng tốt …

–     Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là cái đẹp. Lĩnh vực này cần những người lao động giầu cảm xúc, có óc thẩm mỹ, sáng tạo cao…

–       Lĩnh vực tổng hợp: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực tổng hợp là đa dạng. Có thể là người kết hợp với người, với dấu hiệu hoặc với cả thiên nhiên… Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất tốt, tính cách tự tin, năng động, dũng cảm , đa tài…

2

Nhóm ngành

(Ký hiệu là N)

Nhóm ngành là tập hợp của các ngành có đối tượng nghề nghiệp, yêu cầu với người lao động khá giống nhau, nhưng có mục đích hoạt động khác nhau. Các ngành trong từng nhóm ngành thường hướng tới một trong ba loại mục đích sau:

–       Nhận thức đối tượng như các nghề thanh tra viên, điều tra viên, KCS(kiểm tra chất lượng sản phẩm), kiểm toán viên…;

–     Mục đích biến đổi đối tượng như các nghề sư phạm, bác sĩ, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp…;

–       Mục đích phát hiện, khám phá những cái mới như nhà khoa học, nhà sáng tác văn học nghệ thuật, nhà thiết kế thời trang…)

3

Ngành

(Ký hiệu là G)

Ngành là tập hợp của các nghề không chỉ có đối tượng nghề nghiệp, yêu cầu đối với người lao động khá giống nhau mà còn có chung mục đích hoạt động.

Ví dụ:

–  Trong ngành Y có nghề bác sĩ, nghề y tá, nghề hộ lý…Những nghề này có yêu cầu chung đối với người lao động là khỏe mạnh, giầu tình thương, giỏi quan sát, tư duy logic, phán đoán…và đều hướng tới mục đích là phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người dân.

–     Ngành công nghệ thông tin có các nghề lập trình viên, thiết kế WEB, kỹ thuật viên… Những nghề này đều yêu cầu người lao động khỏe mạnh, ưa hoạt động tĩnh, kiên trì, thích kỹ thuật, nhạy cảm với con số, giỏi tư duy trừu tượng…và đều hướng tới mục đích là chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

=> Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng chục ngành khác nhau: Ngành giáo dục đào tạo, ngành tài chính, ngành xây dựng, du lịch…

4

Nghề

(Ký hiệu là H)

Nghề là những tập hợp của các chuyên môn có đối tượng nghề nghiệp, có yêu cầu với người lao động,mục đích hoạt động giống nhau nhưng khác nhau các công việc cụ thể hàng ngày.Ví dụ:

–       Nghề Sư phạm sẽ có các chuyên môn Anh văn, toán, nhạc, họa…

–       Nghề y sẽ có các chuyên môn như nha khoa, ngoại khoa, thẩm mỹ…

=> Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng trăm nghề khác nhau.

5

Chuyên môn

(Ký hiệu là C)

–       Chuyên môn là một công việc cụ thể người lao động phải làm hàng ngày. Bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình tạo ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…).

=>Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng chục ngàn chuyên môn khác nhau. Mọi người đều thông qua hoạt động chuyên môn để hoàn thành sứ mệnh nghề nghiệp, kiếm sống và cống hiến hết mình cho xã hội.

  

     Mô tả hệ thống thang bậc ngành nghề theo sơ đồ tư duy chúng ta sẽ thấy thế giới ngành nghề

và các

mối

 

quan

hệ giữa chúng rõ ràng

hơn

.

Từ đó chúng ta mới hiểu nghề toàn diện để chọn đúng nghề.

 


Người ta có thể phân loại nghề theo nhiều góc độ khác nhau tùy theo nhu cầu. Mỗi cách phân loại đều chỉ mang tính tương đối và có những điểm mạnh và hạn chế riêng, tuy nhiên chúng có thể bổ sung cho nhau nhằm giúp nhận thức đầy đủ hơn về thế giới nghề nghiệp. Ví dụ: Để xây dựng tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp của công chức, viên chức, chúng ta theo tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề nghiệp ISCO năm 2008. Thế giới nghề nghiệp lúc này, bao gồm 10 nhóm lớn, 43 nhóm lớn phụ, 131 nhóm nhỏ và 425 nhóm đơn vị nghề nghiệp”…

    

Thế giới nghề nghiệp mênh mông. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các bạn học sinh khi tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp cho mình.