Câu 3 Khái niệm giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Câu 3 Khái niệm giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
3.1 Khái niệm:
– Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn
luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.
– Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
– Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là những người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa về vật chất lẫn tinh 10thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc và quy luật cung – cầu hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt.
– Dưới chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”.
– Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm những công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản để xác định, phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
+ Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.
+ Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:
• Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà những người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.
• Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hóa. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho sự giàu có và phát
triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.
→ Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.
– Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
3.2
3.2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung kinh tế
– Giai cấp công nhân trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đại diện cho lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao. Để
phù hợp với tính chất và trình độ này nó phải là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
– Giai cấp công nhân là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất, là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất vật chất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
→ Tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho sự ra đời xã hội mới.
– Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (giai cấp công nhân là giai cấp có động lục nhất để xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất). Vì vậy, giai cấp công nhân có lợi ích gắn với lợi ích chung của xã hội.
→ Nội dung về kinh tế thể hiện đc bản chất, gốc rễ của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi đến xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tạo điều kiện để giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động ra khỏi chế độ áp bức bóc lột.
3.2.2 Nội dung chính trị – xã hội
– Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ bóc lôt, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
→ Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.
– Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
3.2.3 Nội dung văn hóa, tư tưởng
– Giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do.
– Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng; xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân.
– Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức, lối sống mới xã hội chủ nghĩa
Kết luận: Thực chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là nhiệm vụ của giai cấp công nhân được thể hiện trên các lĩnh vực về đời sống vật chất và đời sống tinh thần.