Catalogue hay Catalog sản phẩm là gì?
Catalogue hay Catalog sản phẩm là gì?
Khi còn làm việc ở công ty cũ chuyên phân phối độc quyền các loại dụng cụ cầm tay, máy móc công nghiệp của các thương hiệu ở Đức. Mỗi thương hiệu đều sẽ gửi cho các đại lý của mình các mẫu catalogue, trong đó có liệt kê tất cả thông tin sản phẩm.
Khi bán hàng, nhân viên kinh doanh chỉ cần cầm quyển catalogue này để trao đổi với khách. Hầu hết các thông tin khách quan tâm đều có sẵn trong quyển sách này, nó được trình bày rất đẹp mắt, chi tiết và rõ ràng. Catalogue góp phần đáng kể giúp đại lý bán hàng và giảm thiểu lượng kiến thức mà nhà sản xuất cần đào tạo cho đại lý bán hàng của mình.
Catalogue đặc biệt quan trọng với các công ty sản xuất muốn liệt kê tất cả sản phẩm của mình. Từ đó có chiến lược phân loại, để sản xuất các dòng sản phẩm ngách còn thiếu cho bộ sưu tập của mình.
Ai cần catalogue?
Catalogue hữu ích cho một số người dùng như nhân viên kinh doanh, người mua, nhân viên cửa hàng, marketer, người quản lý. Mỗi nhóm có cách sử dụng nó khác nhau:
Người bán hàng trực tiếp: Saler sử dụng catalogue để lấy thông tin và truyền tải các thông tin quan trọng của sản phẩm cho khách hàng. Họ có thể tham khảo catalogue khi gặp một câu hỏi hóc búa từ khách khi hỏi về thành phần chi tiết hay tính năng nâng cao của sản phẩm.
Người mua: người ra quyết định cần nó như một tài liệu tham khảo trước khi quyết định mua hàng. Nó giúp người mua so sánh sản phẩm/dịch vụ khác nhau từ các nhà cung cấp khác nhau để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Người quản lý & kho: người quản lý kho dùng nó để biết về chi tiết tồn kho trong kho hàng của họ.
Marketer: người làm tiếp thị cần catalogue để lấy các thông tin và hình ảnh để đưa lên website. Nhằm quảng bá sản phẩm qua các kênh bán hàng khác như SEO hay quảng cáo.
Các bên thứ 3 như đại lý, đối tác, người bán lại và người sửa chữa sử dụng nó để lấy thông tin sản phẩm, dịch vụ và chia sẻ nó với người dùng cuối.
9 lý do cần có catalogue
Nếu bạn có một doanh nghiệp và bạn dự định in một catalogue liệt kê tất cả các sản phẩm hiện có. Thì tin tôi đi, đây quả là một bước đi đúng đắn, góp phần lớn cải thiện bộ mặt thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Nhưng trước khi đi xa hơn về cách tạo ra một catalogue, hãy cùng tìm hiểu các lý do bạn cần phải làm nó.
1.Để thu thập thông tin
Các thông tin như thông số kỹ thuật, tính năng sản phẩm là không thể ghi nhớ. Việc ghi lại ở dạng tài liệu ở định dạng dễ sử dụng giúp người dùng biết chi tiết về một sản phẩm. Việc xuất bản một catalogue trên trang web giúp khách hàng biết về sản phẩm mà không cần sự can thiệp của đại diện bán hàng.
2.Giảm chu kỳ kinh doanh
Hãy tưởng tượng bạn phải quay đi quay lại với khách hàng trên email để chia sẻ thông tin liên tục. Điều này thường không dẫn đến kết quả tích cực. Thay vào đó hãy chia sẻ catalogue nó sẽ giúp chuyển giao giai đoạn bán hàng nhanh hơn. Với thông tin có sẵn, rõ ràng nó làm giảm các tắc nghẽn trong chu kỳ kinh doanh.
3.Giúp nhân viên bán tốt hơn
Các Seller chỉ có một nhiệm vụ chính là bán hàng. Thu thập dữ liệu sản phẩm từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho khách không phải là việc họ được trả tiền để làm. Đó là lý do các catalogue giúp họ chia sẻ thông tin dễ dàng từ đó mang lại doanh số bán hàng. Nó giúp tiết kiệm thời gian quý báu vì catalogue chứa tất cả thông tin cần thiết.
4.Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Catalogue cung cấp tất cả những gì nhân viên bán hàng và khách hàng cần. Khi khách hàng có đủ dữ liệu họ có thể yêu cầu phê duyệt hoặc đưa ra quyết định mua sản phẩm hiệu quả hơn.
5.Nâng cao thương hiệu
Catalogue là hữu ích để quảng bá thương hiệu của một công ty. Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biếm họa, logo, phông chữ và lời kêu gọi hành động giúp nó nổi bật hơn phần còn lại. Một số catalogue còn ghi lại lịch sử và hành trình của họ để kết nối với khách hàng. Điều này cho phép người dùng dễ dàng nhớ lại thương hiệu sau khi xem catalogue.
6.Luồng thông tin suôn sẻ
Nó giúp tạo luồng thông tin ổn định giữa các bên từ điểm đầu đến điểm cuối cùng. Seller và người chịu trách nhiệm có thể cung cấp thông tin chính xác cho người dùng cuối mà không phải lưu trữ trong email, máy tính hay mạng xã hội.
7.Bán hàng ngoại tuyến
Ngày nay người mua nghiên cứu sản phẩm và mua hàng ngoại tuyến tại trung tâm thương mại, cửa hàng, sự kiện… Những trường hợp như vậy cần cung cấp các thông tin trên trang web cho phép khách hàng các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định của họ.
8.Nâng cao trải nghiệm
Khi khách có thông tin dạng PDF hoặc trang web nhúng ảnh, liên kết, đánh giá, giá cả sẽ nâng cao trải nghiệm của họ. Đặc biệt khi tất cả thông tin nhất quán giữa các nơi. Điều này sẽ giúp tiến gần hơn đến việc mua hàng. Các nhà tiếp thị cần dự đoán nhu cầu của người dùng và đưa ra thông tin phù hợp thay vì chung chung.
9.Đào tạo
Khi các thông tin trình bày trên catalogue, website sẽ giúp nhân viên bán hàng, đối tác, nhà bán lẻ, seller và người dùng nắm bắt thông tin dễ dàng. Từ đó giảm công sức và thời gian đào tạo đáng kể.
Thành phần cần có của catalogue
Các thứ cần có của catalogue sản phẩm là gì? Phải làm gì để các bên khác nhau đạt được mục tiêu của họ? Một doanh nghiệp không thể có nhiều catalogue cho các bên với mục đích sử dụng khác nhau.
Để giúp bạn đỡ rắc rối, chúng tôi đã phân tích và đưa ra các thông tin cần phải có. Những điều này không dành cho riêng công ty hay ngành nào. Hãy lựa chọn các thứ phù hợp và đưa vào catalogue của bạn.
Chi tiết sản phẩm:
1.Kêu gọi hành động: bạn muốn khách hàng làm gì sau khi xem catalogue? Chia sẻ / gọi / gửi mail / tải xuống… Hãy thêm các hành động khuyến khích khách hàng liên hệ.
2.Chứng nhận: IOS, DIN hay bất kỳ giải thưởng chất lượng nào.
3.Thành phần: ví dụ đồng, thép, hợp kim… thay đổi tùy theo ngành.
4.Mô tả: mô tả ngắn gọn để người dùng quét nhanh để tham khảo.
5.Kích thước: chiều dài, chiều cao, chiều rộng, trọng lượng hay thể tích
6.Giảm giá: nếu có
7.Tính năng: liệt kê các tính năng tốt nhất
8.Bảo hành: nêu ra bất kỳ đảm bảo hoặc bảo hành nào áp dụng cho sản phẩm
9.Điều kiện sử dụng lý tưởng: nhiệt độ, độ ẩm, môi trường xung quanh
10.Tên sản phẩm: đừng quên đặt một cái tên hấp dẫn cho nó.
11.Hình ảnh: hình ảnh thường truyền tải tốt hơn lời nói, nó là thành phần quan trọng nhất của catalogue
12.Giá: đề cập đến giá, đơn vị tiền tệ / khu vực.
13.Đổi trả: trong điều kiện nào công ty chấp nhận trả lại
14.Kích thước: của sản phẩm và kích thước sau đóng gói
15.Phiên bản: các sản phẩm thường có phiên bản khác nhau theo từng năm. Ví dụ Windows 2000.
16.Năm ra mắt: sản phẩm được ra đời vào năm nào?
Bài viết liên quan: