Cạnh tranh lành mạnh (workable competition) là gì ?

Canh tranh là hoạt động tất yếu để giúp cho nền kinh tế có thể phát triển. Khi các doanh nghiệp các chủ thể kinh doanh cạnh tranh để tạo nên một nền kinh tế sôi động và tiến bộ hơn nếu tiến hành cạnh tranh lành mạnh với nhau. Vậy thì thế nào là cạnh tranh lành mạnh?

Cạnh tranh lành mạnh, sự (workable competition) là khái niệm bao hàm những tiêu chuẩn về cơ cấu và hành vì thị trường cần tuân thủ để đảm bảo đạt được hiệu quả thị trường mong muốn.

Người ta đưa vào khái niệm này những tiêu chuẩn như sau:

Tiên chuẩn về kết cấu:

– Số lượng người bán lớn hoặc đủ lớn, không có ai chi phối thị trường, hoặc ít nhất cũng có nhiều người chi phối được thị trường khi kinh tế quy mô cho phép họ làm điều đó.

– Không có trở ngại nhân tạo nào đối với sự gia nhập.

– Sự phân biệt chất lượng vừa phải và nhạy cảm với giá cả.

Tiêu chuẩn về hành vi:

– Có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp, không có các thoả thuận cấu kết (các ten) để cố định giá cả, thị phần, …

– Không sử dụng chiến thuật cô lập hoặc lôi kéo (ví dụ chỉ mua bán với một số người, từ chối cung cấp, hợp đồng ràng buộc) với mục đích làm hại các nhà cung cấp cạnh tranh.

– Nhạy cảm với nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng khác nhau.

Tiêu chuẩn về hiệu quả:

– Tối thiểu hoá chi phí cung ứng.

– Giá phù hợp với chi phí cung ứng, trong đó có cả lợi nhuận hợp lý mà người cung ứng thu được từ hiệu quả, chấp nhận rủi ro, đầu tư và đổi mới.

– Tránh mức chỉ tiêu cho quảng cáo quá cao.

– Áp dụng công nghệ và sản phẩm mới.

Những định nghĩa về cạnh tranh lành mạnh biểu thị nỗ lực đưa ra các chỉ dẫn hữu ích cho chính sách chống độc quyền trong thực tiễn, chứ không phải trạng thái lý tưởng trong lý thuyết về cạnh tranh hoàn hảo. Song trên thực tế, người ta vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc khuyến khích mọi người chấp nhận các tiêu chuẩn này. Chẳng hạn số người bao nhiêu là đủ lớn? Làm thế nào để đạt được con số đó? Mức lợi nhuận nào là hợp lý?

Luật Minh Khuê phân tích chi tiết hơn về khái niệm này, như sau:

1. Cạnh tranh lành mạnh (workable competition) là gì? 

Trong hoạt động kinh doanh nhà nước khuyến khích mọi người tiến hành cạnh tranh lành mạnh với nhau. Cạnh tranh lành mạnh là một cách để các chủ thể kinh doanh tiến hành phát triển kinh doanh của bản thân mình một cách lành mạnh và tiến bộ hơn. Vậy thì cạnh tranh lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh trong tiếng anh là workable competition 

Cạnh tranh lành mạnh là sự canh tranh một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các chủ thể kinh doanh hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề nhằm chiếm lĩnh thị phần mà không sử dụng thủ đoạn, gian dối, mờ ám, bất chính nhằm loại bỏ đối thủ tranh giành thị trường. 

Đây là một trong những cách hiểu về cạnh tranh lành mạnh, hiện nay thì trong khoa học pháp lý người ta chưa đưa ra một khái niệm nào về cạnh tranh lành mạnh. Nên chúng ta có thể hiểu cạnh tranh lành mạnh theo nhiều cách khác nhau. 

Những định nghĩa về cạnh tranh lành mạnh biểu thị nỗ lực đưa ra các chỉ dẫn hữu ích cho chính sách chống độc quyền trong thực tiễn, chứ không phải trạng thái lý tưởng trong lý thuyết về cạnh tranh hoàn hảo. Song trên thực tế thì người ta vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc khuyến khích mọi người chấp nhận các tiêu chuẩn này. 

 

2. Đặc điểm của cạnh tranh lành mạnh. 

Sau khi tìm hiểu thì chúng tôi rút ra được một số đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh theo đó thì cạnh tranh lành mạng có một số đặc trưng như sau:

– Thực hiện hoạt động kinh doanh không trái với quy định pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh. Khi tiến hành kinh doanh thì các chủ thể luôn tuân thủ những quy định của pháp luật đưa ra, tuyệt đối không thực hiện các hành vi cạnh tranh bị cấm. Tuân thủ tập quán kinh doanh lành mạnh. 

– Có mục đích thu hút khách hàng: Một trong những đặc trưng của hoạt động kinh doanh lành mạnh đó là nhằm thu hút khách hàng. Thu hút được nhiều khách hàng thì hoạt động kinh doanh càng phát triển, các chủ thể kinh doanh sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút nguồn khách hàng cho mình mà không dùng những triêu trò bẩn. 

– Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn của doanh nghiệp: Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của hoạt động cạnh tranh lành manh, các doanh nghiệp hay chủ thẻ kinh doanh thì họ sẽ tiến hành cạnh tranh bằng tiềm năng vốn của doanh nghiệp mình. 

Một số biểu hiện của hành vi cạnh tranh lành mạnh được thể hiện thông qua ba biểu hiện chính như sau: 

Thứ nhất là những tiêu chuẩn về hành vi thì đối với những tiêu chuẩn hành vi được thể hiện qua 3 tiêu chuẩn như là:

– Có sự cạnh tranh lành mạnh một cách mạnh mẽ giữa những nhà cung cấp, không có các hành vi hối lộ hay mua chuộc, cấu kết với nhau nhằm thực hiện những mối quan hệ làm ăn bất chính

– Giữa các bên không sử dụng những chiến thuật để cô lập hoặc là lôi kéo đối tác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến các chủ thể đang cùng cạnh tranh

– Sự nhạy cảm đối với nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng khác nhau

Thứ hai là những tiêu chuẩn về hiệu quả:  giá cả phù hợp, lợi nhuận hợp lý,…áp dụng những công nghệ mới với những sản phẩm mới 

Thứ ba là tiêu chuẩn về kết cấu thị trường: thì những tiêu chuẩn về kết cấu thị trường được thể hiện qua 03 tiêu chuẩn như là

– Số lượng các sản phẩm mà người bán ra với số lượng lớn hoặc là đủ lớn không có ai chi phối đối với dạng thị trường này, hoặc là ít nhất có nhiều người chi phối thị trường đó, khi nền kinh tế có quy mô thì cho phép họ có thể làm điều đó

– Thị trường không có những trở ngại nào đối với sự gia nhập vào thị trường cạnh tranh

– Cần có sự phân biệt giữa chất lượng và giá cả của sản phẩm đó trên thị trường. 

 

3. Lợi ích của cạnh tranh lành mạnh. 

Khi các doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh lạnh mạnh thì các đối tượng liên quan sẽ có những lợi ích nhất định đối với họ. Như là người tiêu dùng, bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế trong nước. 

Khi các chủ thể tiến hành cạnh tranh lành mạnh thì có lẽ rằng người được lợi nhiều nhất chính là bản thân người tiêu dùng. Như chúng ta đã biết thì để cạnh tranh được trên thị trường thì bắt buộc các chủ thể tiến hành kinh doanh họ phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm lôi khéo người tiêu dùng về với mình như là nâng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thực hiện các chương trình khuyến mãi, và các chương trình tri ân khách hàng… như vậy thì người tiêu dùng vừa được mua với giá thành hợp lý và chất lượng sản phẩm lại ngày một hoàn thiện hơn so với trước đây. 

Đồng thời thì thị trường cạnh tranh lạnh mạnh cũng đã đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn với những mẫu mã hàng hóa đặc sắc và đa dạng hơn. Mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn và những lựa chọn tốt nhất phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. 

Khi đó thì mức sống của người dân cũng theo đó mà nâng cao, họ sẽ được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất với giá thành rẻ nhất. Có lẽ khi tiến hành hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì bản thân người tiêu dùng là người được lợi nhiều nhất. 

Các doanh nghiệp được gì khi tiến hành cạnh tranh lạnh mạnh. Khi mà tất cả coi cạnh tranh lành mạnh là một cái để định hướng chung thì các doanh nghiệp mới sẽ có tiềm năng và khả năng cạnh tranh hơn so với thị trường cạnh tranh không lành mạnh. Hoạt động kinh doanh lành mạnh thúc đẩy các chủ thể tích cực tham gia hoạt động kinh doanh. Tích cực thay đổi mình để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. 

Giúp cho bản thân doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng phát triển một cách dài hạn. Khi muốn tồn tại cạnh tranh lành mạnh thì bản thân doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi, học hỏi và theo kịp xu thế mà hiện nay giới trẻ hay gọi là ” bắt trend” nếu doanh nghiệp không thay đổi thì không thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. 

Tạo được miền tin đối với người tiêu dùng, khi doanh nghiệp tiến hành cạnh tranh lành mạnh thì bắt buộc họ phải đưa ra sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất và giá cả hợp lý nhất, khi duy trì được những điều này thì bản thân họ sẽ tạo được niềm tin đối với một số lượng khách hàng thân thiết nhất định. Còn ngược lại nếu mà tiến hành cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra những sản phẩm kém để bán giá thành thấp thì sẽ không đem lại sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng về sau về dài.

Cạnh tranh lành mạnh còn có những tác động đến nền kinh tế: Có cạnh tranh thì nền kinh tế mới có thể có sự thúc đẩy phát triển được, nếu không có cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh thì không thể tạo nên một nền kinh tế sôi động được. Cạnh tranh lành mạnh giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, có nền tảng vững. Và tạo nên môi trường kinh doanh mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. 

Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho chúng ta một môi trường kinh doanh trong sạch, không có những chiêu trò bẩn, không có những sản phẩm kém chất lượng bởi một sản phẩm kém chất lượng không có nhiều công dụng thì không thể nào tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh là một cơ chế giúp cho nền kinh tế phát triển hơn. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến hoạt động cạnh tranh lành mạnh, hi vọng rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn trong việc định hướng cạnh tranh phát triển hơn cho mình. Và hiểu hơn thế về hoạt động cạnh tranh lành mạnh. 

Ngoài ra nếu các bạn có những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến hoạt động cạnh tranh lành mạnh thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng thôi qua số điện thoại của tổng đài tư vấn trực tiếp 19006162 để có thể được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng. Minh Khuê xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý khách hàng trong thời gian qua.