Cạnh tranh là gì? Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh thị trường
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, cạnh tranh trong kinh doanh trở thành hoạt động tất yếu mà mọi doanh nghiệp đểu không tránh khỏi. Ngay cả khi bạn theo đuổi chiến lược đại dương xanh, xóa bỏ đi sự cạnh tranh. Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường cùng với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, khoa học hiện đại, nền kinh tế toàn cầu luôn là một cuộc chiến khốc liệt mà ở đó, để có thể tồn tại và phát triển thì bản thân những người chủ doanh nghiệp, công ty cần phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh tốt nhất, hiệu quả nhất cho mình.
Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh trong kinh doanh là gì?
Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng cách hiểu và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi nhưng về bản chất nó không hề thay đổi : Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó.
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường. Là một điều kiện và yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó. Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi nhuận của nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi, làm cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển.
Dù bạn muốn hay không muốn, nhưng đã tham gia vào nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên để triển khai chiến lược cạnh tranh hiệu quả bạn phải có mục đích nhất định. Dựa vào lĩnh vực các lĩnh vực kinh tế khác nhau mà mục đích cạnh tranh trong kinh doanh được biểu thị khác nhau. Nhưng về cơ bản, các doanh nghiệp triển khai cạnh tranh với các đối thủ của mình đều hướng đến các mục đích sau:
- Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.
- Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng….sẽ có nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.
- Cạnh tranh để giành được nhiều lợi thế hơn, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh.
- Cạnh tranh để tăng doanh thu, mở rộng thị phần khẳng định giá trị thương hiệu.
- Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt, nỗ lực trở thành đơn vị dẫn đầu ngành.
- Tấn công vào thị trường mới, sự hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.
|Xem thêm: Các mô hình kinh doanh FNB phổ biến 2022
| Xem thêm: Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh ăn uống ai cũng phải biết
Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trường được thể hiện qua những mặt sau:
- Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
- Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
- Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
- Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.
Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân. Cạnh tranh phải là cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định.
Các loại cạnh tranh trong kinh doanh
Sự tồn tại khách quan của quy luật cạnh tranh trong kinh doanh đã hình thành nên những cơ chế riêng buộc các doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh đều phải tuân thủ. Cạnh tranh vô hình chung trở thành một nguồn động lực, khích lệ mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp không ngừng phát triển, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình hơn để không bị tụt lại phía sau. Tùy theo hình thức tiến hành cạnh tranh trong kinh doanh cũng được phân chia thành 3 loại khác nhau.
Cạnh tranh trực tiếp: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có chung dòng sản phẩm, dịch vụ, hướng đến cùng đối tượng khách hàng cùng phân khúc. Đây là loại cạnh tranh dễ dàng nhận ra và có các yếu tố xuất hiện như giá cả, dịch vụ, kênh bán hàng, điểm bán hàng, tính năng.
Cạnh tranh gián tiếp: Ngược lại với cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp sẽ là các đơn vị không có cùng sản phẩm, dịch vụ cung ứng như lại có chung mục tiêu marketing, kinh doanh hướng tới cùng một phân khúc khách hàng. Hơn thế, loại hình sản phẩm cung cấp có thể khác nhau nhưng đều cùng đáp ứng cho nhu cầu, giải quyết vấn đề nào đó của khách hàng. Ví dụ: Sản phẩm cà phê đóng gói cạnh tranh gián tiếp với dịch vụ của quán cà phê cung cấp.
Cạnh tranh tiềm năng hoặc cạnh tranh thay thế: Đây là sự cạnh tranh mà sản phẩm, dịch vụ của họ có thể tiềm năng cạnh tranh hoặc thay thế sản phẩm, dịch vụ của bạn như một giải pháp tối ưu hơn được đưa đến cho khách hàng. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các công ty hiện chưa có có mặt trong ngành hoặc mới có mặt trong ngành nhưng chưa cung cấp dịch vụ, sản phẩm và nó có thể ảnh hưởng tới ngành, tới thị trường trong tương lai.
Lợi ích và hạn chế của cạnh tranh trong kinh doanh
Lợi ích và hạn chế luôn tồn tại song hành với nhau trong cạnh tranh kinh doanh. Bởi cạnh tranh dù mang đến nhiều lợi ích, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực, thử thách. Nhất là các doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm hoặc đang tham gia vào một thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa.
Lợi ích của cạnh tranh trong kinh doanh: Thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp, nền kinh tế thị trường. Làm tăng nhu cầu, nâng cao năng lực sản xuất. Giúp doanh nghiệp tìm thấy ưu thế cạnh tranh của mình. Thúc đẩy sự phát triển kinh doanh liên tục. Tạo động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn…
Hạn chế của cạnh tranh trong kinh doanh: Tạo nên áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Khiến doanh nghiệp phải chi tiếu, đầu tư nhiều hơn. Làm giảm thị phần của doanh nghiệp. Tạo áp lực lớn trong quá trình làm việc của nhân viên. Khiến khách hàng bị nhầm lẫn về sản phẩm, thương hiệu…
| Xem thêm: Kế hoach marketing cho quán trà sữa mới mở thu hút khách hàng
4 loại chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến
Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa
USP là một khái niệm không mấy xa lạ, chỉ điểm độc đáo về một đặc tính, tính năng nào đó của sản phẩm, dịch vụ mà duy nhất bạn sở hữu giúp bạn dẫn đầu trong ngành với ưu thế cạnh tranh rất tốt. Khi sản phẩm của bạn chạm được đến nhu cầu của khách hàng mà không đối thủ nào có thể làm được, thì sản phẩm của bạn luôn được nhận diện nhanh chóng và dễ dàng bán hàng thậm chí là bán với giá cao.
Theo chiến lược này, các hãng duy trì tính năng độc đáo của sản phẩm trên thị trường để tạo ra sự khác biệt. Các công ty áp dụng thành công chiến lược khác biệt hóa này đều trở thành người dẫn đầu thị trường.
Ví dụ rõ ràng và thành công nhất về chiến lược khác biệt hóa có thể kể đến thương hiệu Apple. Kể từ khi Apple Inc. giới thiệu thế hệ iPhone đầu tiên vào tháng 1 năm 2007, chiến lược sản phẩm của công ty đã rất rõ ràng: Thiết kế một chiếc điện thoại thông minh cao cấp, trong đó trải nghiệm người dùng quan trọng hơn việc tạo ra một loạt các tính năng. IPhone không phải là điện thoại thông minh đầu tiên có khả năng Web di động, email và giao diện người dùng màn hình cảm ứng, nhưng nó được thiết kế để mang lại trải nghiệm cải tiến so với các điện thoại thông minh khác. Đây là lý do tại sao khách hàng phải xếp hàng chờ hàng giờ đồng hồ để mua mỗi phiên bản iPhone mới.
Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí
Đối với chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí mục tiêu của các công ty là trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong ngành. Hiệu quả của chiến lược phù thuộc lớn vào quy mô nên sẽ rất khó để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ triển khai, nhất là đối với những đơn vị có nguồn lực về tài chính không đủ mạnh. Rất nhiều thứ liên quan như việc cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ lâu dài với mức giá thấp, chính sách hậu đãi,… mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không đủ sức gồng gánh. Tuy nhiên, nếu chiến lược cạnh tranh này được triển khai thành công thì đương nhiên sản phẩm, dịch vụ của bao giờ cũng giành được ưu thế lớn.
Chiến lược cạnh tranh tập trung vào sự khác biệt về hoá
Chiến lược này có sự tương đồng với chiến lược cạnh tranh kinh doanh khác biệt hóa. Tuy nhiên, chiến lược tập trung vào sự khác biệt hóa sẽ đẩy mạnh theo các nhóm tính năng, công dụng độc đáo để thu hút khách hàng. Hơn thế, đôi khi nó không phải là chỉ có duy nhất bạn sở hữu điều đó mà đơn giản là bạn khiến nó trở nên nổi bật như thế nào mà thôi.
Chiến lược cạnh tranh tập trung về chi phí
Tương tự với chiến lược dẫn đầu về chi phí, doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh kinh doanh tập trung về chi phí cũng với mục tiêu trở thành nhà sản xuất với chi phí thấp và dành ưu thế cạnh tranh về giá. Tuy nhiên chiến lược cạnh tranh tập trung về chi phí sẽ nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể, chứ không phải phủ rộng và đại trà như chiến lược dẫn đầu về chi phí. Nhờ vậy, mà ngay cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng có thể tiến hành chiến lược này.
Gần như, cạnh tranh trong kinh doanh đã trở thành quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình chính là cách giúp các doanh nghiệp tìm con đường sống cho mình.
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee