Cận thị có triệu chứng gì? Top 5 Cách chữa cận thị nhanh nhất

Cận thị là một trong số các tật khúc xạ về mắt thường gặp nhất hiện nay. Có nhiều phương pháp chữa mắt cận nhằm giúp mọi người phục hồi thị lực và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt. Vậy những biện pháp đó là gì? Hãy cùng Mắt kính Tâm Đức tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Contents

Khảo sát tình hình cận thị ở Việt Nam và trên thế giới

Mắt cận là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở người lớn và trẻ em và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới. Hiện nay giới trẻ mắt bị cận ngày càng tăng. Mắt cận nặng dẫn đến thoái hóa hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao gây bong võng mạc, lác mắt, glôcôm …

Trên thế giới

Theo nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Ophthalmology đến năm 2050, số người mắt cận có thể là 50% dân số thế giới. Đồng thời, người bị mù do mắt cận nặng có thể tăng gấp 7 lần từ năm 2000 đến năm 2050. 

Sự gia tăng mắt cận trên toàn thế giới là hệ quả của việc mọi người ngày càng ít tham gia hoạt động ngoài trời và thường xuyên làm việc ở cự ly gần, tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ kỹ thuật số.

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các tật khúc xạ về mắt như bị cận, viễn thị, loạn thị… đang ngày một tăng nhanh ở thanh thiếu niên, ở các vùng nông thôn tỉ lệ học sinh bị cận là 10-15% và ở thành thị là khoảng 35-40%.

Hiện nay khoảng 1.5 triệu học sinh ở Việt Nam mắc tật mắt cận và đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, trong đó có nguyên nhân không được mang kính. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mắt cận mà không được điều chỉnh là một trong năm nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa. Và tại Việt Nam trong 20 triệu Học Sinh  – Sinh Viên sẽ có 3 triệu em bị cận và cần đeo kính cận đúng số, nhưng chỉ có khoảng 50% được chăm sóc đôi mắt đúng cách.Khảo sát tình hình cận thị ở Việt Nam và trên thế giới

Cận thị là gì?

Cận thị là tình trạng bạn không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các đối tượng gần có thể thấy rõ. Khi mắc chứng mắt cận, bạn sẽ thấy khó khăn khi nhìn vật ở xa. 

Ví dụ như bạn không thể nhận ra biển hiệu đường cao tốc cho đến khi chỉ còn cách một vài mét. Tình trạng này có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng, thường trở nên nặng hơn ở thời thơ ấu và niên thiếu.

Loạn thị và cận thị – Những hậu quả nghiêm trọng nếu bạn không phân biệt được 2 loại bệnh mắt này

Cận thị ở mắt có mấy dạng?

Mắt cận đơn thuần

Simple Myopia – Bị cận ở mắt đơn thuần là loại mắt cận thông thường, độ cận <6 Điốp và đôi khi có đi kèm với loạn thị. Đây được đánh giá là loại mắt cận phổ biến nhất. Cận thị đơn thuần có thể bắt đầu ở độ tuổi từ 6 – 18 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho mắt dễ bị mắt cận ở giai đoạn này là mọi người thường phải nhìn gần khiến thủy tinh tế bị phồng lên, dẫn đến độ khúc xạ tăng gây nên tật cận. 

Các chuyên gia nghiên cứu bệnh về mắt đã chỉ ra rằng: phần lớn nguyên nhân dẫn đến tật cận ở mắt là do thói quen sinh hoạt và có một phần nhỏ là do di truyền. Qua từng năm, độ cận có thể tăng cao và dừng ở một mức nhất định.

Bị cận ở mắt thứ phát

Mắt cận thứ phát là loại mắt cận được phát triển bởi một nguyên nhân cụ thể. Những nguyên nhân này không phải là nguyên nhân được công nhận cho sự phát triển mắt cận của số đông dân số. Đó có thể là một trong những nguyên nhân sau:

  • Do ảnh hưởng của tác dụng phụ đến từ một số loại thuốc kê đơn;

  • Do xơ hóa thủy tinh thể;

  • Do đường huyết tăng cao;

  • Một số nguyên nhân khác.

Cận thị giả

So với bị cận ở mắt thông thường thì cận thị giả không phải là một bệnh lý mang tính cố hữu. Nó chỉ có một số biểu hiện giống như mắt cận trong khoảng thời gian chốc lát. Nguyên nhân của biểu hiện này đã được giải thích là do sự co thắt thoáng qua của cơ thể mi, hoạt động này làm cho công suất khúc xạ của mắt tăng lên, dẫn đến khả năng nhìn vật trong chốc lát không rõ.

Cận thị giả cũng được chia làm 2 dạng như sau:

  • Cận thị giả thực thể: nguyên nhân xuất phát từ sự kích động quá mức từ giao cảm tới hệ thần kinh giao phó;

  • Cận thị giả cơ năng: nguyên nhân xuất phát từ những khó chịu mang tính nhất thời hoặc mệt mỏi thị giác ở mắt.

Những người bị cận thị giả nếu không đi khám mà tự ý đeo kính sẽ là nguyên nhân chính khiến cho bệnh phát triển hơn. Nguyên nhân do sau 1 – 2 tuần đeo kính, mắt sẽ bị nhức, mỏi và đau đầu, tầm nhìn mờ dần. Việc tiếp tục đeo kính sẽ ép mắt bạn phải điều tiết với số độ không phù hợp và dẫn đến tình trạng mắt cận thật.

Mắt cận thoái hóa

Mắt cận thoái hóa là một loại mắt cận khó phát hiện và không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Thay vào đó, người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua một số triệu chứng sau:

  • Không thể nhìn thấy các vật ở khoảng cách xa;

  • Không nhìn rõ được sự tương phản trong điều kiện thiếu ánh sáng và cần có nhiều ánh sáng hơn cho một số hoạt động như: lên xuống cầu thang, đọc chữ trên những trang giấy màu;

  • Tầm nhìn khó tập trung, thường bị mờ hoặc nhòe đi khi nhìn vào một vật hoặc mặt một người nào đó;

  • Không thể đọc được chữ sau thời gian đọc dài;

  • Sự phân biệt màu sắc rõ ràng trở nên khó khăn hơn;

  • Đặc biệt, khi nhìn những họa tiết có đường thẳng hoặc ca rô thì mắt sẽ nhìn thành những đường cong, bị uốn lượn và dần dần mờ đi.

Chính vì bệnh không gây cảm giác đau đớn nên nhiều người bệnh thường chủ quan và không quá chú ý đến những biểu hiện này. Dẫn đến tình trạng thoái hóa võng mạc trở nên nghiêm trọng hơn. Đến khi phát hiện và sử dụng phương pháp hỗ trợ cải thiện thì rất tốn kém chi phí mà tình trạng bệnh lại khó hồi phục. Thoái hóa võng mạc tiềm ẩn rất nhiều biến chứng, thậm chí không thể cải thiện và bệnh nhân phải chấp nhận sống trong mù lòa.

Mắt cận ban đêm

Mắt cận ban đêm là loại mắt cận chỉ diễn ra vào ban đêm. Tức là vào ban ngày, mắt vẫn nhìn bình thường nhưng khi về đêm, ánh lượng kém thì mắt sẽ mờ và không nhìn rõ vật.

Nguyên nhân gây nên mắt cận ban đêm có rất nhiều như:

  • Do đục thủy tinh thể: Con người càng già đi đồng nghĩa với việc các tế bào chết đi càng nhiều. Điều này dẫn đến việc tích tụ các mảnh vỡ ngay sau con ngươi và dẫn đến đục thủy tinh thể. Tuy các tế bào chết không tạo nên tổn thương cho mắt nhưng về lâu dài, chúng sẽ làm mờ thấu kính từ từ.

  • Bệnh tiểu đường: Việc lượng đường trong máu cao trong nhiều năm có thể khiến các dây thần kinh và mạch máu trong mắt bị hỏng, dẫn đến bệnh võng mạc khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn các vật vào ban đêm.

  • Thiếu vitamin A: Vitamin A là chất giữ cho võng mạc phía sau mắt của con người, nơi hình ảnh tập trung luôn được khỏe mạnh. Vì vậy, thiếu vitamin A cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị cận vào ban đêm. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ và  cà rốt. Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng này trong mỗi bữa ăn để tránh tình trạng mắt cận vào ban đêm.

  • Thiếu kẽm: Vitamin A chỉ có thể hoạt động tốt khi có đủ kém. Do đó, bạn cần đảm bảo các bữa ăn giúp bổ sung kẽm để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, tốt cho mắt. Thiếu kém có thể khiến cho mắt bị quáng gà.

  • Viêm võng mạc sắc tố: đây là bệnh rối loạn di truyền khá hiếm gặp và thường ảnh hưởng tới những người trẻ tuổi (dưới 30).

Nguyên nhân cận thị là gì?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị cận, chẳng hạn như:

  • Tiền sử gia đình. Tình trạng này có xu hướng di truyền trong gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ cao nếu bố hoặc mẹ của mình bị cận hoặc cả hai đều cận.

  • Đọc sách, học tập, làm việc ở nơi cường độ ánh sáng ít.

  • Điều kiện môi trường, chẳng hạn như không dành thời gian vui chơi bên ngoài.

Những người nào dễ mắc bệnh cận thị?

Mặc dù cận thị thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 8 và 12, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Những người nào dễ mắc bệnh cận thị?

Triệu chứng cho thấy bạn đã bị mắc tật cận thị là gì?

Mắt cận có khuynh hướng ảnh hưởng đến những người làm nhiều công việc gần mắt như may vá hay đọc sách; tiền sử gia đình bị cận; được sinh thiếu tháng hoặc tình trạng sức khỏe liên quan đến mắt sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Khi bị cận, bạn có thể thường bị đau đầu và hoa mắt khi nhìn ánh đèn. 

  • Hình ảnh sẽ xuất hiện mờ hoặc bị kéo giãn. Các triệu chứng gồm có tầm nhìn xa bị mờ, mỏi mắt, nhức đầu và nheo mắt.

  • Nếu bạn đang bị cận, bạn sẽ gặp khó khăn khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm

  • Nheo mắt thường xuyên;

  • Ngồi gần tivi, màn ảnh phim hoặc ngồi bàn đầu của lớp học;

  • Không nhìn thấy các đối tượng ở xa;

  • Chớp mắt quá mức;

  • Dụi mắt thường xuyên.

Những người không thể tập trung chính xác vào các đối tượng ở xa thường bị cận hoặc loạn thị. Trong cả hai trường hợp, đôi mắt sẽ gặp phải những vấn đề gọi là ‘tật khúc xạ‘. Thay vì uốn cong trực tiếp vào võng mạc, các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc, làm các hình ảnh ở xa bị mờ.

Trong khi cả hai tình trạng đều là tật khúc xạ và có các vấn đề tương tự nhau, trong đó có một số khác biệt rõ rệt. Nếu nghi ngờ mắt bạn có thể gặp vấn đề, khi đó, bạn hãy đặt lịch hẹn cho việc kiểm tra mắt.

Kiểm tra độ cận của mắt bằng cách nào?

Bác sĩ chẩn đoán mắt cận thông qua khám mắt bằng cách tiến hành một loạt các bài kiểm tra. 

Bác sĩ  có thể sử dụng các công cụ khác nhau để chiếu tia sáng trực tiếp vào mắt và yêu cầu bạn nhìn qua một vài ống kính. Mục đích của các xét nghiệm này là để phát hiện các khía cạnh khác nhau của mắt và thị lực và để xác định những loại thuốc bạn cần phải có để nhìn rõ hơn cùng với sự hỗ trợ từ kính đeo hay kính áp tròng.

Cách chữa cận thị hiệu quả như thế nào?

Dùng các phương pháp vật lý

Cách khắc phục tật cận thị vật lý bao gồm: Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, chườm ấm, tập nhìn xa hay nhắm mắt nghỉ ngơi sau mỗi khoảng thời gian làm việc sẽ giúp mắt được thư giãn.

Sử dụng thuốc chữa

Hiện nay, có nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị mắt cận hoặc hạn chế mắt cận tăng số độ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị để giảm độ cận.

  • Bổ sung vitamin A và tiền vitamin A:

    Vitamin A và tiền chất Beta Carotene tham gia vào quá trình chuyển hóa của tế bào cảm thụ quang học. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A sẽ gây giảm thích ứng ánh sáng. Vì vậy, việc tăng cường bổ sung vitamin A sẽ giúp hỗ trợ tăng thích ứng ánh sáng, có lợi cho mắt.

  • Bổ sung vitamin nhóm B:

    Liên quan đến quá trình dẫn truyền thần kinh, vitamin B giúp mắt giảm tình trạng mỏi mắt, đau đầu và tức hốc mắt, hỗ trợ rất nhiều cho những người thường xuyên phải làm việc quá gần với máy tính, sổ sách,…

  • Các loại thuốc bảo vệ đáy mắt:

    Vitamin E, Zeaxanthin, Luxanthin, Coenzym Q10 và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, có chứa các chất giúp bảo vệ đáy mắt và hỗ trợ giảm sự tiến triển của các bệnh về đáy mắt.

  • Thuốc giảm điều tiết – Atropin và Cyclogyl:

    Astropin 0.05% được xem như một loại thuốc hỗ trợ chữa mắt cận tiến triển chỉ định dùng cho bệnh nhân cận thị giả dùng thuốc và các phương pháp vật lý không hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn gần của trẻ nên chưa được áp dụng rộng rãi. Cyclogyl là thuốc gây liệt điều tiết nhưng nhẹ hơn Atropin nên được đánh giá là an toàn hơn.                                                          

Phẫu thuật mắt cận

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ

Nguyên tắc của phương pháp chữa mắt cận này là giác mạc trung tâm sẽ được làm mỏng giúp giảm độ cong và độ khúc xạ sẽ được điều chỉnh về chính xác. Điều kiện để được phẫu thuật đầu tiên là bệnh nhân hết tuổi phát triển chiều cao (trên 18 với nữ và trên 20 với nam). Ngoài ra, bệnh nhân phải có độ cận ổn định, tăng độ không quá 0.5 đi-ốp trong 1 năm.

Phương pháp phẫu thuật Lasik cơ bản

Phương pháp chữa mắt cận này sử dụng dao vi phẫu cắt lớp nhu mô giác mạc để tạo thành vạt. Sau đó, tiến hành lật vạt giác mạc lên rồi tiến hành chiếu laser làm mỏng giác mạc trung tâm, điều chỉnh độ khúc xạ của bệnh nhân.

Phẫu thuật Lasik là phương pháp chữa cận thị cơ bản giúp thị lực phục hồi nhanh, có thể laser bổ sung nếu bị tái cận. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể có cảm giác cộm mắt, khô mắt kéo dài và có thể có biến chứng trong quá trình cắt vạt. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn được đánh giá là an toàn cao nhất được chứng nhận bởi FDA Hoa Kỳ và được hơn 90% bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật.

Phương pháp Femtosecond Lasik

Tạo vạt giác mạc cho bệnh nhân bằng máy bắn tia laser, các xung Laser tác động lên mô giác mạc bằng cách tạo các Plasma. Khi những plasma này giãn nở sẽ tạo ra các bóng khí làm tách lớp mô giác mạc, tạo một mặt cắt bên trong chiều dày giác mạc. Sau đó, một dụng cụ sẽ được dùng để tách và lật vạt giác mạc rồi chiếu tia Laser Excimer để chỉnh tật khúc xạ.

Phương pháp Relex Smile

Bác sĩ sẽ dùng laser tạo vạt giác mạc trong chiều dày giác mạc tương ứng với độ cận cần loại bỏ và tạo ra một đường rạch nhỏ khoảng 2mm để rút giác mạc đã được tách trước đó.

Đây là phương pháp an toàn có thể hạn chế biến chứng cộm và khô mắt và không có biến chứng trong quá trình tạo vạt. Tuy nhiên, phương pháp này khiến thị lực phục hồi chậm, thường mất khoảng 1 tháng và chỉ áp dụng cho bệnh nhân cận loạn thấp và trung bình.

Phẫu thuật thủy tinh thể

  • Phương pháp phẫu thuật PHAKIK:

    Phẫu thuật viên sẽ tiến hành đặt thêm kính nội nhãn để điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi số kính. Việc đặt kính nội nhãn có thể gây tăng nhãn áp hoặc làm tổn thương nội mô giác mạc.

  • Phẫu thuật cận thị PHACO:

    Đây là phương pháp thay thủy tinh thể để chữa mắt cận và được áp dụng cho cả những bệnh nhân có độ mắt cận cao, thường được chỉ định ở những bệnh nhân mắt cận tuổi cao. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải đeo kính nhìn gần. Nếu bệnh nhân có tình trạng đáy mắt tốt có thể sử dụng nhân thủy tinh đa tiêu để loại bỏ tình trạng lão thị về sau và không cần phải đeo kính nhìn gần.

Đeo kính gọng

Cách khắc phục cận thị nhờ đeo kính chữa cận thị. Kính gọng rất phổ biến hiện nay nhờ giá thành hợp lý và tiện lợi khi sử dụng. Trường hợp mắt cận nhẹ (dưới 3 đi-ốp) chỉ nên đeo kính khi nhìn xa, còn khi chơi và khi không cần quá tập trung thì có thể không cần đeo kính. Hạn chế vừa nằm vừa đọc sách, không đọc sách khi ngồi trên xe vì sẽ khiến cho khoảng cách từ sách tới mắt không ổn định khiến mắt thường xuyên phải điều tiết.

Nếu chọn đeo kính để điều trị mắt cận sẽ giúp bạn chống lại độ cong của giác mạc hoặc tăng chiều dài của mắt. Bạn có lựa chọn nhiều loại tròng kính chính hãng như kính hai tròng, kính đa tròng và kính đọc sách hoặc kính áp tròng. Với các tính năng theo nhu cầu như: tròng kính chống chói, tròng kính chống nước, tròng kính chống tia UV400, điển hình là tròng kính lọc ánh sáng xanh.

Đeo kính áp tròng cận thị

Đây là phương pháp thẩm mỹ hơn tuy nhiên dễ gây hiện tượng viêm nhiễm, khô mắt. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn.

Kính áp tròng cứng đeo đêm –Ortho K

Đây là phương pháp làm giảm độ cong của giác mạc bằng đeo kính áp tròng đeo đêm. Đây là phương pháp hiệu quả đặc biệt cho những bệnh nhân cận thị tiến triển, cận thị trung bình và cao. Nó giúp bệnh nhân không cần đeo kính ban ngày mà độ cận gần như không tăng lên. Kính Ortho-K sẽ được đeo khi ngủ, sáng thức dậy thì bỏ kính ra và thị lực sẽ nhìn rõ mà không cần đeo kính gọng.

kiểm tra bệnh cận thị tại bác sĩ hoặc những địa chỉ cửa hàng uy tín với máy móc hiện đại

Chọn kính cận như thế nào để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của bạn?

Trên thị trường có rất nhiều loại gọng kính cận với các thương hiệu đa dạng nên việc chọn gọng kính cận phù hợp là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ đôi mắt và giúp không tăng độ quá nhanh.

Chọn kính cận phù hợp

Khi lắp kính phải đúng trọng tâm của đồng tử để tránh nhức mắt, mỏi mắt. Gọng kính cận được điều chỉnh sao cho kính không bị quá trễ hoặc quá cao. Còn đuôi càng kính phải ôm sát vành tai.

Càng kính các bạn chọn không quá ôm sát hai thái dương, cần chắc chắn nhưng cũng tạo được cho bạn cảm giác thoải mái khi đeo kính. Kính cũng không được lỏng lẻo vì như thế sẽ dễ bị trượt, trễ làm lệch tâm khi bạn đeo.

Tròng kính chính hãng

Dù tròng kính chính hãng được làm bằng thủy tinh hay bằng nhựa, vẫn phải đảm bảo đạt yêu cầu là đồng nhất và trong suốt, độ bền tốt, khó vỡ, ít trầy xước, nhẹ, có khả năng ngăn tia UV, chống chói, hạn chế bám hơi nước, hạn chế bám vân tay…

Chọn gọng kính cận với đặc tính phù hợp

Gọng kính nhựa thường được dùng cho người có mồ hôi muối nồng độ cao, làm việc trong môi trường hóa chất hay trẻ em. Lựa chọn này tránh được việc gọng kính bị oxy hóa, tránh gây sát thương khi bị gãy, lại có nhiều màu sắc để lựa chọn cho các bạn yêu thời trang. Gọng kính titan nhẹ độ bền lâu nhưng giá thành hơi cao, còn gọng kính kim loại có giá mềm hơn phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Nếu bạn không thích cảm giác đeo kính, bạn có thể xem xét phẫu thuật khúc xạ. Phương pháp này sẽ giúp bạn làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc của bạn vào kính hoặc kính áp tròng. Các thủ thuật phổ biến nhất là Lasek (sử dụng tia laser để loại bỏ một lớp mô giác mạc) và LASIK (sử dụng laser hoặc dụng cụ cơ khí để cắt một vạt mỏng qua đỉnh của giác mạc).

Chọn kính phù hợp để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của bạn

Tham khảo thêm thông tin về tròng kính:

Những điều bạn cần phải biết về ánh sáng xanh có hại cho mắt và đặc điểm của tròng kính lọc ánh sáng xanh

Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi bạn quyết định mua kính râm có độ

Bạn có thực sự hiểu rõ về tính năng của tròng kính mình đang sử dụng ?

Kính cận giá rẻ – vì sao lại rẻ?

Lưu ý gì khi áp dụng cách chữa cận thị tại nhà?

Thói quen sinh hoạt

  • Kiểm soát các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp;

  • Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm ngăn chặn bức xạ tia cực tím (UV);

  • Ngăn ngừa tổn thương mắt bằng cách đeo kính bảo vệ mắt khi làm những việc như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc tiếp xúc với khói độc hại;

  • Bỏ hút thuốc lá không chỉ tác động tích cực lên đôi mắt mà toàn bộ cơ thể.

  • Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ;

  • Hạn chế làm mắt mỏi bằng cách để đôi mắt của bạn thư giãn sau vài phút sử dụng máy tính hoặc đọc sách.

  • Những thực phẩm tốt cho mắt cận để hạn chế bệnh mắt cận thị phát triển

  • Cân bằng dinh dưỡng mắt cho trẻ bằng cách cung cấp thức ăn có đầy đủ Vitamin: A, E, C và nhóm B. Ngoài ra nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần tại BV chuyên khoa mắt. Cuối cùng cần tuân thủ chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa về việc đeo kính mang độ cận thị khi phát hiện mắt bị tật cận, viễn thị hoặc loạn thị.

Kiểm tra mắt theo định kỳ

  • Kiểm tra mắt thường xuyên với các chuyên gia khúc xạ là cách tốt nhất để đảm bảo thị lực khỏe mạnh. 

  • Việc kiểm tra đơn giản luôn sẵn sàng và không gây đau.

  • Chuyên gia khúc xạ của bạn sẽ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tầm nhìn của bạn ở mọi khoảng cách và các điều kiện như, tầm nhìn thiếu màu sắc.

Những thực phẩm tốt cho mắt

Mua kính thuốc chữa tật cận thị ở đâu?

Những ưu điểm khi khách hàng đến với Mắt Kính Tâm Đức:

  • Trải nghiệm không gian mua sắm hoàn toàn khác biệt, kính được bày trí hợp lý để khách hàng thỏa sức lựa chọn.

  • Nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng để giúp bạn tìm được mẫu kính phù hợp với vóc dáng, khuôn mặt thay đổi hoàn toàn phong cách của bạn.

  • Kỹ thuật viên với hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ kiểm tra và tư vấn tận tình về trình trạng sức khỏe mắt của bạn hiện tại.

  • Tất cả sản phẩm là sản phẩm chính hãng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và chất lượng, an toàn.

  • Chính sách bảo hành các sản phẩm được công bố rõ ràng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mắt kính Tâm Đức – Mắt Khỏe Mắt Đẹp

  • Store 1: 155 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Q. Tân Bình, TP.HCM

  • Store 2: 199 Lê Đại Hành, P13, Quận 11, HCM

  • Store 3: 1 Chương Dương, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức

  • Store 4: 107 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Q. Bình Thạnh

  • Store 5: 144B Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

Giờ làm việc: 9h-21h hằng ngày kể cả chủ nhật

Hotline: 0939 482 668 – 092 482 6668

Email: [email protected]

Website: https://MatKinhTamDuc.com/

Facebook: https://www.facebook.com/MatKinhTamDuc/

Tật cận thị ngày càng trở nên phổ biến và “trẻ hóa” hơn do cách sinh hoạt và học tập sai tư thế ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý để điều chỉnh dáng ngồi cùng như hạn chế tối đa những yếu tố có thể ảnh hưởng tới đôi mắt của các con. Các phương pháp chữa mắt cận hiện nay khá phổ biến nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy quan tâm và bảo vệ cho đôi mắt của mình từ sớm để hạn chế tối đa mắt cận tiến triển nặng hơn.