Cân nặng thai nhi 36 tuần là bao nhiêu, cần chú ý điều gì?

Mẹ bầu cần quan tâm đến cân nặng thai nhi 36 tuần cũng như các số đo và sự phát triển của các cơ quan khác vì tất cả những điều này sẽ phản ánh thai nhi có thật sự khỏe mạnh hay không. Thông qua phương pháp siêu âm thì mẹ sẽ thu được chỉ số này một cách chính xác nhất.

Cân nặng thai nhi 36 tuần theo tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Theo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa thì vào tuần 36 thai kì cân nặng tiêu chuẩn dành cho thai nhi là 2,8 đến 3kg, tuy nhiên bé vẫn có thể xê dịch đi 0,1 đến 02 kg. Mẹ cũng đừng vội buồn nếu con người khác trong tuần 36 nặng tới 3,1kg hoặc 3,2 kg bởi nếu thai quá to thì mẹ sẽ phải sinh mổ. Nếu thai nhi bé hơn mức tiêu chuẩn thì mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng để trẻ không bị gầy yếu khi sinh, trong giai đoạn này bé vẫn tiếp tục tăng cân và sản sinh thêm mỡ.

Còn chiều dài tính từ đầu đến gót chân của thai nhi thì ước chừng rơi vào khoảng 47 đến 52 cm. Nhìn chung kích cỡ của thai nhi sẽ tương ứng với một quả dưa lê, cứ trôi qua 1 ngày thì cân nặng sẽ tăng thêm 28g.

Ngoài cân nặng thai nhi 36 tuần mẹ bầu cần quan tâm đến vấn đề nào?

Tuần 36 được xem như là chặng đường cuối của quá trình mang thai bởi chỉ khoảng 4 tuần sau đó là bé sẽ chào đời. Vào thời điểm này những hình ảnh mẹ xem được qua máy siêu âm tương đối giống với hình ảnh trẻ sơ sinh, làn da của bé mịn màng, đôi chân nhỏ nhắn và chiếm diện tích gần hết túi ối. Chính vì như thế bé sẽ không còn nhiều không gian đạp mình, thay vào đó là các hoạt động nhẹ nhàng hơn như: giãn người, cuộn mình…

Các cơ quan trong cơ thể bé đã dần hoàn thiện, bé cũng đã quay đầu đảm bảo cho việc chào đời. Nếu bé vẫn chưa về đúng vị trí thì bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp giúp bạn điều chỉnh lại ngôi thai hoặc dự tính sinh mổ.

Do đó ngoài cân nặng thai nhi 36 tuần thì mẹ cũng cần nắm chắc các đặc điểm của thai nhi trong giai đoạn này:

Quá trình tăng trưởng

Quá trình tăng trưởng của thai nhi sẽ dần chậm lại, bé đã chuẩn bị sẵn sàng để chui qua đường sinh nhỏ hẹp. Thông thường mẹ sẽ thấy bé không quấy phá như các tháng trước vì bé cần nằm yên để tích trữ nguồn năng lượng cho quá trình sinh đẻ.

Chất sáp bao quanh cơ thể bé

Vào thời gian trước đây, thai nhi sẽ được bao phủ trong chất sáp màu trắng, tuy nhiên vào tuần thứ 36 thì bé sẽ nuốt chúng và hệ tiêu hóa dần hoạt động. Khi sinh bé ra mẹ sẽ nhìn thấy phân màu xanh đen trong miếng tã đầu tiên của trẻ.

Cơ quan thính giác của trẻ

Thính giác của bé đã trở nên nhạy bén rất nhiều, bé có thể nhận biết được giọng nói và lời hát từ mẹ, cũng chính vì lý do này là bác sĩ thường khuyên mẹ cho bé nghe nhạc mỗi ngày.

Hệ thống xương trong cơ thể

Bên cạnh cân nặng thai nhi 36 tuần thì mẹ nên quan tâm đến cả sự phát triển của xương. Lúc này các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa liền hẳn nên bé có thể chui đầu dễ dàng chui đầu qua đường sinh hẹp. Các xương của bé cũng mềm nên mẹ không cần lo lắng bé không chui lọt, sau này xương và hộp sọ sẽ cứng dần theo thời gian, có thể mất vài năm đầu đời.

Sự phát triển của các cơ quan khác

Hệ tuần hoàn máu của thai nhi đã bước đầu hoàn thiện, hệ miễn dịch đủ khỏe để bảo vệ bé khi ra môi trường bên ngoài. Riêng hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự hoạt động độc lập vì cơ thể thai nhi vẫn nhận dưỡng chất từ mẹ thông qua dây rốn, bé sẽ phải đợi 1 – 2 năm sau khi ra đời để hệ thống này có thể hoạt động ổn định.

Như vậy, thông qua phương pháp siêu âm mẹ có thể theo dõi cân nặng thai nhi 36 tuần và nhiều chỉ số quan trọng khác. Hãy hỏi bác sĩ xem chỉ số của con mình đã đạt chuẩn hay chưa, mẹ cần làm gì để bé phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn cuối, đồng thời thuận lợi cho quá trình sinh đẻ.

Biểu hiện của mẹ bầu khi mang thai tuần 36

Thai nhi tuần 36 đã phát triển khá hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra ngoài, kéo theo đó cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi, biểu hiện cụ thể như sau:

+ Vùng xương chậu đau nhức do cân nặng của bé ngày một tăng lên. Lúc này bạn phải tập theo các bài tập được bác sĩ chỉ định riêng, massage và tắm bằng nước ấm. Cân nặng thai nhi 36 tuần là yếu tố then chốt gây nên những cơn đau này.

+ Có chất nhầy xuất hiện ở phần cổ tử cung, nó khá đặc, màu hồng nhạt hoặc màu trắng đục tương tự như nước mũi. Thực chất chất nhầy này có vai trò đóng nắp túi ối, hiện giờ nó đang bong ra để hé mở tử cung, sẵn sàng cho quá trình sinh đẻ.

+ Mẹ sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu do tử cung chèn lên phần dạ dày, để khắc phục hiện tượng này bạn nên chia nhỏ thức ăn ra làm nhiều bữa và nhai kĩ, chậm rãi. Bên cạnh sự phát triển của thai nhi cũng như cân nặng thai nhi 36 tuần thì mẹ còn phải tự quan tâm đến sức khỏe của mình nữa.

+ Vào tuần 36 em bé đã phát triển khá lớn và chèn lên bàng quang, dẫn đến mẹ phải đi tiểu thường xuyên, tượng tự như hai tháng đầu thai kì. Mẹ đừng vì thế mà hạn chế uống nước vì trong quá trình mang thai mẹ phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.

+ Cổ tử cung bắt đầu giãn, chuẩn bị cho quá trình sinh con nên âm đạo của mẹ sẽ tiết ra chất nhầy có màu đỏ hồng sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Đây là hiện tượng tự nhiên nên mẹ không cần lo lắng.

+ Cân nặng thai nhi 36 tuần tăng lên làm cho da bụng của mẹ bị kéo căng gây ngứa, để khắc phục điều này thì mẹ nên dùng vitamin E hoặc kem có thành phần bơ ca cao thoa lên da bụng.

+ Cơ thể mẹ tích trữ nhiều chất lỏng nên tứ chi phù nề, một số trường hợp còn bị sưng ở mặt. Mẹ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ natri thừa cùng các chất thải khác, như vậy hiện tượng phù nề sẽ được thuyên giảm.

+ Do bụng to nên khi nằm ngủ mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, giấc ngủ không sâu, Tốt nhất mẹ nên mở hé cửa sổ hoặc bật điều hòa để phòng thoáng khí, dễ yên giấc hơn.

+ Về tâm lí thì mẹ sẽ rất thích mua sắm các vật dụng cho em bé, tuy nhiên, mẹ không nên để hoạt động này ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi của mình.

Tuần 36 thai kì không chỉ là giai đoạn quan trọng của bé mà còn là thời gian mẹ cần chú ý nhiều hơn. Bên cạnh cân nặng thai nhi 36 tuần thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe của chính mình để thuận lợi hơn trong quá trình sinh đẻ.

Mẹ bầu cần chú ý điều gì khi bước vào tuần 36?

Ngoài việc theo dõi sự phát triển của bé, tình hình sức khỏe của mẹ, bà bầu cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Để ý sự chuyển động của thai nhi, nếu nó có sự thay đổi bất thường thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh

+ Nghiên cứu các loại tài liệu liên quan đến quá trình mang thai, nhất là vấn đề cân nặng thai nhi 36 tuần

+ Thường xuyên theo dõi các chỉ số của cơ thể: nhịp tim, huyết áp…

+ Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, đạm protein và axit béo omega-3 ,ăn nhiều hoa quả, thực phẩm có chất xơ, tránh sử dụng thức ăn nhanh

+ Thư giãn tinh thần, tránh làm việc căng thẳng và lo âu quá độ

+ Chuẩn bị các đồ đạc cần thiết để sẵn sàng vào bệnh viện trong bất kì tình huống nào

+ Nếu có điều kiện bạn có thể nhờ chồng massage cho để giảm cảm giác ê mỏi, cơ thể trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn

+ Siêu âm định kì theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường cũng như cân nặng thai nhi 36 tuần, bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý nếu có tình huống xấu xảy ra

+ Không ngồi ì một chỗ, đi lại thư giãn thường xuyên để cơ thể được vận động, tuy nhiên chỉ nên dừng lại ở các hoạt động nhẹ nhàng

+ Cho bé nghe nhạc cổ điển vì lúc này cơ quan thính giác đã phát triển

+ Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc đến gần những người hút thuốc lá, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi

+ Tránh mang vác vật nặng, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không đi giày cao gót, thay vào đó là giày đế bệt

Mẹ bầu cần quan tâm đến cân nặng thai nhi 36 tuần cũng như các chỉ số khác của cơ thể như: chiều dài, độ hoàn thiện của các cơ quan nội tạng… để nắm rõ tình huống, bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng cần tự quan tâm đến sức khỏe của mình, tránh để cơ thể xảy ra chuyện, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ. Điều quan trọng nhất là mẹ phải khám thai định kì tại các cơ sở uy tín như phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường.

Hotline: 0335 155 192