Cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi chuẩn là bao nhiêu?
Cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi bao nhiêu là đạt chuẩn là điều mà các bà bầu quan tâm. Điều này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được thai nhi có phát triển đúng cân nặng, kích thước đạt chuẩn không. Đồng thời có những phương pháp giúp điều chỉnh cân nặng hợp lý cho thai nhi.
Cân nặng thai nhi 33 tuần là bao nhiêu?
Thai nhi 33 tuần tuổi là người mẹ đang mang thai ở tháng thứ 8. Bước sang tuần thứ 33, bào thai đã phát triển gần như hoàn thiện và cảm nhận được môi trường bao quanh. Vậy cân nặng thai nhi 33 tuần chuẩn là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu, cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi khoảng 2 đến 2,3 kg, chiều dài khoảng 42 – 43,7cm. Kích cỡ của bé tương tự như một quả dứa. Các chỉ số chuẩn của bào thai 33 tuần tuổi như sau:
– Đường kính lưỡng đỉnh ở tuần 33 khoảng 77 đến 89mm.
– Chiều dài phần xương đùi khoảng 58 đến 70mm.
– Chu vi bụng khoảng 254 đến 334mm.
– Chu vi phần đầu của bé khoảng 290 đến 326mm.
Qua mỗi tuần cho đến lúc chào đời, cân nặng của bé sẽ tiếp tục tăng, khoảng 1 – 2g mỗi tuần.
Trường hợp cân nặng thai nhi 33 tuần không đạt chuẩn
Không phải thai nhi nào khi đến tuần 33 đều đạt cân nặng, kích cỡ đúng chuẩn. Một số trường hợp cân nặng thai 33 tuần tuổi chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn 1 – 2g. Lúc này, bào thai sẽ có kích thước lớn hoặc nhỏ hơn so với cân nặng thai nhi 33 tuần chuẩn.
Bên cạnh đó, cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi còn bị tác động bởi một số yếu tố như sau:
– Hàm lượng đường trong máu của cơ thể người mẹ cũng có ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi.
– Cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi có phụ thuộc vào yếu tố di truyền.
– Trong trường hợp thai phụ mắc phải bệnh như máu nhiễm mỡ, đái tháo đường thì con sinh ra có xu hướng vượt cân nặng, kích cỡ bình thường.
– Cấu trúc của tử cung, việc tăng cân, giảm cân của người mẹ cũng tác động đến cân nặng thai nhi 33 tuần tuổi.
Chế độ ăn uống khi mang thai là nguyên nhân trực tiếp khiến bào thai nhỏ con hoặc lớn hơn so với bình thường. Chẳng hạn, nếu mẹ ăn uống thiếu chất thì bào thai sẽ không phát triển đúng tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, trong tình huống cần nặng thai nhi 33 tuần tuổi không đúng tiêu chuẩn thì thai phụ đừng nên quá lo lắng. Bởi vì đây không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của bào thai. Tốt hơn hết, bà bầu nên thăm khám bào thai theo lịch để nhận định sức khỏe của bào thai
Chế độ ăn uống cho thai phụ giúp cân nặng thai nhi 33 tuần đạt chuẩn
Chắc chắn ăn uống là một trong những vấn đề mà bà bầu thường xuyên thắc mắc trong suốt giai đoạn mang thai của mình. Nếu ăn uống không đủ chất thì thai nhi sẽ có sức khỏe yếu, suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu ăn uống quá nhiều thì bị tăng cân và có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Vậy bà bầu có thể áp dụng cách ăn uống dưới đây để có sức khỏe tốt nhất khi mang thai:
Cân bằng lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn
Bà bầu nên chú ý cần dung nạp lượng thực phẩm đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn không nên ăn một món ăn, một loại thức ăn quá nhiều. Điều này sẽ làm dư thừa lượng chất dinh dưỡng này nhưng lại thiếu nhóm chất dinh dưỡng khác. Vì thế thai nhi sẽ không phát triển một cách đầy đủ.
Theo đó, trong mỗi bữa ăn, thai phụ nên bổ sung đầy đủ lượng đạm (từ thịt, cá), tinh bột (từ cơm, khoai, ngô), lượng chất xơ từ các loại rau xanh, rau củ quả. Hơn nữa, để có chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, bạn có thể hỏi ý kiến và nhờ sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.
Tăng cường bổ sung những chất cần thiết
Bổ sung, dung nạp đủ các chất cần thiết thì rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ.
Để cung cấp đủ hàm lượng canxi cho bào thai, mẹ bầu nên uống 1 cốc sữa tươi không đường hàng ngày. Hoặc bạn có thể ăn sữa chua, các loại phomai đã tiệt trùng.
Mẹ bầu nên uống đầy đủ 1,5 – 2 lít nước hàng ngày để tăng cường bổ sung khoáng chất cho bào thai.
Để bổ sung lượng vitamin cần thiết, thai phụ nên ăn nhiều loại rau xanh lá, rau củ màu đỏ như bí đỏ, cà rốt… Ngoài việc cung cấp vitamin, các loại thực phẩm này còn cung cấp hàm lượng axit folic cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.
Bà bầu cũng nên ăn thêm các loại hải sản trong các bữa ăn của mình. Cá hồi, cá chép, cua cung cấp nhiều omega 3, canxi, đạm rất tốt cho sự phát triển của bào thai.
Tránh ăn các loại thực phẩm thiếu lành mạnh
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho thai nhi, bà bầu cũng nên tránh ăn các loại thức ăn thiếu lành mạnh như sau:
– Tuyệt đối không được uống rượu bia, hút thuốc lá, hít khói thuốc lá trong suốt quá trình mang thai.
– Hạn chế ăn uống các loại đồ uống có chứa quá nhiều đường hoặc các loại bánh ngọt chứa nhiều tinh bột.
– Không ăn những loại thực phẩm được chế biến có quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
– Các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây hại cho bà bầu và thai nhi.
Chọn các thực phẩm sạch, sơ chế và nấu kỹ
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ bầu, bạn nên lưu ý khi lựa chọn và chế biến thực phẩm như sau:
– Bạn nên tìm mua các loại thực phẩm sạch, mua hàng ở những cửa hàng uy tín, đat tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không mua thịt, cá bị hư thối, rau củ quả bị úa vàng và nhiều thuốc trừ sâu.
– Trước khi nấu ăn, bạn cần sơ chế thật kỹ các loại thực phẩm. Bạn có thể rửa sơ các loại đồ ăn với nước muối và rửa lại bằng nước sạch. Việc này sẽ giúp bỏ được các tạp chất, bụi bẩn gây hại cho sức khỏe.
– Mẹ bầu không được ăn còn loại đồ ăn còn tái, đồ sống.
Những điều khi mang thai ở tuần 33 mẹ bầu nên biết
Ở giai đoạn tuần 33, có lẽ một số mẹ bầu đã cảm thấy quen thuộc hơn với việc mang thai. Tuy nhiên cũng không ít thai phụ gặp nhiều rắc rối khi mang thai ở tháng thứ 8 này. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc mà mẹ bầu gặp phải khi có thai trong giai đoạn này.
Các triệu chứng hay gặp khi thai nhi đạt 33 tuần tuổi
Khi có thai ở tuần thứ 33, thai phụ dễ gặp phải các triệu chứng như sau:
– Khó thở: Bụng bầu ngày một lớn lên có thể tác động đến phổi và khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó thở. Mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách luôn giữ tư thế thẳng để oxy có thể dễ dàng cung cấp cho phổi.
– Mệt mỏi: Giai đoạn tuần 33 mẹ bầu vẫn còn cảm thấy mệt mỏi nhưng sẽ ít hơn so với giai đoạn đầu khi mang thai. Lúc này, bụng bầu đã lớn và di chuyển ngày một khó khăn hơn. Bà bầu có thể phải đối mặt với tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc trong giai đoạn này.
– Co thắt tử cung: Để bắt đầu cho việc sinh đẻ, tử cung sẽ bắt đầu co thắt. Người mẹ có thể nhận thấy các cơn siết chặt ở bụng nhiều lần.
– Não thai kỳ: ở giai đoạn 33 tuần tuổi, thai phụ sẽ gặp phải tình trạng hay quên.
– Giãn tĩnh mạch: Các mạch máu nhỏ có thể nổi lên và rất dễ quan sát ở bắp chân. Bà bầu sẽ rất khó di chuyển, cảm thấy đau nhức, nặng nề ở chân.
Bà bầu nên làm gì khi thai nhi ở tuần thứ 33?
Để bé phát triển khỏe mạnh và chào đời tốt nhất, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
– Ngủ đủ giấc: Bà bầu nên dành cho mình nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ, thư giãn. Bất cứ lúc nào bạn muốn ngủ thì bạn cứ đi ngủ. Đồng thời bạn nên sắp xếp cho mình một không gian phòng ngủ thoải mái để có giấc ngủ sâu và ngon nhất.
– Đọc sách nuôi dạy con: Trong thời gian này, bà bầu nên tìm hiểu và đọc nhiều quyển sách về cách nuôi dạy con hoặc chế độ dinh dưỡng cho con. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức nuôi dạy con một cách tốt nhất.
– Chuẩn bị đồ cho bé chào đời: Tháng thứ 8 là thời điểm thích hợp mẹ bầu chuẩn bị đồ đạc cho bé trước khi chào đời. Lúc này bạn đã biết giới tính của bé và có thể chuẩn bị những món đồ phù hợp nhất cho bé.
– Lựa chọn dịch vụ sinh con: Trong khoảng thời gian này, bà bầu nên tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ sinh con tốt nhất, phù hợp nhất. Bạn có thể tìm hiểu dịch vụ sinh con cũng như chăm sóc sau khi sinh để lựa chọn được địa chỉ tốt nhất cho bé chào đời.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn cân nặng thai nhi 33 tuần thế nào là đạt chuẩn. Đồng thời giúp mẹ bầu biết được chế độ dinh dưỡng cần thiết khi mang thai trong giai đoạn này. Bà bầu nên nhớ thăm khám thai đúng lịch đã sắp xếp để kiểm tra sức khỏe bào thai một cách tốt nhất.