Cần định nghĩa lại Hệ Mặt trời?

Những hành tinh của Hệ Mặt trời

Từ thời cổ đại, bằng mắt thường loài người từ trái đất đã quan sát thấy năm hành tinh láng giềng của chúng ta. Người phương Đông gọi chúng theo hệ thống Ngũ Hành: Sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ; còn người phương Tây gọi theo tên các vị thần: Mercury (thần Buôn bán), Venus (thần Ái tình), Mars (thần Chiến tranh), Jupiter (Chúa tể các vị thần) và Saturn (thần Nông).

Cùng với Trái đất, đây là những hành tinh bay quanh Mặt trời chúng ta, trong đó xa nhất là sao Mộc. Đặt khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời (150 triệu km) là 1 đơn vị thiên văn (Astronomical Unit, viết tắt: AU), thì sao Mộc cách Mặt trời 9,55 AU.

Nhờ có kính thiên văn, trong ba thế kỷ gần đây loài người phát hiện thêm ba hành tinh nữa nằm rất xa trong Hệ Mặt trời:

* Năm 1781, William Herschel (1738-1822, người Anh) phát hiện ra hành tinh thứ 7, cách Mặt trời 19,21 AU. Nó được gọi là Uranius, theo tên vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp. Từ tiếng Hán, tên này được dịch nghĩa sang tiếng Việt thành Thiên Vương Tinh (Ngôi sao của vua trên trời).

* Năm 1846, Heinrich d’Arrest (1822 – 1875, người Phổ) phát hiện ra hành tinh thứ 8, cách Mặt trời 30,10 AU, được đặt tên là Neptune, theo tên thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, hay còn gọi là Hải Vương Tinh (Ngôi sao của vua biển cả).

* Năm 1930, Clyde Tombaugh (1906-1997, người Mỹ) tìm ra hành tinh thứ 9. Nó được đặt tên là Pluto, tên vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, hay còn gọi là Diêm Vương Tinh (Ngôi sao của vua địa ngục). Tên Pluto được chọn còn vì nó bắt đầu bằng PL, hai ký tự viết tắt cho tên của Percival Lowell, nhà thiên văn đã đã tiên đoán về sự hiện diện của một hành tinh nằm ngoài Hải Vương Tinh.

Khi ấy không ít người cho rằng, sao Diêm Vương, cách Mặt trời tới 39,40 AU, đã nằm ở giới hạn tận cùng của Hệ Mặt trời rồi, sau sao này chỉ là vũ trụ bao la. Từ đó Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (Intemational Astronomical Union) định nghĩa Hệ Mặt trời của chúng ta có chín hành tinh như đã nêu ở trên, với sao Diêm Vương là hành tinh thứ 9 và cũng là hành tinh cuối cùng. Định nghĩa ấy tồn tại đến ngày nay.

Còn có “hành tinh thứ 10”?

Nhưng cũng có người cho rằng, bên ngoài sao Diêm Vương vẫn là một vùng thuộc “lãnh địa” của Hệ Mặt trời cần được tiếp tục tìm kiếm .

Và những cuộc tìm kiếm cuối cùng đã thu được kết quả: Trong ba năm trở lại đây, người ta đã tìm thấy một số thiên thể có kích thước gần tương đương với sao Diêm vương, như Quaoar, 2004 DW hay gần đây nhất là Sedna. Thiên thể băng giá này được phát hiện vào tháng 3 năm ngoái, cách mặt trời tới 86 AU, có đường kính khoảng 2.000 km.

Vậy là một cuộc tranh luận đã nổ ra xung quanh câu hỏi: Phải chăng Hệ Mặt trời còn có nhiều “hành tinh thứ 10”, hay sao Diêm vương với đường kính 2.300 km (về thể tích chưa bằng 0,03 lần Trái Đất!) thật ra không phải là một hành tinh, mà chỉ là một trong rất nhiều tiểu hành tinh bay quanh Mặt trời, như Sedna, Quaoar, 2004 DW?

Cuộc tranh cãi ấy giờ lại bùng nổ, khi cuối tuần qua, báo chí Mỹ loan tin: Ba nhà thiên văn Michael Brown (Viện công nghệ California), Chan Truiillo (Đài quan sát Gemini ở Hawaii) và David Rabinowitz (ĐHTH Yale) đã tìm ra “hành tinh thứ 10”. Hiện vẫn được gọi theo ký hiệu là 2003 UB313, đây là thiên thể lớn nhất được tìm thấy trong Hệ Mặt trời kể từ sau phát hiện ra Hải vương tinh vào năm 1846. Được tạo nên bởi đá và băng, thiên thể này ước tính lớn gấp 1,5 lần so với sao Diêm vương, với đường kính trên 3000 km. 2003 UB313 nằm cách mặt trời tới 97 AU, tức là xa gấp gần 2,5 lần so với khoảng cách từ sao Diêm vương đến Mặt trời.

Nó bay trên một quỹ đạo lạ thường, không hề giống với quỹ đạo của các hành tinh khác. Các nhà thiên văn cho rằng có thể thiên thể này văng ra từ Hải vương tinh trong một quỹ đạo nghiêng chếch 44 độ. Nó được quan sát lần đầu tiên vào ngày 21-10-2003, nhưng giờ mới được khẳng định là một hành tinh.

Thứ 6 cuối tuần qua khi thông báo với hãng BBC (Anh) về phát hiện mới này, David Rabinowitz tuyên bố: “Hôm nay quả là một ngày đáng nhớ và năm nay cũng sẽ là một năm đáng nhớ”. Tuy nhiên ông cũng phải thừa nhận: “Hôm nay thế giới đã biết rằng sao Diêm vương không phải là độc nhất vô nhị. Có cả những Diêm vương khác, chúng chỉ nằm xa hơn nên khó nhìn thấy hơn”.

Tóm lại đã đến lúc các nhà thiên văn cần phải định nghĩa lại Hệ mặt trời. Nếu chúng ta chấp nhận Diêm vương là một hành tinh, thì chúng ta buộc phải coi thiên thể mới được tìm thấy là hành tinh thứ 10 của Hệ mặt trời, vì rõ ràng nó lớn hơn Diêm vương. Nếu không, chúng ta phải xác định lại Hệ mặt trời của chúng ta thật ra chỉ có tám hành tinh, và Diêm Vương chỉ là một trong những thiên thể lớn nhất trong số rất nhiều những tiểu hành tinh ở vùng ngoài (vành đai Kuiper) của hệ mặt trời. Từ 1992 đến nay có khoảng 800 tiểu hành tinh như vậy được phát hiện, trong đó ít nhất có bảy tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 1.000 km.

Bản thân Michael Brown cũng nói: “Nếu sao Diêm Vương được khám phá vào thời điểm hiện nay, chắc chắn không ai nghĩ tới việc gọi nó là một hành tinh, vì rõ ràng nó chỉ là một trong nhiều thiên thể ở vành đai Kuiper mà thôi”.

Các hành tinh của Hệ Mặt trời
(khoảng cách từ gần nhất đến xa nhất so với Mặt trời/đường kính)

1. Sao Thủy (Mercury)
2. Sao Kim (Venus)
3. Trái đất
4. Sao Hỏa (Mars)
5. Sao Mộc (Jupiter)
6. Sao thổ (Sa tum)
7. Sao Thiên Vương (Uranus)
8. Sao Hải vương (Neptune) 0,39 AU
0,72
1,00
1,52
5,20
9,55
19,21
30,10

4.878
12.104
12.756
6.787
14.2984
12.0536
51.118
49.528

 km So sánh (ước tính): Sedna
2003 UB313 86,0
97,0

2.000
3.000