Cán bộ, công chức là gì? Khái Niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Rate this post
Khái niệm về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là gì? Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước cán bộ, công chức có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc đưa chính sách vào cuộc sống, quyết định sự thành công hay thất bại của chính sách. Với tầm quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức cần phải được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ phục vụ nhân dân và đất nước.
Ngoài ra, còn rất nhiều luận văn thạc sĩ ngành quản lý công được Luận văn Panda chọn lọc, và muốn chia sẻ đến các bạn học viên đang muốn tham khảo thêm nhiều đề tài khác nhau, các bạn có thể tham khảo tại đây.
====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công
1. Khái niệm cán bộ, công chức là gì?
Khoản 2, Điều 4 Luật cán bộ công chức quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo; quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [26].
Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật…” [8].
Khoản 1, Điều 4 Luật cán bộ công chức quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [26].
2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những hoạt động quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực hành chính công nói riêng
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức quy định “Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” [9]. Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2010), Đào tạo: “Làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo chuyên gia” [25].
Như vậy, có thể hiểu đào tạo là một hoạt động có chủ đích, có tổ chức và được thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm truyền đạt cho người học hệ thống những kiến thức, kỹ năng nhất định. Hoạt động đào tạo được tổ chức trong các cơ sở giáo dục với thời gian, nội dung và chương trình khác nhau và được dành cho các cấp, bậc đào tạo khác nhau. Cuối mỗi khóa đào tạo, người học sẽ được cấp bằng chứng nhận tốt nghiệp.
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ đưa ra khái niệm: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [9]. Theo Từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên (2010), Bồi dưỡng: “Làm cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức khỏe và tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Bồi dưỡng cán bộ trẻ, bồi dưỡng đạo đức” [25].
Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là hoạt động bổ sung, gia tăng, cập nhật thêm những kiến thức mới, phẩm chất nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp người học hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Đào tạo, bồi dưỡng có những sự tương đồng nhất định (đều có nghĩa chỉ quá trình làm tốt hơn, chuyên nghiệp hơn), song đây là hai khái niệm không đồng nghĩa. Nếu như đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người học trở nên có năng lực, kỹ năng theo những tiêu chuẩn nhất định, còn bồi dưỡng là quá trình làm cho người học cập nhật, bổ sung thêm năng lực, phẩm chất. Mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức là trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, Lý luận chính trị (LLCT), Quản lý nhà nước (QLNN), tin học ngoại ngữ, quốc phòng – an ninh, kiến thức hội nhập quốc tế, các kỹ năng trong quá trình thực thi công vụ.
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là quá trình tổ chức học tập cho đội ngũ cán bộ công chức nhằm trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc giúp họ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành quản lý công được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.
===>>> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ
3. Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Cho đến thời điểm hiện tại có không ít định nghĩa khác nhau của các học giả trong và ngoài nước về chính sách công. Theo Thomas Dye (1972): Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hay không làm. William Jenkins (1978) cho rằng: Chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan với nhau do một hoặc một nhóm nhà hoạt động chính trị ban hành, liên quan tới lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền trong nước, theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải (2013), trong cuốn Chính sách công – những vấn đề cơ bản quan niệm: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [16].
Với rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về chính sách công. Tuy nhiên định nghĩa của PGS. TS Đỗ Phú Hải (2014) được nhiều công trình nghiên cứu, bài viết sử dụng tại Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội, định nghĩa: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và lựa chọn các giải pháp, cung cụ nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [17].
Căn cứ vào những quan điểm về chính sách công, về đào tạo bồi dưỡng đã đề cập ở trên có thể nêu ra quan điểm về chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức như sau: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp thực hiện để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, đáp ứng mục tiêu của tổ chức và yêu cầu phát triển của đất nước.
Chu trình chính sách là chuỗi các giai đoạn kế tiếp liên quan với nhau từ khi vấn đề chính sách được đề xuất cho đến khi kết quả được ghi nhận và đánh giá. Trong đó, tổ chức thực hiện chính sách nói chung và tổ chức thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nói riêng là một khâu hợp thành chu trình chính sách. Chuyển hóa ý chí của chủ thể thông qua một chính sách cụ thể với việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách và tổ chức thực hiện chúng vào thực tiễn nhằm đạt được các mục tiêu theo định hướng. Cụ thể, thực hiện chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm đưa chính sách vào thực tiễn với đối tượng cụ thể là cán bộ công chức , với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tổ chức.