Cầm đồ là gì? Các quy định có liên quan về hoạt động cầm đồ?

Cầm đồ là gì? Kinh doanh cầm đồ là gì? Điều kiện về chủ thể khi kinh doanh hoạt động cầm đồ? Điều kiện về cơ sở kinh doanh hoạt động cầm đồ? Lãi suất cầm đồ là bao nhiêu là đúng quy định? Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ?

Ngày nay, hình thức cầm đồ không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Đặc biệt ở những thành phố lớn, cửa tiện cầm đồ phát triển ngày một mạnh mẽ. Bởi, nhiều người cần tiền lại ngại thủ tục rườm rà khi vay tiền ngân hàng và lúc này cầm đồ chính là biện pháp nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật mới nhất kinh doanh hoạt động cầm đồ? Điều kiện khi hoạt động cầm đồ? Kinh doanh cầm đồ có cần xin giấy chứng nhận ANTT và PCCC không?

cam-do-la-gi-cac-quy-dinh-phap-ly-co-lien-quan-den-hoat-dong-cam-do

cam-do-la-gi-cac-quy-dinh-phap-ly-co-lien-quan-den-hoat-dong-cam-do

Luật sư tư vấn pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ: 1900.6568

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Bộ Luật dân sự năm 2015;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ban hành ngày ngày 01 tháng 7 năm 2016;
  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PC&CC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PC&CC.
  • Thông tư 66/2014/TT-BCA   quy định thi chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP

1. Cầm đồ là gì? Kinh doanh cầm đồ là gì?

Dựa trên góc độ pháp lý, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm cầm đồ. Tuy nhiên, tại  Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có quy định về kinh doanh dịch vụ cầm đồ cụ thể như sau:

“Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.”

Theo đó có thể thấy cầm đồ là kiểu kinh doanh dịch vụ với hình thức cho người khác vay tiền, theo đó khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền nhưng bù lại họ phải giao các tài sản của họ hoặc sử dụng các loại giấy tờ có giá để thế chấp.

Ngoài ra, kinh doanh cầm đồ là việc sử dụng hình thức cho khách hàng vay, đồng thời thỏa thuận lãi suất và thời hạn trả nợ của người vay với chủ tiệm cầm đồ. Nếu khách hàng không có đủ điều kiện trả nợ hoặc lãi đúng hạn thì chủ tiệm cầm đồ sẽ quyết định xử lý phần tài sản hoặc giấy tờ có giá cho đến khi thu hồi cả tiền cho vay lẫn lãi con.

– Cầm đồ theo tiếng anh là Pawn

– Tiệm cầm đồ theo tiếng Anh là Pawn shop

Xem thêm: Xử phạt hành vi kinh doanh cầm đồ không có giấy phép

– Dịch vụ cầm đồ theo tiếng anh là Pawn service

2. Điều kiện về chủ thể khi kinh doanh hoạt động cầm đồ:

Thứ nhất: Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ hai: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Xem thêm: Biển cấm dừng, cấm đỗ: Quy định nơi đặt, mức phạt dừng đỗ sai?

Thứ ba: Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Thứ tư: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

3. Điều kiện về cơ sở kinh doanh hoạt động cầm đồ:

– Cơ sở kinh doanh không đặt trụ sở tại khu vực thuộc trường hợp cấm của pháp luật: Nhà tập thể, chung cư…

– Cơ sở kinh doanh  phải đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;

– Cơ sở kinh doanh  phải đáp ứng đủ điều kiện an ninh trật tự, an toàn công cộng.

4. Lãi suất cầm đồ là bao nhiêu là đúng quy định?

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về lãi suất cầm đồ như sau: “Tỷ lệ lãi suất vay tiền thông qua dịch vụ cầm đồ để cầm cố tài sản, sẽ không được vượt quá tỷ lệ lãi suất mà Bộ luật dân sự quy định.”
  • Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Lãi suất khi vay tiền sẽ do các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau, nhưng không vượt quá 20% trên 1 năm của khoản tiền vay đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.

+ Nếu các bên tự thỏa thuận lãi suất, nhưng vượt quá lãi suất giới hạn mà luật quy định thì mức lãi suất vượt sẽ không có hiệu lực.

+ Nếu các bên dù có thỏa thuận về trả lãi vay, tuy nhiên không có sự xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu phần trăm và có tranh chấp xảy ra, thì lãi suất sẽ xác định bằng 50% mức lãi suất luật quy định tại thời điểm trả nợ.

Xem thêm: Những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo Luật Trẻ em 2016

5. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ:

Cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, trong đó có kinh doanh ngành nghề dịch vụ cầm đồ. Cụ thể, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề: Hoạt động cấp tín dụng khác mã ngành 6492.

Trường hợp 1: Theo hình thức doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (Luật Dương Gia soạn thảo);

– Điều lệ công ty (Luật Dương Gia soạn thảo);

– Danh sách thành viên (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (Đối với công ty cổ phẩn) (Luật Dương Gia soạn thảo);

– Bản sao Giấy chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu) đối với cá nhân là người đại diện theo pháp luật/Chủ sở hữu/Thành viên góp vốn/Cổ đông sáng lập của công ty.

– Văn bản ủy quyền cho Luật Dương Gia đại diện làm thủ tục;

Xem thêm: Hỏi về điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

– Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Trường hợp 2: Theo hình thức hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Luật Dương Gia soạn thảo);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Luật Dương Gia soạn thảo);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập (Luật Dương Gia soạn thảo);

– Giấy tờ liên quan đến địa chỉ trụ sở đặt hộ kinh doanh (Bản sao Hợp đồng thuê nhà hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

– Văn bản ủy quyền cho Luật Dương Gia làm thủ tục.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Xem thêm: Hiệu cầm đồ thanh lý xe không chính chủ

– Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi đặt địa chỉ trụ sở của hộ kinh doanh.

– Thời hạn giải quyết: Sau 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Xin cấp giấy phép đảm bảo đủ điều kiện an ninh, trật tự

Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (Bản sao chứng thực);
  • Văn bản nghiệm thu về PC&CC đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh mục tại Phụ lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP  (Bản sao chứng thực);
  • Biên bản kiểm tra về PCCC đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh mục tại Phụ lục I Nghị định  79/2014/NĐ-CP  (Bản sao chứng thực);
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của người đại diện pháp luật tại nơi Hộ khẩu thường trú;
  • Bản khai lý lịch có dán ảnh và xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn nơi cư trú của người đại diện pháp luật.
  • Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân người địa diện pháp luật;

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Kinh doanh cầm đồ có cần xin biên bản kiểm tra PCCC không?

Kể từ ngày 15/09/2014 Nghị định 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Kể từ đó sẽ không còn quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PC&CC. Mà thay vào đó là thông báo với cơ quan cảnh sát PC&CC về việc bảo đảm các điều kiện an toàn PC&CC trước khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: Thanh lý tài sản cầm đồ không chính chủ

Dựa vào Phụ lục III về Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát PC&CC về việc bảo đảm các điều kiện an toàn PC&CC trước khi đưa vào sử dụng (Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP), bao gồm:

  • Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà chung cư có chiều cao từ 09 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác, viện, trung tâm nghiên cứu cao từ 07 tầng trở lên.
  • Cảng hàng không; nhà máy sửa chữa bảo dưỡng máy bay.
  • Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất xăng dầu, khí đốt và hóa chất dễ cháy, nổ với mọi quy mô.
  • Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
  • Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3trở lên; kho khí đốt có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
  • Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1.200 m2trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  • Nhà máy điện hạt nhân; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên./.

Tiệm cầm đồ không thuộc các cơ sở nằm trong danh mục quy định tại Phụ lục III nên không bắt buộc phải thông báo cho cơ quan cảnh sát PC&CC.

Tuy nhiên, tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.

Tuy Luật PCCC không quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ thông báo về PCCC nhưng trong hồ sơ đăng ký ANTT lại bắt buộc phải có biên bản về PCCC.

Do vậy, để kinh doanh hoạt đồng ngành nghề cầm đồ thì cần phải biên bản giấy phép PCCC.