Cảm biến là gì? Các loại cảm biến được ứng dụng nhiều nhất hiện nay

Với tốc độ phát triển của xã hội hiện nay, tất cả hoạt động đều được số hóa. Việc số hóa giúp người dùng tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như dễ dàng quản lý hơn. Đó cũng là 1 phần trong công nghiệp 4.0 công nghệ IOT. Để tất cả các vật đều có tính liên kết, đều có thể tự động người ta sử dụng các loại cảm biến phù hợp. Mọi dữ liệu data sẽ được cảm biến thu nhận và truyền thông tin. Hôm nay Uniduc sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cảm biến nhé

Khái niệm cảm biến cơ bản

Về cảm biến những bạn đang và đã học về các chuyên ngành sẽ hiểu rõ hơn. Trước đây trong ngành khoa học điện từ chỉ có khái niệm Relay. Sau này một số Relay đặc biệt được phát triển và được điều khiển nhận tín hiệu từ các loại cảm biến khác nhau. Có thể nói gần như cảm biến luôn đi đôi với Relay điều khiển điện.

Relay là gì?

Relay (hay còn gọi là rơ-le) là chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng được cấp vào sẽ chạy qua cuộn dây của Relay, tạo ra từ trường. Từ trường đó sẽ hút lõi sắt non qua đó thay đổi công tắc chuyển mạch. Relay có 2 trạng thái luôn đóng (OFF) luôn mở (ON). Ở trạng thái luôn OFF khi có dòng điện chạy qua công tắc sẽ thay đổi thành ON. Tương tự đối với Relay luôn ON.

Relay là 1 trong những linh kiện phổ biến nhất trong các bo mạch điều khiển. Relay có rất nhiều kiểu dáng, kích thước và cấu tạo khác nhau

Cảm biến là gì?

Cảm biến hay còn được gọi là Sensor là 1 loại thiết bị sẽ nhận diện phát hiện qua đó phản hồi những tính chất vật lý. Chuyển đến bộ điều khiển và thay đổi công tắc chuyển mạch của Relay. Đầu vào thiết bị có thể cảm nhận ánh sáng, vật chất, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,… Trong mỗi hệ thống riêng biệt sẽ sử dụng các loại cảm biến khác nhau để phục vụ mục đích làm việc.

Cảm biến là gì?

Các loại cảm biến được biết đến nhiều nhất hiện nay

Chúng ta đang được sống trong một thế giới thông minh, cũng có thể nói là thế giới cảm biến tự động. Có rất nhiều vật dụng được chúng ta sử dụng hằng ngày có áp dụng những công nghệ liên quan đến Sensor. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại cảm biến này, và nó được áp dụng vào đâu nhé.

Các loại cảm biến tiệm cận (Proximity Sensors)

Cái tên cũng đã giúp bạn hình dung được tác dụng của nó. Cảm biến tiệm cận dùng để nhận biết các sự vật có còn hiện diện xung quanh nó hay không. Bằng cách tạo ra tia bức xạ điện từ, cảm biến tiệm cận có thể tìm các vật thể xung quanh nó.

Cảm biến tiệm cận

Cảm biến này dựa trên cơ sở 1 máy phát và 1 máy thu. Máy phát truyền ra tia hồng ngoại, truyền ra môi trường, các vật nằm trong khoảng được máy thu, thu thập tín hiệu. Từ đây người dùng cũng có thể xác định được khoảng cách của vật đấy. Với khả năng phát tia hồng ngoại nhỏ, các loại cảm biến tiệm cận thường dùng trong những ứng dụng tầm phát hiện ngắn.

Xem thêm: Dùng cảm biến trong công nghệ robot tránh vật cản

Capacitive Proximity Sensors – Cảm biến điện dung

Loại này dùng để phát hiện kim loại cũng như các loại vật liệu khác. Chúng được sử dụng rất nhiều trong tất cả các ngành công nghiệp. Có thể phát hiện các loại điện môi như thủy tinh, nhựa,.. như vậy cho phép người dùng tìm ra mức độ các chất trong thành phần cấu tạo của chúng.

Inductive Proximity Sensors – Cảm biến cảm ứng

Cảm biến cảm ứng giúp nhận diện mô tả bản chất kim loại, có thể nhận định cho dù đó có phải sắt hay không. Được áp dụng để phát hiện những bộ phận thiếu hoặc mất, và quản lý đếm số linh kiện. Với tốc độ xử lý cao và đáng tin cậy Sensor này rất phù hợp làm việc trong môi trường mà bắt buộc vật liệu không có tính từ tính.

Photoelectric Proximity Sensors – Cảm biến quang điện

Sensor này giúp nhận diện các Emitters ánh sáng hoặc bất kỳ các loại nguồn sáng nào khác. Tứ đó chuyển đổi thông tin đưa đến bộ điều khiển xử lý.

Các loại cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ dùng để đo đưa ra thông tin về năng lượng nhiệt từ đó giúp người dùng nhìn nhật sự thay đổi. 

Cảm biến nhiệt độ

Trong những năm gần đây các loại cảm biến nhiệt đang rất phát triển. Gần như ở tất cả mọi lĩnh vực đều sử dụng Sensor nhiệt. Từ nông nghiệp giúp quản lý chọn nhiệt độ phù hợp cho cây cối. Đến công nghiệp đời sống, và cả y tế từ các cảm biến này sẽ đưa ra được quy trình nhiệt độ tối ưu nhất.

Cặp nhiệt điện

Đây là 1 thiết bị điện áp giúp đo nhiệt độ theo sự thay đổi của điện áp. Khi điện áp đầu ra của thiết bị tăng lên chứng tỏ nhiệt độ đang tăng.

Nhiệt điện trở ( RTD)

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ sản phẩm điện. Nhiệt điện trở hỗ trợ bảo vệ thiết bị khi nhiệt độ tăng thì trở kháng từ RTD cũng tăng. Giúp tăng sức đề kháng cho thiết bị tối ưu.

Thermistor

Đây là 1 loại điện trở giúp tăng sức đề kháng vật lý cho thiết bị. Khi nhiệt độ thay đổi đề kháng vật lý cúng thay đổi 

Bán dẫn (Diode, IC ,…)

Còn được gọi là thiết bị tuyến tính, giúp độ dẫn điện của chất bán dẫn tăng tuyến tính. 

Cảm biến hóa học

Cảm biến hòa học là một loại ít được người dùng biết đến nhất. Nó thường được áp dụng trong công nghiệp cũng như các phòng thí nghiệm. Giúp người dùng nghiên cứu và phân tích hóa học. Từ đây các nhà khoa học có thể chỉ ra những thay đổi của chất lỏng chất khí trong môi trường. Qua đó có thể bảo vệ cuộc sống con người khi có hiểm nguy ô nhiễm nguồn nước hay không khí.

cảm biến hóa học

Các cảm biến này thường được lắp đặt ở những khu chế xuất công nghiệp, phòng thí nghiệm, sông ngòi,… 

Ứng dụng của các loại cảm biến trong đời sống

  • Thang máy sử dụng cảm biến tiệm cận để xác định vị trí.

  • Hệ thống báo cháy sử dụng cảm biến khói.

  • Đèn tự động sử dụng cảm biến từ trường.

  • Hệ thống rèm cửa thông minh sử dụng cảm biến quang.

  • Robot lau nhà, robot dò đường sử dụng cảm biến quang.

    sử dụng cảm biến quang.

Trên đây là một số tìm hiểu của Uniduc về các loại cảm biến thường được sử dụng. Còn rất nhiều những kiến thức, bổ ích về robot có thể tìm hiểu thêm. Để biết thêm chi tiết các bạn thể liên hệ trực tiếp chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý vị. Xin chân thành cảm ơn.

UNIDUC – KIẾN TẠO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG