Cải tiến phương pháp nuôi ong mật nâng cao hiệu quả kinh tế

Cải tiến phương pháp nuôi ong mật nâng cao hiệu quả kinh tế

Để giúp nhân dân nâng cao hiệu quả nuôi ong tiến tới thu hoạch mật từ 1 lần trên năm lên ít nhất 2 lần trên 1 năm. Kiểm soát được việc chia tách đàn, nhân đàn phát triển đàn ong tăng dần số lượng đàn. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai  đã hướng dẫn các hộ nuôi ong xã Nàm Sán, huyện Si Ma Cai Cải  tiến phương pháp nuôi ong mật nâng cao hiệu quả kinh tế.

anh tin bai

Ông Vàng Sín Phìn bên Thùng ong của gia đình

Nuôi ong mật lâu nay trên địa bàn nhiều xã trong huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được một số hộ nhân dân nuôi bằng phương pháp truyền thống và hoàn toàn tự nhiên qua nhiều thế hệ. Bằng việc tận dụng các thùng đựng quần áo cũ các bàn nhỏ đóng chắp vá mấy tấm ván hoặc tận dụng các đõ tròn để nuôi ong mật hoàn toàn không tác động gì cho đến khi khai thác mật. Với độ che phủ rừng hiện nay trên địa bàn huyện Si Ma Cai hiện nay 41% và có trên 980ha cây ăn quả nhiệt đới và ôn đới đây là lợi thế rất lớn để nhân dân phát triển nghề nuôi ong mật và khai thác mật hoa tự nhiên. Hiện nay mật ong do nhân dân khai thác có chất lượng rất cao xuất bán ra thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu. Từ lợi thế về đồi rừng và diện tích cây ăn quả đó, một số hộ nhân dân xã nàn sán đã tham gia nuôi ong mật tại thôn như thôn đội 1, đội 2, đội 3 gồm các hộ ông Vàng Tảo Lìn nuôi 10 tổ, Ông Vàng Sín Phìn nuôi 10 tổ; Ông Lừu Sín Mìn 3 tổ; ông Lùng Lìn Thắng 4 tổ…vv.

Qua trao đổi cách thức nuôi ong với ông Vàng Sín Phìn người dân tộc Thu Lao nguyên trưởng thôn đội 2 của xã Nàn Sán ông cho biết: Gia đình ông đã nuôi ong rất nhiều năm nhưng thực chất là chỉ làm cho nó một cái tổ để ở chứ không nuôi. Một năm chỉ thu hoạch được một lần và tháng 3 hoặc tháng 4. Thời điểm tháng 3, 4 và tháng 9, 10 ong thường chia đàn nên gia đình thường xuyên phải cắt cử người trông đặc biệt vào những ngày nắng ong thường hay sẻ đàn (chia đàn) có khi bắt lại được cho thêm vào tổ khác nhưng cũng có khi không bắt lại được. Gia đình có khi nuôi lên được trên 10 tổ nhưng cũng có thời điểm đi mất chỉ còn lại 6 đến 7 tổ.

Khi được hỏi về cách thức khai thác mật ông chia sẻ: dùng khói hương hun ong rồi mở nắp thùng, tổ lấy mật và sáp ra sau đó để lại 1 tầng sáp trong cùng của tổ để ong tiếp tục ở và xây lại đến sang năm thu hoạch tiếp. Sau khi cắt sáp lấy mật mang tầng sáp ra chợ bán hoặc ngâm rượu có khi không bán được mang vứt bỏ. Với 10 tổ một năm cũng cho thu hoạch được 40 đến 50 kg cả mật và sáp bán ra thị trường với giá từ 150 đến 180.000đ/1kg cũng thu về cho gia đình được từ 8 đến 9 triệu đồng không cần bỏ vốn gì.

Với phương pháp nuôi truyền thống trên một năm các gia đình nuôi ong tại xã Nàn sán đều chỉ thu được mật ong duy nhất 1 lần trong năm. Do không kiểm soát được việc chia tách của đàn ong hàng năm và do không kiểm tra được con chúa để can thiệp chia đàn, nhân đàn. Dẫn đến đàn ong bỏ đi ra tự nhiên phần lớn lượng quân của tổ. Cách thu hoạch lấy mật như trên làm ong chết hết toàn bộ lượng quân non trong sáp cùng nhị và phấn hoa trước đó ong tích lũy được dẫn đến ong phải làm lại từ đầu đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một năm các hộ dân chỉ thu được mật một lần không tạo ra được các đàn ong mạnh.

Để giúp nhân dân nâng cao hiệu quả nuôi ong tiến tới thu hoạch mật từ 1 lần trên năm lên ít nhất 2 lần trên 1 năm. Kiểm soát được việc chia tách đàn, nhân đàn phát triển đàn ong tăng dần số lượng đàn. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai đã mời các hộ nuôi ong mật tại các thôn đội 1, đội 2, xã Nàn Sán tập trung tại hộ ông Vàng Sín Phìn hướng dẫn các hộ phương pháp thu hoạch mật bằng việc cắt phần mật trên sáp đồng thời sửa toàn bộ các thùng ong ,đõ ong của nhân dân theo hình thức đóng thêm thanh đỡ đặt các cầu ong bằng các thanh gỗ tận dụng không có mùi lạ rộng 2cm lấy các tấm sáp sau khi tách phần mật ra buộc treo vào các thanh gỗ đã chuẩn bị sẵn treo ngược trở lại, sếp vào tổ ong theo hình thức mỗi thanh cầu ong lại để thêm 1 thanh tre rộng 1cm, để đảm bảo khoảng cách giữa các cầu ong chánh việc ong xây linh tinh không theo trình tự của cầu.

Việc tạo các thanh cầu này sẽ giúp nhân dân dễ dàng kiểm tra được tổ ong các tầng ong và ong chúa giúp cho việc dễ dàng phát hiện thay thế chúa già hoặc có thể cắt cánh chúa già trước khi vào mùa ong chia đàn để chánh việc ong chia đàn đưa phần lớn quân đi và khai thác mật cũng dễ dàng hơn. Với phương pháp làm đó tối thiểu một năm các gia đình nuôi ong có thể thu tối thiểu 2 lần mật vào tháng 3, 4 và tháng 9, 10 hàng năm. Các tổ mạnh và khu vực nhiều hoa có thể thu liên tiếp 3 đến 4 lần mật trên 1 năm. Ngay sau khi được hướng dẫn đã có 4 hộ trên các thôn của xã đồng loạt cải tạo lại thùng nuôi cho ong đồng thời tuyên truyền tới các hộ khác trong và ngoài xã đã, đang nuôi ong mật; cải tiến thùng ong nuôi phương pháp nuôi và cách thức thu hoạch mật thủ công hiệu quả. Đây là tiền đề giúp nhân dân từng bước nâng cao hiệu quả trong việc nuôi ong mật có thêm nguồn thu nhập cao từ nuôi ong và dần phát triển hơn nữa nghề nuôi ong mật tự nhiên trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

Nguyễn Ngọc Thủy TT DVNN huyện Si Ma Cai(CTVKN)