Cái nhìn cơ bản về thể thao giải trí, thể thao mạo hiểm và thể thao biển
Cái nhìn cơ bản về thể thao giải trí, thể thao mạo hiểm và thể thao biển
Dù lượn, lướt sóng, trượt tuyết mạo hiểm hay leo núi tự do… là những gì chúng ta thường nghĩ đến khi nhắc tới các môn thể thao mạo hiểm. Đặc biệt, với những người yêu thích và thường xuyên tham gia thể thao mạo hiểm, những lợi ích cả về thể chất và tinh thần mà những môn thể thao này mang lại không hề nhỏ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đấy, thể thao mạo hiểm vẫn là một khái niệm thể thao hoàn toàn mới mẻ.
CÁI NHÌN CƠ BẢN VỀ THỂ THAO GIẢI TRÍ, THỂ THAO MẠO HIỂM VÀ THỂ THAO BIỂN
Trần Thanh Hoài
Bộ môn Giáo dục thể chất & An ninh quốc phòng
Trường Đại học Điện lực Hà Nội
I. Đặt vấn đề
Dù lượn, lướt sóng, trượt tuyết mạo hiểm hay leo núi tự do… là những gì chúng ta thường nghĩ đến khi nhắc tới các môn thể thao mạo hiểm. Đặc biệt, với những người yêu thích và thường xuyên tham gia thể thao mạo hiểm, những lợi ích cả về thể chất và tinh thần mà những môn thể thao này mang lại không hề nhỏ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đấy, thể thao mạo hiểm vẫn là một khái niệm thể thao hoàn toàn mới mẻ. Chính phủ các quốc gia hiện nay vẫn chưa thực sự có những chiến lược phát triển cụ thể, mà dường như đấy mới chỉ là kế hoạch phát triển mang tính tổng thể cho một số môn thể thao mạo hiểm yêu thích hoặc phổ biến.
Thể thao giải trí là khái niệm thể thao không còn mới, tuy nhiên để đưa ra được một khái niệm hoàn chỉnh về lĩnh vực thể thao này không hề đơn giản. Không giống như các lĩnh vực thể thao khác như thể thao thành tích cao, thể thao học đường, thể thao công sở… thể thao giải trí là loại hình thể thao chuyên biệt, có lợi cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của con người, được tiến hành trong thời gian tự do ngoài giờ làm việc của con người. Thể thao giải trí có phạm trù rất rộng, đan xen trong sự phát triển của thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
Thể thao biển, thể thao dưới nước là một trong những loại hình thể thao cơ bản, có tính vận động cao của thể thao giải trí. Thể thao biển, thể thao dưới nước có thể gồm rất nhiều các hình thức vận động, từ đua thuyền truyền thống cho đến lướt ván dù, mô tô tốc độ trên biển… Thể thức tham gia có thể là vận động cá nhân cho đến tập thể.
II. Tổng quan về Thể thao biển
Theo một nghiên cứu của Chính phủ Anh (Sport England, 2008) về sự phát triển của thể thao biển và xu hướng phát triển của thể thao biển trong tương lai, thể thao biển thường được diễn ra ở 2 môi trường cơ bản là nhân tạo và tự nhiên, sử dụng chính năng lực, kinh nghiệm, khả năng và sức mạnh của cá nhân (đối với một số môn như Chèo thuyền, Đua thuyền buồm, Lướt ván…) hoặc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp (đối với các môn như Lặn với ống thở, Mô-tô nước, Trượt nước tốc độ…).
Một số yếu tố cơ bản và bắt buộc phải có để tổ chức các hoạt động thể thao biển (bao gồm cả thi đấu và luyện tập), gồm:
· Diện tích địa điểm thi đấu
Môn
Diện tích tối thiểu
Đua Thuyền buồm
Thuyền bé: 1-5 hecta
Thuyền lớn: 6 hecta
Thi đấu các giải mở rộng: tối thiểu 20 hecta
Lướt ván diều
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
Chèo thuyền (Rowing)
Thi đấu thành tích cao: 2300mx120mx1,5m
Thi đấu giải trí: 2000mx60mx1,5m
Canoeing
Tùy thuộc vào nhu cầu
Đua thuyền máy tốc độ
Tối thiểu 15 hecta
Mô-tô nước (Jetskiing)
Có thể diễn ra ở hầu hết địa điểm phù hợp
Trước nước tốc độ (Waterskiing)
Tối thiểu 15 hecta
· Nhân sự có trình độ và kinh nghiệm
Theo nguyên tắc của Chính phủ Anh và Ấn Độ, một chương trình, giải đấu hay đơn giản là địa điểm diễn ra các hoạt động thể thao biển cần có tối thiểu ít nhất 1 nhân sự có trình độ và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm ở mỗi một lĩnh vực. Ví dụ như 1 cứu hộ, 1 y tế, 1 giám sát sự kiện…
· Đăng ký chất lượng các sản phẩm, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi đấu
Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các môn không động cơ cần phải còn giá trị bảo hiểm ít nhất 3 tháng.
Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các môn có động cơ cần phải có giá trị bảo hiểm ít nhất 3 tháng
· Bảo hiểm
Bảo hiểm cho các cá nhân khi tham gia luyện tập, thi đấu, vận hành, tổ chức hoạt động thể thao biển là điều bắt buộc.
· An toàn
Điều hành và tổ chức các sự kiện có liên quan đến thể thao biển phải tuân thủ các quy định cơ bản về an toàn trong luyện tập TDTT do Chính phủ quốc gia ban hành. Bên cạnh đấy, sẽ có những quy định riêng biệt cho từng môn thể thao biển khác nhau.
Đảm bảo rằng thuyền cứu hộ luôn trong trạng thái hoạt động và có thể sử dụng trong mọi thời điểm, tình huống.
· Thời gian diễn ra luyện tập hoặc thi đấu
Tất cả các hoạt động thể thao biển phải được diễn ra trong khoảng thời gian từ 6.30 sáng đến 6.30 tối, với điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp có bão, mưa to, gió to, hay các vấn đề có thể gây ra chấn thương và ảnh hưởng cho người chơi, thì các hoạt động thể thao biển phải được dừng cho đến khi có thông báo chính thức trở lại.
Mỗi một môn thể thao biển lại có những đòi hỏi riêng biệt để có thể tổ chức thi đấu, luyện tập. Dưới đây là ví dụ minh họa cho một số điểm yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức thi đấu một trận đấu Bóng chuyền bãi biển:
· Chất lượng cát
Trong môn bóng chuyền bãi biển, các cầu thủ chơi bóng bằng chântrần, vì thế điều quan trọng nhất là phải giữ cho cát trong sân không bị lẫn đá, mảnhthủy tinh, sứ hay các mảnh vỡ khác có thể làm tổn thương đến chân cũng như đảm bảosức khỏe cho VĐV.
· An toàn cho người tham gia
Trong quá trình thi đấu, việc ra vào sân thi đấu cầnđược hạn chế và chỉ dành cho người tham gia. Thú hoang, trẻ em lạc và các vật dụngkhác tham gia vào sân thi đấu có thể là mối nguy hiểm tiềm tàng cho người tham gia.Cần thiết phải lập ra một hàng rào an toàn quanh khu vực cát thi đấu một khoảng cáchbằng một sân tennis tiêu chuẩn
· Duy trì mức cát
Theo quy định, khu vực cát thi đấu thường được đào đến độ sâu500-400mm và được đặt lên trên Terram hoặc thiết bị tương tự bằng gỗ hoặc vật liệukhác để chứa cát. Mức cát trong sân thi đấu chủ yếu giảm do các tác động bởi gió, đâylà điều thuận lợi của các sân thi đấu nằm sâu trong đất liền. Tuy nhiên, cũng cần có cácbiện pháp nhằm giảm thiểu tác động này càng nhiều càng tốt. Các phương pháp baogồm việc giảm tốc độ gió bằng một hàng rào tự nhiên bằng cây xanh hay một hàng ràonhân tạo bằng vật liệu chắc chắn.
· Tính chính xác của thiết bị thi đấu
Để đảm bảo việc hoạt động chính xác của sâncho việc thi đấu thì cần chắc chắn rằng lưới và cột phải luôn ở đúng vị trí quy định.Cần thiết phải có một nhân viên của địa điểm thi đấu hay người tham gia giữ cho lưới và cộttránh khỏi bị di chuyển hay dùng vào mục đích khác. Rõ ràng các thiết bị càng đượclắp đặt nhiều sẽ càng tốt cho việc thi đấu nhưng kéo theo đó là sự hao mòn hayphá hoại của thời tiết càng lớn. Việc cần thiết phải bảo trì các thiết bị thi đấu là rất cầnthiết.
· Khu vực khán giả
Cho dù mặt sân thi đấu là cát, phần lớn khán giả nói chung vẫnmuốn được theo dõi trận đấu từ các khán đài chắc chắn. Cùng với sự chuyển đổi củasân thi đấu, các khán đài cung cấp cho người xem từ các băng ghế có độ cao 10mm sovới mặt cát. Việc bố trí này lợi dụng từ sự thu hẹp chu vi các sân đấu.
· Thiết bị thi đấu
Cột lưới thường bao gồm 2 phần chính: phần cắm bao gồm các chốtđược gắn trong khối bê tông mét, phần thứ 2 là phần chính cắm vào phần chốt này đểtạo độ căng và chiều cao cần thiết cho lưới. Các chốt cần được đảm bảo để có thể tháolắp dễ dàng và không gây nguy hiểm cho người chơi. Cuối các cột thường có hai điểmgắn dòng đầu và cuối của lưới để phù hợp với chiều cao của mọi người ở các độ tuổivà giới tính. Nếu không, lưới cần được đưa về chiều cao tiêu chuẩn của đàn ông.
III. Khuyến nghị: Khi phát triển thể thao biển Việt Nam
· Nghiên cứu kỹ và lựa chọn môn thể thao biển phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam (căn cứ vào đặc thù địa lý, khí hậu…).
· Lựa chọn mô hình pahst triển thể thao biển phù hợp, có tính khả thi (xét đến yếu tố văn hóa, thể chất, y tế, lịch sử…), loại hình phát triển (dưới nước, trên mặt nước, trên bờ biển).
· Cần tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố cơ bản đã được nêu ở trên để vận hành và tổ chức các hoạt động thể thao biển. Tuy nhiên cũng phải có sự vận dụng hợp lý, phù hợp với pháp luật, văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt.
IV. Danh mục tham khảo
· Environment Committee: Fourth Report, The Environment impact of leisure facilities, HMSO, 1995;
· Sport England: Planning policies for sports: A land use planning policy statement of behalf of sport, 1999;
· Sports Council: Planning and Provision for Motorized Water sports, 1995.
· India Maritime Board: Water Sports Policy, 2015.
· India and Water Sports: http://oneindiaonepeople.com/india-and-water-sports/, 2015
7945
Đánh giá bài viết này:
Đánh giá bài viết này: