Cải cách hành chính là gì? – GLaw Vietnam
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?
Cải cách hành chính là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, nhằm mục đích sửa đổi toàn diện hệ thống hành chính Nhà nước. Giúp cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tốt hơn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm cải cách hành chính là gì và tình hình cải cách hành chính ở nước ta.
I. Cải cách hành chính là gì?
Cải cách hành chính là một công cuộc, chủ trương có tính đổi mới nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả của nhà nước.
Hoạt động cải cách hành chính là vấn đề xảy ra ở toàn bộ mọi quốc gia và được xem là yếu tố thúc đẩy sự phát triển xã hội – kinh tế, là trọng tâm của công cuộc cải cách bộ máy nhà nước để xây dựng nên một nền hành chính dân chủ, có đủ quyền lực, thống nhất và năng lực nhằm thực hiện đúng theo đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân.
II. Cải cách hành chính ở Việt Nam:
Ở nước ta, nội dung quan trọng của cải cách hành chính bao gồm:
Mục Lục
1. Cải cách thể chế:
Xây dựng và hoàn thiện các thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế với điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đổi mới qui định xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, đảm bảo tổ chức thực thi pháp luật nghiêm của cơ quan nhà nước, cải cách thủ tục hành chính cho phù hợp.
2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Là việc điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của chính phủ, cơ quan bộ, ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và chính quyền tại địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong bối cảnh mới.
Khắc phục các chồng chéo về chức năng của bộ máy cơ quan nhà nước, chuyển một vài công việc sang tổ chức phi chính phủ đối với các công việc dịch vụ, thực hiện phân cấp quản lý, cải tiến phương thức làm việc của cơ quan hành chính các cấp, hiện đại hóa nền hành chính.
3. Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, cán bộ:
Bao gồm:
-
Đổi mới chế độ quản lý công chức.
-
Cải cách chế độ tiền lương cán bộ công chức.
-
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao đạo đức và tinh thần trách nhiệm của công chức
4. Cải cách tài chính:
Bao gồm:
-
Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách và tài chính.
-
Bảo đảm quyền quyết định ngân sách tại địa phương.
-
Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với những khu vực dịch vụ công.
Cải cách hành chính là một chủ trương được Đảng cộng sản Việt Nam đề ra và thể hiện cụ thể trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc. Trong đó, mục tiêu cải cách hành chính cụ thể là: Xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, vững mạnh, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới quyền lãnh đạo của đảng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực đủ điều kiện đáp ứng được công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Chủ trương cải cách hành chính vẫn tiếp tục được nhấn mạnh tại nghị quyết Đại hội toàn quốc lầnVIII và các nghị quyết trung ương 3, trung ương 6 và trung ương 7.