Cải Lương Việt Nam – Bản Sắc Dân Tộc – cailuongvietnam.com

Sau 1975, tên tuổi Kim Lệ Thủy ít có ai nhắc đến, chỉ mới biết cô vào Khu Dưỡng Lão Nghệ Sĩ, khi trang nhà ghé thăm nhân ngày kỷ niệm lập web 13-04-2013, cô ca tặng 1 bài hát giọng rất hay và còn “rong” giữ lắm. Và lần offline lần nhất ngày 27-07-2013, khi trả lời phỏng vấn MC trẻ, “lạ” của cải lương Kim Phụng, nghệ sĩ Kim Lệ Thuỷ tâm sự ” sau 1975, vì thương con nên về Tiền Giang ở gần để có điều kiện chăm sóc con”

Cũng trong dịp này nghệ sĩ Kim Lệ Thuỷ cho biết một điều khá thú vị là nghệ danh của cô là do đôi tài danh, chủ gánh hát Tân Hoa Lan Tấn Tài-Như Ngọc đặt cho, để sau này nắm cái đuôi thành danh nổi tiếng của nghệ sĩ đàn chị Lệ Thuỷ vì lúc đó ca giống Lệ Thuỷ. Nghệ sĩ Kim Lệ Thuỷ cũng không quên tặng khán giả mạng một trích đoạn dễ thương trong tuồng “Đêm Lạnh Chùa Hoang” với giọng nghe còn non, éo.. lắm!

Image

Kim Lệ Thủy tên thật là Bùi Thị Ái Hoa, sinh năm 1951 (tuổi Tân Mẹo) tại làng Điều Hoà tỉnh Định Tường (cùng quê với nữ danh ca tiền phong Tư Sạng), nay là Phường 3 Thành phố Mỹ Tho.
Năm 14 tuổi (1965) Kim Lệ Thủy đi hát cho ban cổ nhạc Gió Mới đài phát thanh Định Tường với nghệ danh là Ái Hoa.
Ban Gió Mới do nhạc sĩ Hạ uy cầm Nguyễn Văn Đông làm trưởng ban.
Dàn đờn gồm có:
Nguyễn Văn Đông: Hạ uy cầm
Đại lão nhạc sư Hai Phát: tranh (đã quy tiên từ lâu)
Đại lão nhạc sư Bảy Phát: kìm (đã quy tiên từ lâu)
Lão nhạc sĩ Minh Tô: guitar, sến (đã quy tiên khoảng 5 năm nay)
Lão nhạc sĩ Quốc Khởi: vĩ cầm
Cùng thời với Ái Hoa (Kim Lệ Thủy) còn có Kiều Mộng Nghi (đào chánh tuồng Rừng Thần), Phương Hồng Phấn ca hãng dĩa Việt Hải, Cẩm Vân (ái nữ đại lão nhạc sư Bảy Phát) chuyên ca tài tử 20 bản tổ.

Cùng thời với ban cổ nhạc Gió Mới, lúc đó đài phát thanh Định Tường còn có ban cổ nhạc Phương Nga, với các nghệ sĩ Kiều Nga, Kiều Phương, Hoài Vĩnh Phúc (ca giống giọng Hữu Phước)… Ban cổ nhạc Dạ Thanh do soạn giả Vũ Châu làm trưởng ban, với các nghệ sĩ Trang Thanh Lệ, cô Ba Truyện (cô ruột của nhạc sĩ Văn Giỏi)…

Ở Tiền Giang, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng nhu cầu của công chúng, nhiều đoàn cải lương được thành lập như: Tiền Giang 1 với các nghệ sĩ nổi tiếng như Trương Hoàng Long, Kim Lệ Thủy, Vương Cảnh, Kim Hồng Hạnh; Tiền Giang 2 (còn gọi Đoàn cải lương tuồng cổ), với các nghệ sĩ như Bảo Ân, Kiều Loan, Kiều Phượng, Hà Thiện Chí… Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có một số đoàn cải lương xã hội hóa như Sông Tiền của Trọng Nhân, Long Giang của Khánh Tâm – Mai Trinh, Tiền Giang của Phương Lâm, Tiếng Hát Tiền Giang của Thanh Tú – Trang Bích Liễu… Các đoàn cải lương đi lưu diễn khắp nơi trong và ngoài tỉnh để phục vụ công chúng mến mộ. Ngoài ra, một số huyện, xã cũng đã thành lập đoàn cải lương để phục vụ nhân dân ở địa phương mình. Ông Trần Phương Hùng nhớ lại, khoảng giữa thập niên 1980, trên địa bàn tỉnh có 5 đoàn cải lương cấp huyện. Hàng năm, ngành Văn hóa tổ chức hội diễn các đoàn cải lương cấp huyện để khuyến khích các đoàn đầu tư tập vở mới, nâng cao chất lượng nghệ thuật.

Khoảng năm 1985, nữ nghệ sĩ Kim Lệ Thủy hát chánh với nam nghệ sĩ Vương Cảnh ở một số đoàn cải lương tại miền Tây Nam bộ.

Các tuồng, tân cổ xưa còn sót lại qua giọng ca Kim Lệ Thuỷ trên băng đĩa xưa sau đây;

Kim Lệ Thủy là đào chánh tuồng Chiếc Quạt Trầm Hương.
Dương Quý Phi ( Hùng Cường, Ngọc Giàu, Dũng Thanh Lâm, Kim Lệ Thủy…)
Tướng Cướp Bạch hải đường ( Hùng Cường, Ngọc Giàu,Phương Quang,Dũng Thanh Lâm, Văn Chung. Kim Lệ Thuỷ-vai vợ ông cò Bằng)
Chiếc quạt trầm Hương: Minh Phụng,Thanh Nga…
Mắt em là bể oan cừu 2( Minh Phụng, Kim Lệ Thủy, Phương Thanh, Tài Lương…)
Tuyệt tình ca(Út Trà Ôn, Hoàng Giang,Văn Chung, Hùng Cường,Thanh Sang,Út Bạch Lan,Bạch Tuyết, Kim Lệ Thuỷ-vợ lớn ông Cò quận 9, Kim Giác…

Và bài tân cổ trên cả tuyệt vời : Chúc Anh Đài vốn được trình bày bởi nghệ sĩ Lệ Thuỷ trước đó.