Cải Lương Việt Nam – Bản Sắc Dân Tộc – cailuongvietnam.com

“Trải qua bao nhiêu thăng trầm, có lúc tên tuổi bị lu mờ do nhiều hoàn cảnh, tôi nghiệm ra rằng cuộc sống luôn ban cho mình nhiều cơ hội, con người cần làm việc có ích cho cộng đồng, đó là điều còn lại mãi với thời gian” – NSƯT Vũ Linh tâm sự

Sau sự ra đi của nhà nhiếp ảnh trẻ Nguyễn Hoàng Vinh, đến nay lại thêm một nỗi đau khiến NS Vũ Linh cảm nhận sự mất mát đến tột cùng. Anh đã có những tâm sự gửi đến bạn đọc. 
”Ở mỗi giai đoạn đời người sự trải nghiệm thường mang đến cho mình nhiều suy nghĩ. Khi đạt đến đỉnh vinh quang, mình không bao giờ nghĩ sẽ có lúc phải chịu đựng những mất mát vừa qua. Trước hết là sự ra đi của ba mẹ, rồi đến những người em, người cháu mà mình quý mến nhất. Dường như cuộc sống đúng như ông bà xưa đã bảo, đó là cõi tạm. Cõi tạm theo hàm ý Phật giáo chỉ là nơi ta ghé qua chơi, rồi lại đi về một nơi xa xôi nào đó, nơi không có nỗi buồn, không bị chi phối bởi sự hận thù, xâu xé. Và ai trong chúng ta, người trước kẻ sau sẽ đặt chân đến cõi tạm này”. 

Hai lần NSUT Vũ Linh sang Mỹ, cũng là hai lần Nguyễn Hoàng Vinh cùng song hành. Khi sân khấu cải lương không còn như trước, nghệ sĩ biểu diễn thường chỉ nhờ vào dĩa MD thu âm phần hòa âm sẳn của dàn nhạc cổ (vì dàn nhạc khó di chuyển trong việc chạy show), mà hầu hết các điểm diễn từ trong đến ngoài nước, NSƯT Vũ Linh đều ca bằng giọng thật, anh không chấp nhận việc hát nhép. Do vậy mà phải có một người am hiểu nghề, biết từng bản bài, lời vọng cổ, nhịp đàn, thậm chí thuộc cả những câu thoại trong kịch bản, để làm công tác bấm dĩa nhạc đúng chữ đờn mỗi khi NSƯT Vũ Linh ca. Thế mà trăm lần theo show diễn thì trăm lần đều thắng, chưa bao giờ Nguyễn Hoàng Vinh để cậu của mình bị khán giả phản ứng do bấm sai dĩa như một số nghệ sĩ khác đã từng mắc phải trên đường chạy show. “Vinh ra đi là tôi mất một cánh tay đắt lực. Hơn ba năm mới nguôi ngoài được phần nào, giờ nỗi đau chia ly lại liền kề khiến tôi đau khổ, dằn vặt” – anh tâm sự trong nước mắt.

Người em thân tình còn hơn cả ruột thịt đã chia biệt anh, đó là chị Xuân Phương – một khán giả trung thành ở Bình Dương. Vốn yêu sân khấu cải lương, chị Phương và anh Đức lúc nào cũng dành tình cảm sâu đậm cho sân khấu cải lương và đặc biệt dành cho NSƯT Vũ Linh. Hai vợ chồng lúc nào cũng sẵn sàng có mặt tại nhà anh khi hữu sự, hoặc đến sàn tập sàn quay, thậm chí khăn gói lên đường theo ”thần tượng” lưu diễn miền Bắc, miền Trung. Đáp lại tấm lòng thương mến của vợ chồng Đức Phương, NSƯT Vũ Linh đã nhận con trai duy nhất của anh cốt làm con nuôi. Từ khi cậu bé lọt lòng, cho đến khi đã thành hôn, sanh đôi hai thiên thần bé nhỏ, NSUT Vũ Linh lúc nào cũng dành hết tình cảm cho mái ấm này, vì đối với anh đó là một mái ấm thân tình, sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi mỗi khi anh gặp những chuyện không vui từ đời thường cho đến hoạt động nghệ thuật. ”Con gái tôi, bé Loan từ khi lập gia đình đến nay, mỗi khi tôi lưu diễn cháu mới về trông nhà, phần lớn vẫn ở bên gia đình của cháu. Do đó những tâm sự vui buồn phần nhiều lại trao gửi cho vợ chồng Đức – Phương, hoặc một số bạn bè thân hữu. Nhưng từ khi Phương ra đi, tôi cảm nhận sự trống vắng đến nghẹn lời” – NSƯT Vũ Linh khóc.

Không ai có thể hình dung được chị Xuân Phương mất trong hoàn cảnh nào? Đó chính là chuyến đi định mệnh của cuộc đời chị: “phương đi du lịch cùng chồng sang Mỹ, đi thăm một số bà con ruột thịt đang định cư bên đó. Không ai ngờ đó là chuyến đi cuối cùng của Phương và vĩnh viễn không về nữa – anh lại nghẹn ngào không nói thành lời. Hôm đó, đúng 49 ngày cúng thất cho chị Xuân Phương, NSƯT Vũ Linh đã cùng NS Võ Hoàng Phương, Hiếu Cảnh, Chấn Cường, Bình Tinh, Nhật Minh…đến thắp hương. Anh Đức đau đến xé lòng không thể nói được điều gì. Anh ôm hũ hài cốt của vợ về nước trong sự bùi ngùi. Căn bệnh tim mạch đã làm chị đột tử bất ngờ khi đang ngồi trên xe, cùng với đoàn du lịch đến tham quan vùng Núi Rushmore – Khu Tưởng niệm Quốc gia của nước Mỹ, nơi có một tác phẩm điêu khắc được tạc nào khối đá granite trên núi Rushmore (gần thành phố Keystone, bang South Dao- ta, Mỹ). Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc Gutzon Bor-glum và con trai ông là Lin-coln Borglum, thể hiện bốn gương mật Tổng thống Mỹ với chiều cao 18m: George Washington, Thomas Jeffer-son, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln.

Và rồi cú đột quị của chị đã làm cho cả đoàn du lịch rơi nước mắt. Chị chết trên tay của anh. Trong những ngày chờ đợi nhận hủ hài cốt của vợ, các nghệ sĩ sân khấu cải lương đang định cư hoặc lưu diễn tại Mỹ như: Linh Tâm, Cẩm Thu, Ngọc Đáng, Tài Linh, Mai Thế Hiệp… đã đến thắp hương chia buồn. Vì ai cũng quý mến chị Xuân Phương, xem chị như một người em ruột của NSƯT Vũ Linh. “sau ba tháng tôi lưu diễn miền Trung, về đến TP lại nghe tin buồn: Tôi bắt đầu sợ những buổi hoàng hôn rồi trôi dần đến màn đêm, lúc đó lại nhớ tiếng cười qua điện thoại..của Phương. Đâu đó trong khán phòng hay bên bàn trang điểm trong hậu trường sân khấu, tôi vẫn thấy nụ cười thân quen của một người em gái mà tôi rất quý mến”. NSUT Vũ Linh tâm nguyện. “Tôi không đồng ý để gia đình rải cốt Phương trên sông theo tục lệ của một số người, mà tôi muốn Đức cũng như con trai của Phương là Sô, hãy xây một tháp cốt trong sàn vườn của gia đình, để hương hồn của Phương vẫn còn ở trong nhà. Riêng tôi, trong cuộc đời này đã vĩnh viễn mất đi hai người thân, hai khán giả của mình, và hai tri âm của sân khấu cải lương nơi cho tôi nhiều vinh quang, hạnh phúc”.
 

Cảnh các nghệ sĩ quây quần bên chiếu bạc không phải là hình ảnh quá xa lạ với người trong giới. Hoa Hạ – đạo diễn sân khấu lâu năm trong nghề – cho biết, mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, các anh em nghệ sĩ lại ngồi đánh bài với nhau ở hậu trường. Theo chị biết, mỗi ván chơi như thế họ thường “ăn thua” vài nghìn đồng với mục đích vui là chính. “Đến khi xem báo chí, tôi mới biết có những ván sát phạt lớn đến nỗi công an phải vào cuộc”, chị nói. Nữ đạo diễn nhận xét, người làm nghệ thuật thường ham vui, nhiều khi họ đến với cờ bạc để giải trí. Nhưng do không biết dừng lại đúng lúc, họ trở thành kẻ phạm pháp.

 

 

 

 

 

Mới đây, ông Hoàng Bửu bị tạm giữ vì cầm đầu một tổ chức đánh bạc tại TP HCM. Đây là lần thứ ba nhà chức trách phát hiện ông này dính đến cờ bạc. Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, ông Bửu từng là nghệ sĩ cải lương có nghệ danh Hoàng Bửu hay Bửu Đàn. Ông thường theo các đoàn hát lớn biểu diễn ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây. 

Trước đó, khoảng cuối tháng 10/2007, làng giải trí từng “rúng động” với thông tin ngôi sao màn bạc một thời, Thương Tín , bị bắt vì đánh bạc. Sau đó, anh nhận quyết định khởi tố với ba tội danh: đánh bạc, gá bạc và tổ chức đánh bạc. Thương Tín được hưởng án treo nhờ thành khẩn khi làm việc với cơ quan điều tra và chưa từng có tiền án, tiền sự. 

Bên cạnh những trường hợp bị công an phát giác, nhiều nghệ sĩ từng tán gia bại sản vì cờ bạc.

Hơn 20 năm trước, nghệ sĩ cải lương Kiều Phượng Loan từng đến bước đường cùng vì nợ nần tứ phía, phải bán nhà, sống chui lủi trốn nợ. Đến nay, tuổi đã cao, nữ nghệ sĩ tài danh một thời vẫn nuối tiếc và ân hận khi nhắc lại giai đoạn mê muội. Sau khi “quay đầu là bờ”, chị toàn tâm toàn ý lo cho cha già, người từng ngày đêm khuyên răn chị tránh xa “kiếp đỏ đen”.

Danh hài Hồng Tơ cũng thú nhận, anh từng rơi xuống vũng bùn, phá sản và sống trốn tránh vì thiếu nợ do cờ bạc. “Mới bước vào bài bạc, không ai nghĩ đến chuyện thua, nếu biết nghĩ mình thua thì chẳng ai chơi… nhưng rồi càng chơi càng lậm, đến độ nhận sô rồi, đến giờ diễn rồi vẫn nói dối để lao vào cuộc”, Hồng Tơ kể. Từ đánh bạc với số tiền ít, Hồng Tơ ngày càng tăng “đô”. Có đêm anh thua đến 500 triệu đồng. Danh hài từng phải bán đi villa trị giá hàng trăm cây vàng mà vẫn không đủ trả nợ. Mất hết nhà cửa, anh phải đi ở thuê. Hồng Tơ kể, nhiều đêm đói bụng nhưng anh không đủ tiền để mua một tô hủ tiếu gõ. Đó là chưa kể cảnh Hồng Tơ bị chủ nợ tìm kiếm, mắng chửi.

Cố diễn viên Hồng Sơn mất tất cả tài sản, hạnh phúc gia đình cũng vì đánh bạc, rồi sau đó rơi vào nghiện ngập . Những năm cuối đời, ông gượng dậy đóng phim trở lại. Nhưng sau vài vai diễn, Hồng Sơn gặp tai nạn giao thông khiến sức khỏe sút giảm. Ông qua đời tháng 8/2011, ở tuổi 54. 

Khẳng định bản thân không ham đỏ đen, nhưng nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh chia sẻ, anh đã nếm trải nỗi ê chề khi có em ruột, vốn là nghệ sĩ cải lương tài danh, rơi vào cảnh “nợ như chúa chổm” trên chiếu bạc. “Vì một lời hứa với mẹ trước khi mất mà tôi phải đứng ra trả nợ cho em mình trong suốt hơn 20 năm”, anh nói.

Gần đây, Siu Black rơi vào cảnh vỡ nợ . “Họa mi núi rừng” giải thích chị nợ là do kinh doanh, làm ăn thua lỗ. Nhưng xoay quanh Siu Black tồn tại rất nhiều nghi vấn về việc chị dính vào cờ bạc, cá độ. 

Nhiều nghệ sĩ biện minh, ban đầu, họ đến với cờ bạc từ nhu cầu giải trí hoặc bị rủ rê.

Diễn viên Quách Ngọc Ngoan từng dính tin đồn “mê đánh bạc đến phải bán xe SH”. Anh phủ nhận nhưng giãi bày thêm, chuyện “gầy sòng” giữa các anh em trong đoàn phim là chuyện thường thấy. Đó đều là những cuộc vui, việc chung độ chỉ là buổi ăn sáng, chầu cà phê, chủ yếu để lấp thời gian trống.

Sau này, nghệ sĩ Thương Tín trần tình, các chiếu bạc ngày trước của anh ban đầu cũng xuất phát từ những cuộc vui là chính.

Ngoài những trường hợp chủ động “chơi cho vui”, nhiều nghệ sĩ bị rủ rê, lôi kéo. Tấn Beo bộc bạch, bài bạc loại nào anh cũng biết cách chơi vì bị nhiều người xung quanh dụ dỗ. “Tôi biết chơi, nhưng luôn luôn biết dừng lại ở đúng nghĩa chữ ‘chơi’ thôi. Hễ thấy chuẩn bị rơi vào sát phạt, cay cú tôi bỏ ngay. Tất cả đều tùy thuộc vào ý thức kiểm soát bản thân. Tôi không vướng vào điều này vì tôi xác định, nghề nghiệp của mình không phải là cờ bạc mà là đi hát, đi diễn phục vụ khán giả”, Tấn Beo nói.

“Bài bạc có một ma lực khủng khiếp, ai đã lỡ chui đầu vào khó mà rút ra. Nếu thua một ván, họ cố chơi để vớt lại, càng chơi càng thua. Không chỉ có giới nghệ sĩ mà bất cứ ai có cái máu đỏ đen thì cũng khó thoát khỏi nói”, ca sĩ Phương Thanh chia sẻ khi chứng kiến nhiều đồng nghiệp bị “lậm” chiếu bạc.

Còn diễn viên Mỹ Uyên nhận định: “Dù có lý do gì thì việc một nghệ sĩ đánh bạc vẫn là hình ảnh không tốt, gây tai tiếng cho đồng nghiệp”, chị nói.

Minh Minh – Chi Mai

Tối 23-9, đông đảo sao sân khấu như NSƯT Kim Tử Long, NS Trường Sơn, Thanh Loan, Ngân Tuấn, Cẩm Thu, Trọng Nghĩa… tề tựu tại đám cưới của học trò NSƯT Vũ Linh, đạo diễn trẻ Võ Hoàng Phương.

Vào nghề từ việc nối nghiệp người cha ruột là chuyên gia nhắc tuồng nổi tiếng của sân khấu cải lương (Thanh Trúc), Võ Hoàng Phương đã được NSƯT Vũ Linh nhận làm học trò từ hơn 25 năm qua.

Ngoài việc thường trực là chỉ huy đêm diễn của các hoạt động lớn tại sân khấu thành phố như Lễ Hội Ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam vừa qua do Hội Sân khấu TPHCM tổ chức tại Nhà hát Quân Đội, chú rể còn là đạo diễn của nhiều vở cải lương nổi tiếng như Tây Thiên vũ khúc, Mai đào chung sắc, Triệu Phi…

 

NSƯT Vũ Linh trong ngày cưới của học trò – đạo diễn Võ Hoàng Phương và cô dâu Phương Linh

NSƯT Vũ Linh tâm sự: “Kể từ khi anh Thanh Trúc qua đời, chúng tôi mất đi một chuyên gia nhắc tuồng và thư ký của các vở diễn rất tận tụy với nghề. Tôi nhận Phương làm học trò không phải để truyền dạy việc ca diễn mà hướng em đến với nghề đạo diễn, vì sân khấu cải lương rất cần những đạo diễn trẻ có tâm huyết với nghề”.

NSƯT Kim Tử Long và NS Trinh Trinh

NS Chí Linh – Vân Hà

Gia đình NS Điền Trung và Lê Thanh Thảo

NS Trọng Phúc

NS Trọng Nghĩa và con gái

NS Tú Sương và Trinh Trinh chúc mừng cô dâu, chú rể

NSƯT Út Bạch Lan và NS Ngân Tuấn chúc mừng hạnh phúc học trò của NSƯT Vũ Linh

Vũ Linh (nghệ sĩ cải lương) Tên khai sinh Võ Văn Ngoan Nghệ danh Nghệ sĩ Ưu Tú Vũ Linh Sinh10 tháng 12 , 1958 (57 tuổi) 
Chợ Lớn Quốc tịch Việt Nam Lĩnh vực hoạt động Cải lương [1] Tác phẩm Lương Sơn Bá, Xa phu đi sứ, Giũ áo bụi đời, Bức ngôn đồ Đại Việt…..

Vũ Linh (tên thật: Võ Văn Ngoan ), sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958 tại Chợ Lớn , Sài Gòn. Vũ Linh được khán giả biết đến với nhiều tuồng hát như Hòn vọng phu, Giũ áo bụi đời, Bức ngôn đồ Đại Việt, Cô đào hát, Lương Sơn Bá… và hiện anh đang là nghệ sĩ ưu tú [2] . 

Thân thế và sự nghiệp

Xuất trong gia đình nghèo nên việc học hành dang dở. Năm 13 tuổi, gia đình cho anh học hát ở trường Văn Phát, sau chuyển qua học ca cổ với Văn Vĩ. Năm 1972 , anh theo đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ đi lưu diễn ở các tỉnh . Một thời gian sau anh về hát cho gánh Hoa Anh Đào Kim Chưởng và gặp được nghệ sĩ ưu tú Diệu Hiền và nghệ sĩ Trương Ánh Loan, hai người này đã thương mến anh như con em trong nhà và tận tình chỉ dẫn anh trong nghề nghiệp. 

Anh đã từng cộng tác với những đoàn hát khác như: Khánh Hồng An Giang, Thiên Nga, Sơn Minh…..

Năm 1981, anh trở về thành phố lần đầu tiên và hát cho gánh Minh Tơ và Huỳnh Long.  Năm 1983, anh theo hợp tác với gánh Lâm Đồng đi lưu diễn các tỉnh.

Đến năm 1988 , anh cộng tác với nhà hát Trần Hữu Trang 2 và chính năm này Vũ Linh thực sự bước lên đài vinh quang sau hơn 15 năm trong nghề, cũng chính nơi đây anh đã đưa nghệ thuật sân khấu cải lương tuồng cổ trở lại với quần chúng, bắt đầu bằng vở Xa phu đi sứ . Không lâu sau đó là một loạt những tuồng cải lương Hồ quảng nổi tiếng khác như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài , Bàng Quý Phi, Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Chiêu Quân cống Hồ….. Vài năm sau anh cũng có về cộng tác với các gánh Sông Bé 2, Sông Bé 3. 

Năm 1989, đạt hạng nhì trong 10 diễn viên được ưa thích nhất trong năm.

Năm 1990, đạt hạng nhất trong 10 diễn viên được ưa thích nhất trong năm.

Năm 1991, đoạt Huy Chương Vàng giải Triển Vọng Trần Hữu Trang. Anh là nam nghệ sĩ duy nhất trong số 6 diễn viên đoạt giải năm đó (Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, Tài Linh, Phương Hồng Thủy, và Thanh Hằng).

Năm 1995, đoạt Huy Chương Vàng giải Xuất Sắc Trần Hữu Trang.  Đây là năm đầu tiên giải Trần Hữu Trang có phát thêm giải Diễn Viên Xuất Sắc. Trích đoạn anh diễn khi đi dự thi là nhân vật Nguyễn Địa Lô trong tuồng Bức Ngôn Đồ Đại Việt.

Đến năm 1997, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú . 

Vũ Linh sinh ra trong gia đình có sáu anh chị em. Anh là người con thứ tư nên những người thân thuộc, anh em trong nhà gọi anh là Anh Năm. Hai người em của anh cũng trong giới nghệ sĩ, đó là Hồng Nhung và Tiểu Linh.

Về việc giải trí thì anh thích đi câu cá, xem phim.

Các giải thưởng NSƯT Vũ Linh đã đạt được

1989: Diễn viên được yêu thích nhất (Hạng 2) với 2948 phiếu bầu.

1990: Danh ca vọng cổ với 1275 phiếu bầu.

Diễn viên được yêu thích nhất (Hạng 1) với 6644 phiếu bầu.

Nghệ sĩ Cải Lương được yêu thích nhất (Báo Người Lao Động)

1991: Diễn viên dự giải Triển Vọng THT được yêu thích nhất (Hạng 1) với 9204 phiếu bầu.

Huy chương vàng giải Triển Vọng THT.

1992: Ðôi nam nữ hát chung được yêu thích nhất (Hạng 2 với Tài Linh) với 7362 phiếu bầu.

Ðôi nam nữ hát chung được yêu thích nhất (Hạng 3 với Thanh Thanh Tâm) với 4275 phiếu bầu.
Nghệ sĩ Cải Lương được yêu thích nhất (Báo Người Lao Động)
1993: Diễn viên video được yêu thích nhất.
Nghệ sĩ Cải Lương được yêu thích nhất (Báo Người Lao Động)
1995: Huy chương vàng giải Xuất sắc Trần Hữu Trang với trích đoạn “Bức Ngôn Đồ Đại Việt” . Vai diễn tham dự: Nguyễn Địa Lô.
Diễn viên xuất sắc (Tạp chí Sân Khấu – Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu Việt Nam).
Mai vàng (Báo Người Lao Ðộng)
Nghệ sĩ Cải Lương được yêu thích nhất (Báo Người Lao Động)
1997: Nghệ sĩ ưu tú.
1999: Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Động tổ chức.

Tối 5-2, vở cải lương Tình sử Dương Quý Phi (tác giả Nhị Kiều) sẽ diễn tại rạp Hưng Đạo (TPHCM). NSƯT Vũ Linh sẽ thể hiện vai Đường Minh Hoàng và đứng mũi chịu sào với vai trò đạo diễn. Trước đó, tối mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, vở Kỳ nữ Mạnh Lệ Quân cũng do anh đạo diễn và đóng vai vua Thành Tôn, đã khiến khán phòng rạp Hưng Đạo nghẹt cứng người xem. Hiện tượng Vũ Linh của 10 năm trước đang là vấn đề bàn luận trong giới chuyên môn. Bởi, dù xuất hiện trở lại khi đã bước vào tuổi 50, độ tuổi mà anh vẫn thường nói đùa: “Tôi được đứng vào danh sách nghệ sĩ hàng 50 rồi nhé” thì bất cứ vở diễn nào, dù mới hay cũ, hễ có tên Vũ Linh là khán giả đến xem kín rạp. 

Hào quang đỉnh điểm 

Mỗi năm, sau khi chấm dứt những ngày Tết, NSƯT Vũ Linh thường tổ chức tân niên tại nhà. Anh và bạn bè đồng nghiệp cùng nấu ăn, hàn huyên tâm sự, trong số đó có nhiều nghệ sĩ được anh thương mến và họ luôn gọi anh thân mật bằng cái tên “anh Năm”. Mấy ai biết cái tên Vũ Linh thăng trầm dâu bể với biết bao sóng gió. Anh đã sống trong vòng tay yêu thương của khán giả cải lương hơn 30 năm qua. Hạnh phúc đó được đúc kết “sân khấu nào có Vũ Linh thì sống khỏe”. Một thời, tên của anh chỉ cần xuất hiện trên băng rôn thì những đêm diễn dù chỉ một trích đoạn trong vở cải lương cũ ở một đoàn tỉnh lẻ, hay một chương trình đại nhạc hội xa tít vùng ven vẫn thu hút hàng ngàn khán giả. Vũ Linh được xem là thần tài của các sàn diễn cải lương. Có anh diễn thì từ anh nhân viên hậu đài đến cô đào chánh mới có lương. Có lúc các đoàn hát chấp nhận cho Vũ Linh hưởng một nửa doanh thu đêm diễn để sàn diễn được sáng đèn và nhân viên trong đoàn còn có lương. 

Một thời anh chạy sô chóng mặt, quay video cải lương không có ngày nghỉ. Tiền anh nhận về không có thời gian để đếm, cứ quẳng vào tủ, tràn ra đầu giường, chân giường. Nghề nghiệp xây đắp hào quang cho một Vũ Linh đứng trên đỉnh cao của một kép chánh không đối thủ. 

Sóng gió cuộc đời 

Từ đỉnh cao kép hát, anh chuyển sang làm bầu. Thế nhưng, nghiệp làm bầu khiến anh mấy phen phải bán nhà, bán đất trả nợ. Người ta bảo Vũ Linh hết thời. Vừa phải trả số nợ hơn 3 tỉ đồng cho người em ham mê cờ bạc, anh dẫn đoàn ra miền Trung định kiếm lại số tiền đã mất, nhưng vừa treo băng rôn quảng cáo lên thì mưa bão ập xuống, đoàn nằm ăn không hơn một tháng. Không chịu thua, anh kéo quân lên Tây Nguyên, chưa diễn được suất nào thì một số nhân viên trong đoàn bị sốt rét rừng khiến cả đoàn lao đao. Về lại TPHCM, không nhập được “hộ khẩu” TP vì lúc đó TPHCM có gần 20 đoàn cải lương. Vậy là Vũ Linh buông xuôi giấc mơ làm bầu. Anh tuyên bố rã gánh hát trong nước mắt. 
 

NSƯT Vũ Linh vai Đường Minh Hoàng trong vở Tình sử Dương Quý Phi

Vào thời điểm tiền của phúc lộc đầy nhà, anh lại vướng vào cái tật khó chấp nhận: Mê tứ đổ tường. Hầu như bốn cái xấu mà người đời tránh xa thì Vũ Linh đều dính vào. Có những canh bạc anh thua trắng ba căn nhà. Có những tiệc rượu anh say bí tỉ, những cuộc tình buồn nhiều hơn vui. Anh cũng suýt dính vào ma túy, thuốc lắc nhưng anh biết dừng lại đúng lúc khi nhận ra đứa con gái cưng của mình bỏ nhà đi bụi, vì thấy cha “cứ bỏ nhà đi chơi. Cha đi được thì con cũng… đi”. Thời điểm đó Vũ Linh như điên dại, chạy khắp nơi tìm con, mẹ anh hay tin lâm bệnh nặng và sau đó qua đời. Ngày anh tìm được con gái, đứng trước vong linh của mẹ, anh thề không bao giờ đụng đến lá bài. Máu đỏ đen suýt đốt cháy cả sản nghiệp, mà tội lỗi hơn là nó đã đẩy anh vào tội bất hiếu. May thay khi mẹ anh qua đời, bà cũng đã kịp nhìn thấy sự sửa sai của con trai. Anh tâm sự: “Khi diễn vai Sang trong vở Lá sầu riêng, một đứa con bất hiếu với mẹ – vai cô Diệu, tôi đã khóc rất nhiều vì trong vai diễn có phần đời của mình”. 

Nhớ lại lời thầy – cố nghệ sĩ Trương Ánh Loan: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Làm kép chánh mà còn ham làm bầu thì sớm muộn phải bỏ nghề hát”, Vũ Linh đã dừng đúng lúc, khi anh nhận thấy các nghệ sĩ thuộc thế hệ anh chị đi trước như: cố NSƯT Minh Phụng, NSƯT Minh Vương, NSƯT Bạch Tuyết, nghệ sĩ Thanh Tú, Trang Bích Liễu… dính đến nghiệp làm bầu, trong phút chốc tiền của tan biến như mây khói. Anh cười thanh thản: “Sống giỏi là biết dừng lại đúng lúc và lấy nghiệp làm bầu làm vốn sống cho mình”. 

Âm thầm làm việc thiện 

Như một cách chuộc lại những lỗi lầm trong cuộc đời mình, Vũ Linh lấy công việc từ thiện làm niềm vui. NSƯT Vũ Linh không thích phô trương công việc của mình. Anh làm công việc này một cách âm thầm và tự nguyện. Bất kỳ một nghệ sĩ nghèo nào gặp hoàn cảnh khó khăn anh đều giúp đỡ. 
 

NSƯT Vũ Linh vẫn tiếp tục làm đạo diễn. Anh sẽ dàn dựng vở Tần Thủy Hoàng (tác giả Bạch Mai) và chương trình live show Nhất Long – Ngũ Phụng (đêm live show đầu tiên của anh với 5 nữ nghệ sĩ: Thanh Thanh Tâm, Thoại Mỹ, Phương Hồng Thủy, Trinh Trinh, Tú Sương sẽ diễn vào tối 20-2 tại rạp Hưng Đạo).
Dù đã là anh kép 50 tuổi nhưng tài năng của NSƯT Vũ Linh vẫn đủ sức tạo nên làn sóng hâm mộ qua phong cách ca diễn đầy bản lĩnh. Cái duyên sân khấu của anh vẫn sáng rực không hề suy suyển dù thời gian đã điểm trên tóc anh nhiều sợi bạc. Nét thanh xuân trong ca diễn của anh vẫn đủ độ nồng ấm khi diễn cặp với các cô đào gọi anh bằng cậu, như: Trinh Trinh, Tú Sương, Quế Trân, Bình Tinh… còn với các cô đào đàn em như: Thanh Thanh Tâm, Tài Linh, Thoại Mỹ, Phương Hồng Thủy… thì họ vẫn công nhận một điều, diễn với anh là được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Để đạt đến đẳng cấp đó không chỉ đơn thuần là diễn giỏi, mà với NSƯT Vũ Linh cần phải biết sống tốt.

ST