Cach-hach-toan-cac-khoan-nop-phat-thue-truy-thu-thue-tien-phat-tien-ch…

Kế toán Đức Hà chia sẻ cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; Cụ thể như sau:

Cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp

I. Cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy nộp thuế

1. Trường Hợp 1: Hạch toán số thuế phải truy thu thêm

– Thuế GTGT truy thu thêm, ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

      Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

– Thuế TNDN truy thu thêm, ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

      Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp

– Khi nộp thuế:Nợ 3331, 3334/Có TK 111,112

– Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm:

+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

      Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

+ Trường hợp do Doanh nghiệp phải trả, ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

      Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp

2. Trường Hợp 2: Hạch toán số tiền nộp phạt thuế

– Trường hợp: Nếu năm tài chính trước không có lãi => Tức là: Đang lỗ

+ Khi Doanh nghiệp nhận Quyết định/Thông báo xử lý phải nộp phạt, ghi:

Nợ TK 811: Chi phí khác

      Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

+ Khi nộp tiền phạt, ghi:

Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

      Có TK 111/112: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

– Trường hợp: Nếu năm tài chính trước đó có lãi => Lấy lợi nhuận chưa phân phối sau thuế để chi tiền phạt

+ Khi Doanh nghiệp nhận Quyết định/Thông báo xử lý phải nộp phạt, ghi:

Nợ TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

      Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

+ Khi nộp tiền phạt, ghi:

Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

      Có TK 111/112: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp

3. Trường Hợp 3: Hạch toán tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế

– Trường hợp bên nhận các khoản thu tiền phạt

+ Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản, ghi:

Nợ các TK liên quan: TK 111, 112

      Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211,…

+ Trường hợp các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác, ghi:

Nợ các TK liên quan: TK 111, 112

      Có TK 711 – Thu nhập khác

+ Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

      Có các TK 111, 112, 152,…

– Trường hợp Bên phải chi tiền phạt, bồi thường

+ Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

      Có các TK 111, 112

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 3339)

      Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Chú ý: Chi phí tiền nộp phạt này không được tính vào chi phí được trừ khi tính Thuế TNDN.

+ Cuối năm: Khi Quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở Tờ khai quyết toán Thuế TNDN nằm ở Mục B4 của Tờ khai Quyết toán năm trên Phần mềm HTKK. Chi phí không được trừ khi tính Thuế TNDN làm tăng Doanh thu tính thuế x 20%.

Cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp

II. Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế trên Phần mềm Misa

1. Bước 1. Khi nhận quyết định xử lý: Vào Nghiệp vụ/Tổng hợp/Chứng từ nghiệp vụ khác

– Hạch toán đối với khoản phạt thuế, ghi:

Nợ TK 811: Chi phí khác

      Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp

– Hạch toán đối với khoản truy thu thuế => Hạch toán như Phần I

2. Bước 2. Khi nộp tiền phạt: Vào Nghiệp vụ/Quỹ, ngân hàng/Phiếu chi

– Hạch toán đối với khoản phạt thuế, ghi:

Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp

      Có TK 111/112: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

– Hạch toán đối với khoản truy thu thuế => Hạch toán như Phần I.