Cách xử lý vết thương té xe trầy chân nữ không bị sẹo

Té xe là một trong những tai nạn phổ biến nhất mà ai cũng phải gặp ít nhất một lần trong đời với đơn giản là một vết thương nhỏ. Tuy nhiên, dù là lớn hay nhỏ thì vết thương té xe trầy chân nữ cũng đều cần được xử lý, sơ cứu và chăm sóc hợp lý để nhanh chóng hồi phục, không bị nhiễm trùng và đặc biệt là không hình thành sẹo về sau.

Xử lý vết thương té xe trầy chân nữ

Cách kiểm tra vết thương té xe trầy chân nữ

Thông thường, các vết thương trầy chân do té xe nhẹ, bạn có thể dễ dàng xử lý và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đối với những vết thương hở, bị chảy máu nhiều thì sao?

Lúc này, bạn cần xem xét vết thương của mình có những dấu hiệu nào sau đây hay không, nếu có thì sơ cứu nhẹ để cầm máu rồi đưa ngay đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được xử lý.

hình ảnh té xe trầy đầu gối nữ

  • Kiểm tra độ nông, sâu của vết thương bằng cách quan sát xem có thể nhìn thấy mỡ, cơ, gân hoặc xương hay không. Các vết thương hở lớn như thế này bắt buộc phải trải qua bước khâu khép miệng vết thương, vì vậy cần có sự can thiệp của các y bác sĩ.
  • Kiểm tra xem vết thương có chảy nhiều máu không, nếu có thì cầm máu nhanh rồi đưa ngay đến cơ sở y tế để được thực hiện các bước tiếp theo.
  • Kiểm tra xem vết thương có bị rách nát, hở thịt không. Trong trường hợp này, bạn cũng phải sơ cứu, cầm máu trước khi đến bệnh viện.

Cách cầm máu và hạn chế lượng máu bị hút đi

Khi bị té xe, ngoài việc hốt hoảng vì sợ hãi, nhiều người cũng sẽ gặp phải tình trạng tụt đường huyết do máu bất ngờ chảy nhiều, nếu không có phương án xử lý, cầm máu đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ trụy tim, dẫn đến tử vong.

Cần biết cách cầm máu để hạn chế nguy cơ trụy tim

Sau đây là một số bước giúp bạn cầm máu nhanh chóng:

  • Dùng ngay một miếng gạc sạch hoặc bông gòn để đắp lên bề mặt vết thương, việc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể thực hiện cơ chế đông máu tự nhiên.
  • Trong trường hợp máu chảy nhiều nhưng xung quanh bạn không có băng gạc hay bông gòn thì dùng tay để ép miệng vết thương lại để ngăn không cho máu chảy.
  • Đồng thời lúc này, bạn nên để vị trí vết thương cao hơn tim để giảm áp lực máu đến khu vực này, từ đó hỗ trợ cầm máu vết thương.

Bạn nên thực hiện cách cầm máu này trong thời gian chờ đợi đội ngũ y tế đến hỗ trợ và thao tác nhanh chóng, không được chậm trễ dù là một giây vì đó có thể là khoảnh khắc cứu sống bạn.

Cần thực hiện cầm máu đúng cách trước khi đội cấp cứu y tế có mặt

Cách sơ cứu vết thương té xe trầy chân nữ nhẹ

Khi bị té xe, nữ giới thường mang tâm lý hoảng sợ, hoang mang nhiều hơn nên các thao tác sơ cứu, xử lý vết thương trầy xước ngoài da thường chỉ được làm qua loa. Điều này vô tình để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc sẹo trắng, sẹo thâm trên da trong một thời gian dài.

Sau đây là một số bước sơ cứu vết thương té xe trầy chân nữ đơn giản, cơ bản nhất mà bạn có thể tự thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nên rửa sạch và khử trùng vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý

  • Nếu vết thương chỉ trầy xước ngoài da thì bạn cho vòi nước mát chảy trực tiếp lên đó để vừa làm dịu cảm giác đau rát vừa để nước rửa trôi những bụi bẩn, cát trên nền đất dính lên bề mặt vết thương. Có thể sử dụng xà phòng hoặc dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch và sát khuẩn.
  • Khử trùng lại thêm một lần nữa với nước muối sinh lý hoặc dung dịch i-ốt bằng cách sử dụng một miếng băng gạc nhỏ để thấm dung dịch sát khuẩn và chấm nhẹ nhàng lên bề mặt vết thương. Lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy rát một chút, nhưng hãy cố gắng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ về sau.

Nên dùng nước muối sinh lý để lau rửa vết thương

  • Sau khi sát khuẩn sạch sẽ thì đắp bề mặt vết thương bằng một miếng băng gạc khác. Cố định lại một cách nhẹ nhàng, không nên siết quá chặt. Tuy nhiên, đối với các vết thương té xe trầy chân nữ nhẹ thì bạn có thể không cần phải băng gạc khi ở nhà để bề mặt nhanh khô và nhanh hồi phục hơn.
  • Thay băng gạc che đậy vết thương mỗi ngày một lần.

Có một mẹo nhỏ mà bạn nên lưu ý đó chính là lúc tháo băng, thông thường sẽ khá khó khăn vì lớp dịch trên bề mặt vết thương khô lại khiến miếng bông băng dính chặt vào. Lúc này, bạn không nên cố gắng kéo ra mà nên đổ lên trên một lượng nước muối sinh lý hoặc nước sạch rồi chờ vài giây để vết thương mềm hơn và kéo miếng băng nhẹ nhàng.

Nên đổ nước muối sinh lý lên vết thương trước khi tháo gạc

Té xe trầy chân bị sưng thì phải làm sao?

Thông thường, vết thương sau khi bị té xe sẽ có xu hướng sưng lên và đau hơn trong khoảng 1 đến 2 kế tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây là những biểu hiện tự nhiên cho thấy cơ thể đang dần hồi phục.

Vết thương té xe trầy chân nữ thường sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:

  • Giai đoạn cầm máu: Hoạt hóa tiểu cầu và các yếu tố khác để làm đông máu nhờ hình thành các cục máu đông ngay tại vị trí các mao mạch để hạn chế chảy máu.
  • Giai đoạn viêm: Cơ thể sẽ bắt đầu có những phản ứng xử lý các vi khuẩn trên bề mặt vết thương, quá trình này thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, đi kèm với triệu chứng sưng, nóng đỏ. Tuy nhiên sẽ khỏi ngay sau đó, bạn không cần phải quá lo lắng.

Giai đoạn viêm có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày đi kèm cảm giác sưng, đau

  • Giai đoạn tăng sinh: Đây là thời điểm cơ thể tăng sinh nguyên bào sợi cũng như hình thành mô liên kết, giúp làm liền miệng vết thương.
  • Giai đoạn tái tạo: Cơ thể sẽ tự động sản sinh nhiều collagen, elastin hơn để hình thành da mới, loại bỏ lớp da bị hư tổn phía trên.

Bạn cần theo dõi sát sao tình hình vết thương của mình, đồng thời có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài từ 4 đến 6 ngày mà không khỏi, thậm chí đi kèm với hiện tượng chảy dịch, nóng sốt thì nên đến cơ sở y tế ngay để được hỗ trợ xử lý.

Có thể sử dụng thêm kháng sinh hoặc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bị vết thương té xe trầy chân nữ thì nên ăn gì?

Khi cơ thể có một vết thương, dù là lớn hay nhỏ thì đều đem lại cho bạn cảm giác đau, khó chịu. Mỗi một giai đoạn hồi phục của vết thương cũng sẽ trải qua những cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và thậm chí là lo lắng khác nhau.

Tuy nhiên cách tốt nhất để vết thương nhanh chóng hồi phục đó chính là một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Trong đó, chế độ ăn uống, dinh dưỡng lại có thể quyết định một tỷ lệ lớn trong việc duy trì sức khỏe.

Chế độ ăn uống có thể quyết định đến thời gian lành của vết thương té xe trầy chân nữ

Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn có thể ăn và nên ăn nhiều để rút ngắn thời gian hồi phục:

  • Sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ để làm gia vị trong một số món ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời cũng giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Sử dụng rau diếp cá để cung cấp kháng thể cho cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
  • Chỉ nên sử dụng thịt heo nạc để cung cấp protein cho cơ thể.
  • Lựa chọn các loại rau củ quả chứa nhiều khoáng chất vi lượng kẽm như chuối, các loại hạt, ngũ cốc, sữa tươi, sữa hạt.
  • Đa dạng các loại hoa quả theo mùa giàu vitamin, khoáng chất như cam, chanh, thơm, cà rốt,…

Nếu vết thương trầy chân do té xe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như khiến bạn chán ăn, mệt mỏi thì có thể sử dụng nước súp hầm xương với rau củ quả hoặc cháo để dễ hấp thu.

Có thể dùng soup rau củ để cơ thể dễ hấp thu

Khi bị té xe, trầy chân thì nên kiêng khem những gì?

Bên cạnh chế độ ăn tăng cường dưỡng chất và phù hợp thì bạn cũng nên quan tâm đến việc mình sẽ phải kiêng khem những gì để rút ngắn quá trình hồi phục.

Sau đây là một số loại thực phẩm, nước uống mà bạn nên kiêng ăn khi có vết thương té xe trầy chân nữ:

  • Đường hoặc các loại thực phẩm chứa lượng đường cao, chẳng hạn như bánh kẹo, nước ngọt có gas vì đường có thể tác động đến sự hình thành của collagen, khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Gừng: Chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều vì có thể sẽ vô tình tạo nên các cục máu đông trong giai đoạn viêm của vết thương.
  • Sữa đã tách kem: Loại sữa này khi đưa vào cơ thể sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến việc tăng sinh insulin, từ đó làm cản trở quá trình hình thành máu đông, đồng thời kéo dài thời gian liền sẹo.

Không nên sử dụng sữa đã tách kem trong thời gian hồi phục

  • Thịt chó, thịt bò, thịt hun khói: Các loại thực phẩm này mặc dù chứa nhiều dưỡng chất, tuy nhiên hàm lượng đạm quá cao lại có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào khi vết thương đang bước vào giai đoạn hồi phục. Từ đó rất dễ hình thành những vết sẹo lồi, thâm xấu xí.
  • Trứng: Trứng gà có thể là nguyên nhân khiến vết thương trở nên lâu lành hơn và thậm chí bị ngứa khi kéo da non.
  • Hải sản hay các loại thực phẩm có tính tanh: Các loại thực phẩm này mặc dù có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng lại có nguy cơ gây ngứa, dị ứng, vì vậy, tốt nhất là nên loại bỏ ra khỏi thực đơn khi cơ thể đang có vết thương.

Không nên ăn hải sản khi cơ thể đang có vết thương

  • Đồ nếp: Các loại thực phẩm được làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh dày khá quen thuộc nhưng lại có thể gây mưng mủ, sưng tấy trong giai đoạn viêm, từ đó dẫn đến sẹo lồi.

Nên kiêng ăn trong bao lâu để vết thương nhanh chóng hồi phục?

Thời gian kiêng khem khi có vết thương té xe trầy chân nữ ở mỗi người và mỗi tình trạng vết thương lại hoàn toàn khác nhau do mức độ nông sâu của vết thương hay cơ địa không giống nhau.

Thông thường, đối với các vết thương trầy xước nhẹ ngoài da thì thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày với điều kiện chăm sóc tốt. Các vết thương lớn, nặng hơn có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc nhiều nhất là 20 ngày đến 1 tháng.

Vết thương có thể hồi phục từ 5 đến 7 ngày

Tuy nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được dấu hiệu cho thấy vết thương đang dần hồi phục đó là bề mặt khô lại, bắt đầu lên da non và bong tróc lớp da khô bị tổn thương. Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian hồi phục, hãy tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc trong cách chăm sóc cũng như ăn uống bạn nhé!

Vết thương té xe trầy chân nữ sẽ không để lại sẹo và nhanh chóng hồi phục như bình thường nếu bạn biết cách xử lý, chăm sóc và kiêng khem. Hãy nằm lòng các bước sơ cứu vết thương để giúp đỡ cho chính bản thân mình và cả những người xung quanh khi gặp tai nạn không may trên đường bạn nhé!