Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy trong “nháy mắt”
Triệu chứng sôi bụng, đi ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé trong tương lai. Vậy cha mẹ cần làm gì để giảm triệu chứng sôi bụng tiêu chảy ở trẻ?
Mục Lục
1. Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy thường do nhiễm khuẩn đường ruột, đôi khi có thể là do ngộ độc thực phẩm, không dung nạp đường lactose hoặc trong một vài trường hợp là do nhiễm ký sinh trùng gây nên. Cụ thể:
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy có thể là do các loại virus hoặc vi khuẩn như khuẩn salmonella, shigella, khuẩn coli ( đây là một loại vi khuẩn khá nguy hiểm được tìm thấy trong thực phẩm tái sống và một số nguồn thực phẩm khác). Các loại vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ và lấn át vi khuẩn có lợi, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và dẫn tới tiêu chảy.
- Không dung nạp đường lactose: Trẻ có thể bị sôi bụng tiêu chảy do không dung nạp đường lactose khi bú sữa công thức. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do cơ thể không tiết đủ lượng enzym lactase cần thiết để hấp thụ hết lượng đường Lactose trong sữa.
- Chế độ ăn uống của mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của bé, nhất là đối với những bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Nói cách khác, nếu mẹ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồ ăn ôi thiu hoặc để lâu… sẽ khiến bé bị sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài.
- Dùng thuốc kháng sinh: Trẻ sơ sinh phải điều trị bằng thuốc kháng sinh khó tránh khỏi các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Trong đó có hiện tượng đi ngoài, sôi bụng, táo bón…
Bên cạnh đó, bé sơ sinh bị tiêu chảy, sôi bụng có thể là do nhiễm khuẩn từ núm vú, bình sữa không được vệ sinh sạch sẽ, thói quen mút tay, mút đồ chơi của trẻ, pha sữa không đúng hay việc sử dụng kháng sinh lâu ngày.
2. Dấu hiệu bé sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy
Ngoài hai triệu chứng rõ ràng và dễ nhận biết nhất là sôi bụng và đi ngoài nhiều lần, trẻ sơ sinh thường có biểu hiện khác như: quấy khóc, không thèm bú sữa mẹ hoặc nôn, trớ sau khi bú. Vào ban đêm, trẻ hay khóc nhiều và ngủ nhiều vào ban ngày. Ngoài ra, trẻ bị sôi bụng tiêu chảy có thể nhẹ hoặc nặng, phân lỏng hoặc toàn nước. Tình trạng này có thể khỏi sau 1 ngày nhưng cũng có thể kéo dài cả tuần.
3. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sôi bụng và tiêu chảy
3.1. Cho trẻ uống thuốc
Đối với trẻ sơ sinh thì việc sử dụng thuốc không được khuyến khích bởi thuốc kháng sinh được coi là “con dao hai lưỡi”. Bởi chỉ cần một sơ sẩy nhỏ cũng có thể khiến bệnh kéo dài cùng hàng loạt các nguy cơ về sức khỏe khác. Vì vậy, trước khi cho trẻ uống thuốc, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nếu như bé đang trong quá trình ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm ngọt dịu và có chứa tinh bột. Đồng thời, nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp vừa giúp dễ tiêu hóa vừa có thể bù nước cho bé khi bị sôi bụng tiêu chảy. Nên chọn đồ ăn thanh đạm, hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp. Tránh xa đồ ngọt như bánh, kẹo, sữa và các loại nước có ga…
3.3. Sử dụng men vi sinh
Bổ sung men vi sinh là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Khi bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị suy giảm nghiêm trọng trong khi đó vi khuẩn có hại phát triển không ngừng gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Chính vì thế, cần phải bổ sung lợi khuẩn để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời giúp giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… Bên cạnh đó men vi sinh còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu các dưỡng chất và hệ miễn dịch cho trẻ.
Khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu loại men vi sinh từ kim chi của Hàn Quốc, chứa thành phần lợi khuẩn Probiotics và chất xơ Prebiotics. Trong đó, lợi khuẩn Probiotics giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại cho đường ruột. Prebiotics là chất xơ có khả năng hòa tan. Đây chính là nguồn “thức ăn” cần thiết để lợi khuẩn phát triển ở đường ruột. Từ đó, giúp tăng tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… do tiêu hóa kém, sử dụng thuốc hoặc không dung nạp đường lactose.
Bên cạnh đó, men vi sinh được bào chế bằng công nghệ bao kép Lab2Pro với hai lớp bao sẽ giúp bảo vệ lợi khuẩn không bị phân hủy bởi vị axit dạ dày, dịch mật và được ruột hấp thụ hoàn toàn, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Chi tiết xem thêm sản phẩm tại đây.
3.4. Bổ sung lợi khuẩn Probiotics cho trẻ
Probiotics là những lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Vì vậy, cha mẹ có thể cho con sử dụng các loại sữa bổ sung Probiotics trong những trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua. Đây là nguồn bổ sung lợi khuẩn tự nhiên rất an toàn và giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
3.5. Đổi tư thế bế
Khi có hiện tượng sôi bụng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, quấy khóc, mẹ nên thay đổi tư thế bế bé, đồng thời vuốt nhẹ lên lưng để bé ợ hơi ra. Hoặc đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối bé liên tục để giảm triệu chứng sôi bụng, đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
3.6. Thay đổi sữa cho con
Đối với trẻ dùng sữa ngoài, mẹ nên chọn loại sữa không chứa đường lactose. Bởi lactose là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, đi ngoài, đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, mẹ cần pha sữa theo đúng hướng dẫn và luôn chú ý rửa sạch, tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha, núm vú trước khi cho bé bú.
4. Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài
Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh khi bị sôi bụng tiêu chảy đang bị mất cân bằng, khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó bé sụt cân, hay quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bố mẹ nên biết những cách ngăn ngừa tình trạng sôi bụng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để con yêu được lớn lên khỏe mạnh từng ngày. Ví dụ:
-
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong năm đầu đời ít nhất 6 tháng để hạn chế bé sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài. Nếu mẹ ít sữa, có thể cho bé bú nhiều lần và cũng là cách kích thích cơ thể mẹ tăng tiết sữa.
-
Nếu bắt buộc phải cho bé ăn sữa công thức thì mẹ cần tìm hiểu thật kỹ thành phần và cách pha sữa. Khi mua sữa và chế phẩm từ sữa, mẹ cũng cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng, chọn loại có hàm lượng lactose thấp, giúp việc tiêu hóa của con yêu dễ dàng và nhẹ nhàng.
-
Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách. Đồng thời vệ sinh bình sữa cẩn thận trước khi cho bé bú. Một lưu ý cho mẹ khi pha sữa là để bình sữa đứng để tăng thời gian phân hủy bọt khí, khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bóng khí.
-
Mẹ cũng cần hạn chế các thức ăn lạ, tránh đồ thực phẩm dầu mỡ, cay nóng; tăng cường ăn rau củ hoa quả tươi, uống nhiều nước hằng ngày để góp phần phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy
Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bố mẹ đã có thêm kiến thức để xử lý tốt khi gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng tiêu chảy. Chúc bé yêu ăn ngoan, ngủ ngon và lớn lên khỏe mạnh.