Cách xử lý khi bị sặc cơm lên mũi

Theo PGS.TS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, hiện nay bệnh viện rất thường xuyên tiếp nhận rất nhiều ca hít sặc (trung bình 5 ca/tháng) ở người có chế độ sinh hoạt tại giường, người có rối loạn nuốt… Các ca bệnh này thường rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng rất nặng.

Ở người lớn tuổi, nguy cơ hít sặc xảy ra nhiều hơn. Hít sặc cũng là di chứng của đột quỵ nhồi máu não. Khoảng 52% trường hợp xảy ra sau đột quỵ cấp. Hít sặc, mắc dị vật đường thở
ở người cao tuổi đặc biệt nguy hiểm vì hệ hô hấp, đường thở của họ thường đã yếu, lão hóa. Vì vậy, rất dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi hít, nhiễm trùng gây tử vong dù đã được nội soi lấy dị vật ra ngoài. Một nguy hiểm nữa khi hít sặc là dịch vị dạ dày tràn vào, có tính a xít sẽ gây tổn thương rộng đường hô hấp

Bác sĩ lưu ý triệu chứng của hít sặc là ho, khò khè, khó thở và tím tái đối với trường hợp nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài. Nhiều trường hợp
bị hít sặc, có hạt cơm, mẩu thịt nhỏ rơi vào đường thở nhiều tháng, không được phát hiện và chỉ điều trị viêm hô hấp.

Cách xử lý khi bị sặc cơm lên mũi

Điều trị hít sặc thường khó thành công, vì vậy
biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết: để đề phòng, người nhà cần nhận biết dấu hiệu rối loạn nuốt gồm: khi ăn uống hay bị rơi ra ngoài, hay chảy nước bọt, nhiều đàm, khó khăn khi nhau cắn, ăn chậm không nhai nuốt mà ngậm thức ăn hoài trong miệng. Cần nghĩ ngay đến học dị vật, hít sặc, kiểm tra và cho người cao tuổi đi khám ngay khi có triệu chứng: ho sặc khi nuốt, khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần…

Để dự phòng hít sặc, bệnh nhân
phải ngồi khi ăn, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại thực phẩm hoặc thức uống nào; ăn miếng nhỏ, gập cổ khi nuốt không được ngửa cổ; không xem ti vi, đọc báo… làm mất tập trung khi đang ăn; không nói chuyện, nhất là không được cười nói khi nhai; tránh dùng các thuốc an thần, gây ngủ ngoài chỉ định và phải vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm phổi hít phải.

Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện lão khoa hàng đầu trong cả nước, đối tượng điều trị chủ yếu là người cao tuổi, do
đó phòng ngừa viêm phổi hít do sặc thức ăn là vấn đề trọng tâm trong chăm sóc điều dưỡng. Bệnh viện đã đào tạo cho điều dưỡng, học sinh và người nhà cách cho người bệnh ăn đối với đối tượng người bệnh có rối loạn nuốt.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách cải thiện cầu thủ trong efootball 2023
  • Khi nào tôi có thể cắt tóc vào tháng 3 năm 2023?
  • Sóc Trăng Bạc Liêu cách nhau bao nhiêu km?
  • Khi nào bốc thăm chia bảng Copa Libertadores 2023?
  • Bhadwa sẽ diễn ra vào tháng 2 năm 2023 khi nào?

Sặc ở trẻ em xảy ra khi dị vật (thức ăn, nước, sữa, hạt đậu, bi…) lọt vào đường hô hấp của trẻ (trong y văn gọi là hội chứng xâm nhập đường thở) là một tai nạn hết sức phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.

>>> Hóc dị vật đường thở ở trẻ, xử lí nhanh thế nào?

Vì sao sặc dị vật thường xảy ra ở trẻ nhỏ (từ 1 – 3 tuổi)?

Ở tuổi này ý thức nhận biết thế giới chung quanh bắt đầu phát triển và trẻ có xu hướng cảm nhận những vật lạ bằng cách cho vào miệng như ngậm, mút, cắn, nhai đồ vật nhưng lại chưa có răng hàm nên trẻ hay ngậm hoặc nuốt luôn sau đó. Trẻ còn nhỏ tuổi cũng có thói quen khóc, nô đùa… trong khi miệng còn ngậm thức ăn hoặc ngậm đồ vật.

Cách xử lý khi bị sặc cơm lên mũi

Sặc cũng hay xảy ra ở những trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị các bệnh đang phải dùng các thuốc an thần, chống co giật, trẻ đang bị suy hô hấp do bệnh phổi hoặc tim, trẻ có những rối loạn về nuốt bẩm sinh và xét về giới tính, trẻ em nam bị sặc dị vật hô hấp chiếm khoảng 2/3 số ca (có lẽ do trẻ nam hiếu động hơn trẻ nữ).

Bên cạnh đó, trẻ ít tuổi khi bị sặc thường nguy hiểm hơn do đường dẫn khí của phổi (khí phế quản) còn nhỏ nên dễ bị hẹp tắc bởi dị vật và sức chịu đựng tình trạng thiếu ôxy cấp yếu hơn trẻ lớn.

Biểu hiện sặc ở trẻ

Ở người lớn, khi bị sặc, dị vật có xu hướng vào bên phổi phải do nhánh phế quản bên phải to hơn, thẳng hơn và dốc hơn bên trái. Ở trẻ em thì ngược lại, hai nhánh phế quản
phải và trái tương đối đều nhau cả về kích thước lẫn độ thẳng (hai nhánh đối xứng nhau cho đến khi trẻ 15 tuổi) và dốc nên tần suất dị vật vào phổi phải và trái gần tương tự như nhau.

Các biểu hiện của sặc ở trẻ bao gồm các triệu chứng như trẻ đang ăn hoặc chơi đùa, đột ngột ho sặc sụa, nôn ọe, tím tái, khò khè, thở rít, thở chậm hoặc ngừng thở nếu nặng. Người trông trẻ cũng có thể quan sát thấy trẻ ngậm dị vật hoặc thức ăn trước khi bị sặc.

Đối
với các trường hợp điển hình, việc xác định trẻ bị sặc không có gì khó khăn nhưng trong một số trường hợp như khi trẻ đang bị khó thở do bệnh phổi, trẻ bị sặc nước, thức ăn với số lượng ít… thì việc cảnh giác loại trừ nguyên nhân sặc luôn phải được đặt ra. Bên cạnh đó, các biện pháp cận lâm sàng như chụp Xquang tìm dị vật hoặc hình ảnh phổi viêm xẹp, nội soi khí phế quản bằng ống soi mềm cũng là những biện pháp hữu ích giúp chẩn đoán tính chất, mức độ tổn thương phổi do sặc ở
trẻ.

Làm gì khi trẻ bị sặc?

Sặc ở trẻ là một cấp cứu tối khẩn cấp bởi vì nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ nhanh chóng tử vong hoặc nếu qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị tổn thương bởi tình trạng thiếu ôxy quá lâu.

Có hai tình huống xảy ra, trường hợp nhẹ, sau khi có biểu hiện ho sặc nhưng trẻ vẫn thở đều, hồng hào, khóc to, nghe
không có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rít, cần bình tĩnh bế trẻ lên, móc hết thức ăn hoặc dị vật trong miệng trẻ sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất.

Cách xử lý khi bị sặc cơm lên mũi

Trường hợp trẻ bị sặc nặng, có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, khóc nghẹn, cò cử… cần hết sức bình tĩnh xử trí theo các bước sau: làm
thông thoáng đường thở bằng cách móc bỏ thức ăn và dị vật trong miệng, hút sạch mũi, đờm dãi sau đó nhanh chóng làm một thủ thuật để tống dị vật trong đường hô hấp ra (thủ thuật Heimlich đối với trẻ nhỏ) bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ (nếu trẻ nặng quá thì đặt tay đỡ trẻ lên đùi người cấp cứu), dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) 4-5 lần lên tiếp, tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp đẩy
dị vật ra.

Cũng có thể đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp sau đó dùng tay còn lại để ấn ngực (vùng xương ức, giữa hai núm vú). Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ hồng hào trở lại, khóc to và khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra lấy bỏ dị vật đã được tống ra miệng. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị sặc, cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu bằng thủ thuật trên đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chung quanh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau đó. Tại cơ sở y
tế, trẻ sẽ được khám, kiểm tra và lấy bỏ dị vật (nếu còn) bằng chiếu chụp Xquang phổi và nội soi khí phế quản.

Lời khuyên của thầy thuốc

Dù ở gia đình hay nhà trường, vấn đề dự phòng sặc ở trẻ luôn phải được đặt ra. Khi cho trẻ nhỏ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ; cho trẻ ăn thức ăn thích hợp theo tuổi; cho trẻ ăn miếng nhỏ và dừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn; khi ăn nên bế trẻ hoặc để trẻ ngồi,
không cho ăn khi trẻ đang nằm, khi trẻ còn ngái ngủ, khi đang khóc; đối với trẻ lười ăn, không chịu há miệng khi cho ăn, một số bà mẹ thường bịt mũi để trẻ phải há miệng ra, điều này hết sức nguy hiểm bởi trẻ sẽ hít vào kèm luôn cả thức ăn qua đường miệng.

Khi trẻ đang bị khó thở do bệnh lý phổi, tim, hết sức chú ý khi cho ăn vì trong trường hợp này trẻ rất dễ bị sặc hoặc bị trớ, nôn. Không cho trẻ chơi với những đồ vật như hòn bi, hạt quả… khi trẻ còn nhỏ. Các
bà mẹ, những người chăm sóc trẻ, cô giáo tại các trường mầm non phải được tập huấn về phương pháp cho trẻ bú mẹ, ăn uống sao cho đúng cách cũng như cách phát hiện và xử trí cấp cứu các tình huống sặc xảy ra ở trẻ em.

Theo thống kê, các loại dị vật đường thở hay gây sặc ở trẻ em là thực phẩm như hạt lạc, hạt cơm, hạt ngô, hạt các loại quả (na, táo, hồng…) rau, thịt băm, sữa, cháo và những loại dị vật không phải thức ăn bao gồm bi, đinh ốc, hòn tẩy nhỏ, đầu bút
chì, viên thuốc, viên đạn đồ chơi…

Dị vật to tuy khó gây sặc hơn nhưng lại nguy hiểm hơn do có thể gây bít tắc đường hô hấp lớn. Trước khi kỹ thuật nội soi đường hô hấp ra đời, tỷ lệ tử vong ở trẻ do sặc dị vật chiếm tới 20% tổng số tử vong chung. Người ta cũng nhận thấy, 80% tỷ lệ sặc dị vật đường hô hấp là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

TS.BS. Vũ Đức Định

 

Cách xử lý khi bị sặc cơm lên mũi

Cách xử lý khi bị sặc cơm lên mũi