Cách viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV
1. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp nhân sự
Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự chính là những kế hoạch mà các ứng viên theo đuổi lĩnh vực việc làm nhân sự cần phải có. Nội dung mục tiêu sẽ cần được làm rõ trong mẫu CV xin việc nhân sự, đồng thời cung sẽ được nêu lên trong quá trình phỏng vấn.
Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp nhân sự
Trong lĩnh vực Hành chính – Nhân sự nói chung thì có hai loại mục tiêu mà ứng viên cần vạch rõ trong CV của mình, thứ nhất là mục tiêu nghề nghiệp nhân sự mang tính chất ngắn hạn và thứ hai là mục tiêu nghề nghiệp nhân sự mang tính chất dài hạn.
Dựa vào năng lực bản thân mà các ứng viên cần lên kế hoạch phù hợp với từng loại mục tiêu, đồng thời cũng có thể chọn lọc loại mục tiêu nào mà phù hợp với mình, hoặc có thể chọn viết cả hai loại mục tiêu này trong CV xin việc.
Ngoài ra, trong lĩnh vực hành chính nhân sự thì cũng có nhiều vị trí nhân sự như là giám đốc, trưởng phòng nhân sự; chuyên viên hành chính, tuyển dụng; chuyên viên chuyên đào tạo, C&B… Với mỗi vị trí nhân sự như vậy thì sẽ có những cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự khác nhau.
2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự
Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự không theo một mẫu nhất định, có vô số mẫu mục tiêu dựa vào từng khía cạnh như năng lực, vị trí, đối tượng… mà ứng viên có thể lựa chọn cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự khác nhau.
Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự
Nội dung bên dưới sẽ là mục tiêu nghề nghiệp nhân sự cụ thể giúp bạn biết cách viết chi tiết hơn.
2.1. Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự dựa vào kinh nghiệm
Dựa vào tính chất kinh nghiệm thì chúng ta có thể chia ra cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự theo hai đối tượng như sau:
2.1.1. Viết mục tiêu nhân sự cho sinh viên
Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp ứng tuyển vị trí nhân sự thì về mặt kinh nghiệm sẽ chưa có hoặc không có nhiều. Khi đó, nhiều bạn sẽ gặp khó khăn trong việc viết mục tiêu cho bản thân mình.
Lời khuyên cho ứng viên là sinh viên vừa tốt nghiệp đó chính là không copy mục tiêu của người khác vào làm mục tiêu của mình, không viết mục tiêu dưới dạng chung chung.
Khi các bạn copy mục tiêu của người khác, có thể mục tiêu đó đang ở mức độ cao, có tham vọng lớn và cần có khả năng cũng như kinh nghiệm rất dày dặn mới có thể đạt được. Trong khi đó, các bạn mới ra trường thì trong tay chưa có gì mà viết mục tiêu như vậy sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn, có nhiều nhận định tiêu cực về bạn hơn.
Viết mục tiêu nhân sự cho sinh viên
Để viết được mục tiêu cho đối tượng sinh viên, các bạn cần phải liệt kê ra những hoạt động bản thân đã từng tham gia mà có ích cho công việc, đồng thời cũng xem xét kỹ nội dung yêu cầu trong tin tuyển dụng, từ đó thiết lập mục tiêu thật sự phù hợp.
Ví dụ:
Là sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực trường ĐH A, với những gì được đào tạo trong trường và tích lũy các kiến thức, có một chút ít kinh nghiệm trong quá trình học tập thì tôi tin rằng bản thân sẽ hoàn thành nhiệm vụ tại công ty một cách hiệu quả, hướng tới vượt KPIs của công ty.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh chuẩn nhất
2.1.2. Mục tiêu nhân sự đối với người có kinh nghiệm
Những người có kinh nghiệm khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong cv xin việc sẽ đơn giản hơn những người không hề có kinh nghiệm. Bạn hiểu định hướng của mình là gì, viết thế nào cho phù hợp với công việc ở công ty. Hãy lồng ghép vào những kinh nghiệm bản thân có.
Mục tiêu nhân sự đối với người có kinh nghiệm
Sau đây là ví dụ giúp bạn trình bày mục tiêu nghề nghiệp nhân sự:
– Với 5 năm làm việc ở vị trí chuyên viên tuyển dụng tại công ty A, tôi luôn mong muốn bản thân hoàn thiện tốt công việc của mình, tôi muốn bản thân mình có thể cống hiến tốt nhất và có được công việc lâu dài tại công ty, phát triển bản thân.
– Tôi đủ tự tin để trở thành những chuyên viên giỏi trong tuyển dụng, tôi muốn có thể đồng hành với công ty lâu dài, có được vị trí tốt trong công ty.
2.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự theo loại mục tiêu
Áp dụng cách viết cơ bản và cũng là truyền thống nhất thì sẽ viết dựa vào thời gian ngắn và thời gian dài. Đối với mỗi mẫu thời gian ngắn hạn và thời gian dài hạn sẽ có cách viết khác nhau.
Viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự theo loại mục tiêu cụ thể thì sẽ có những thông tin liên quan tới kế hoạch trước mắt và kế hoạch sau này.
Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự theo loại mục tiêu
– Đối với mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn của nhân sự thì chính là khoảng thời gian được đề ra từ 06 tháng cho tới 1 năm làm việc đổ lại. Mục tiêu ngắn hạn thích hợp cho mọi đối tượng, nhất là những đối tượng không tự tin về khả năng của mình.
Khi đó, viết mục tiêu ngắn hạn cho từng giai đoạn và lên kế hoạch hoàn thành nó sẽ giúp cho bạn nâng cấp bản thân dần, mỗi mốc phát triển là những mục tiêu khó hơn, cần năng lực hơn và khi nhìn lại bạn đã đạt được vô số các thành tựu trong công việc.
Ví dụ:
Trong vòng 1 năm tới, tôi sẽ hoàn thiện bản thân, hoàn thiện các kỹ năng và không ngừng nâng cao nghiệp vụ của mình. Tôi sẽ làm tốt những công việc mà công ty đã giao cho tôi.
– Đối với mục tiêu dài trong lĩnh vực nhân sự, đây là dạng mục tiêu được đặt ra với thời gian trên 3 năm để có kinh nghiệm và có kỹ năng hoàn thành.
Ví dụ:
Tôi sẽ đáp ứng những yêu cầu công việc ở vị trí Trưởng phòng tuyển dụng, trong 7 năm tiếp theo tôi sẽ vươn lên vị trí Giám đốc nhân sự.
Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự chuẩn
Với những chia sẻ ở trên, vieclam123.vn muốn các bạn có được những cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp nhân sự hoàn chỉnh. Khám phá cách viết đối với thông tin trong mục tiêu nghề nghiệp nhân sự sẽ tạo nên điểm nhấn nổi bật cho CV của bạn, dễ dàng có được việc làm nhân sự mơ ước.