Cách viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên tạo ấn tượng mạnh
Các thông tin được trình bày trong CV xin việc đều là căn cứ quan trọng giúp ứng viên theo nghiệp sư phạm đạt được thành công như mong đợi, trong đó nổi bật nhất chính là mục tiêu nghề nghiệp. Bạn sẽ viết nội dung mục tiêu nghề nghiệp giáo viên như thế nào để chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính? Bí quyết sẽ được bật mí ở bài viết này, theo chân vieclam123.vn để cập nhật chính xác thông tin hữu hiệu bạn nhé.
1. Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cần thiết như thế nào?
Trước khi được đứng trên bục giảng mà hành nghề thì các giáo viên phải trải qua rất nhiều thử thách từ phía nhà tuyển dụng đưa ra. Sự nghiệp trồng người là cực kỳ được chú trọng cho nên từ khâu tuyển dụng đã rất khắt khe.
Theo đó, ngoài việc sở hữu cho mình nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng bài dễ hiểu thì giáo viên tương lai sẽ phải chuẩn bị cho mình mẫu CV xin việc thật lôi cuốn và ấn tượng.
Tất cả các thành phần tham gia trong CV đều đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên chúng ta hãy cùng bàn tới vai trò của mục tiêu nghề nghiệp dành cho giáo viên.
Không chỉ là nơi để ứng viên thể hiện những nguyện vọng, mong muốn về công việc giáo viên yêu thích, hơn thế, mục tiêu nghề nghiệp còn là căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng xác định đâu là ứng viên phù hợp với định hướng mà nhà trường đưa ra.
Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cần thiết như thế nào?
Một bản CV thiếu đi mục tiêu nghề nghiệp đồng nghĩa là không hoàn hảo, đương nhiên nếu bạn là chủ nhân của nó thì cơ hội sẽ bị giảm đi khá nhiều.
Nhà tuyển dụng luôn muốn dành sự ưu tiên của mình cho những ứng viên có đầy đủ tài năng, phẩm chất và đặc biệt là biết thu hút ánh nhìn của họ ngay từ lần đầu tiên tiếp cận.
Mục tiêu nghề nghiệp của giáo viên được đánh giá cao là khi nội dung bên trong thể hiện được thế mạnh của người viết, nhìn vào là thấy họ mạnh ở điểm nào, họ có những ưu điểm phù hợp với việc làm giáo viên đang ứng tuyển hay không.
Xem thêm: Bật mí bí quyết viết Hoạt động trong CV khiến nhà tuyển dụng tự đổ
2. Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên các cấp
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam được chia thành nhiều cấp học khác nhau, giáo viên mầm non sẽ có mục tiêu khác với giáo viên ở cấp học cao hơn. Vậy nếu bạn đang ứng tuyển vào một trong các vị trí giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học hay giáo viên THPT thì bạn sẽ trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp của mình như thế nào?
2.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non hay được gọi với cái tên là cô nuôi dạy hổ, một vị trí mà hội tụ đầy đủ các kỹ năng cầm kỳ thi hoạ, có thể coi là mẫu người lý tưởng.
Đối tượng mà các cô giáo mầm non hướng tới và phải đào tạo chính đó là trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, thậm chí do nhu cầu của phụ huynh có những bé còn được tới trường ngay từ khi lên 1 tuổi.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên mầm non
Trẻ em được coi là tài sản quý giá nhất của mỗi gia đình, chúng được cha mẹ yêu thương, bao bọc vô điều kiện và đương nhiên cũng mong muốn người khác làm hành động đó giống mình. Nhất là giáo viên mầm non thì càng phải thể hiện được mình là một giáo viên yêu trẻ, có tâm huyết với nghề.
Sự nhiệt tình, chu đáo và yêu thích trẻ chính là những cơ sở đánh giá quan trọng mà nhà tuyển dụng muốn ứng viên của mình sở hữu. Vì vậy khi viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên thì bạn nhất định phải làm rõ được những ưu điểm này.
Theo dõi ví dụ dưới đây để biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên mầm non cụ thể như thế nào nhé:
“Tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non, là người yêu thích trẻ con, có kỹ năng hội hoạ, là một người hoạt bát, có thể thấu hiểu tâm lý trẻ và biết cách giao tiếp khéo léo để uốn nắn trẻ đi vào nề nếp. Với những ưu điểm nêu trên, tôi mong muốn mình trở thành giáo viên mầm non để phát huy nghiệp vụ sư phạm của mình. Đồng thời khi làm việc thực tế tôi sẽ phát triển được bản thân với những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, thuyết phục trẻ để chúng trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn.”
2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học
Mặc dù lớn hơn trẻ mẫu giáo, đã biết nhận thức và phân biệt đúng sai tuy nhiên học sinh cấp tiểu học vẫn là đối tượng khiến nhiều thầy cô phải phiền lòng.
Có thể là do tâm sinh lý trẻ ở độ tuổi này là như vậy, cho nên nghiệp vụ sư phạm của giáo viên tiểu học sẽ phải có sự nâng cao hơn so với cấp mầm non. Kỹ năng giao tiếp hay giảng dạy cũng phải khác biệt.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học
Phần lớn các bé gái có vẻ ngoan ngoãn và dễ dàng chấp hành theo yêu cầu của giáo viên tiểu học nhưng bé trai thì có vẻ khó bảo. Vì vậy giáo viên phải hết sức bình tĩnh và lựa theo tình huống để đưa ra phương án xử lý triệt để, mang tính răn đe.
Các giáo viên tiểu học chắc hẳn chưa biết nên viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào mới ấn tượng, vậy hãy theo dõi ví dụ về cách viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên tiểu học dưới đây:
Ví dụ:
“Tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm tiểu học, cộng thêm việc sở hữu 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương tại trường Tiểu học ABC, là người thấu hiểu tâm lý học sinh, có kỹ năng soạn giáo án khoa học, logic và dễ hiểu, đồng thời có kỹ năng giao tiếp với học sinh để chúng nghe lời. Tôi mong muốn mình được làm việc ở một môi trường giáo dục đầy sự chuyên nghiệp, năng động để tận dụng triệt để những lợi thế của mình vào công việc, hơn nữa cũng có điều kiện để học tập và tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp.”
2.3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên THPT
Có vẻ như càng lớn lên trẻ càng khó bảo và sự thật thì đúng là như vậy, cứ thử nhìn vào học sinh mẫu giáo, tiểu học, cấp trung học cơ sở và tới các em học sinh THPT thì các trẻ có độ tuổi lớn hơn thì sẽ khó bảo hơn.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên THPT
Vậy cho nên có lẽ đối tượng khiến nhiều giáo viên phải suy nghĩ và trăn trở nhiều nhất chính là học sinh cấp 3.
Mặc dù chưa thực sự trưởng thành nhưng lúc này các em cũng có những suy nghĩ và hành động giống như người lớn, biết rõ cảm xúc và những hành động mình làm là đúng hay sai. Tuy nhiên do hoàn cảnh hoặc tác động từ người ngoài cho nên có những việc mặc dù biết sai nhưng vẫn làm.
Vậy giáo viên cấp 3 muốn chinh phục được nhà tuyển dụng thì bạn phải biết cách thể hiện các thế mạnh của mình như nắm bắt tâm lý tuổi mới lớn, có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh liên quan,…
2.4. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên mới ra trường
Giáo viên mới ra trường sẽ thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy thực tế, vì vậy khi viết mục tiêu nghề nghiệp thì bạn nên đưa ra các vấn đề theo hướng học hỏi và cố gắng.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cho sinh viên mới ra trường
Ví dụ:
“Vừa tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm văn, tôi muốn được làm việc trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp để có điều kiện vận dụng các kiến thức được học trên lớp vào thực tế, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để hoàn thành công việc tốt hơn. Mong muốn mình sẽ trở thành người truyền cảm hứng thông qua các bài giảng văn hiệu quả, để mỗi học sinh có thể hiểu và tiếp thu những giá trị của cuộc sống một cách tốt nhất.”
3. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho giáo viên
Vận dụng theo bí quyết bên trên vẫn có thể giúp bạn sở hữu nội dung mục tiêu nghề nghiệp giáo viên hấp dẫn, tuy nhiên nếu đảm bảo được những lưu ý sau đây thì bạn sẽ có nội dung hoàn hảo hơn.
3.1. Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cần ngắn gọn, súc tích
Nhà tuyển dụng nào cũng rất bận rộn, không có ai sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian để đọc hết bản CV với nội dung dài ngoằng của bạn.
Vậy nên khi viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên thì bạn cần tóm gọn các vấn đề chính một cách tối đa, nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung là dễ hiểu nhất.
Một mẫu CV có mục tiêu nghề nghiệp đảm bảo được yêu cầu nêu trên thì cũng được nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn.
Mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cần ngắn gọn, súc tích
3.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên cần đúng trọng tâm
Trọng tâm ở đây chính là nhắc về đối tượng dạy học, nhắc về môn học mình phụ trách hoặc nói về những mong muốn thiết thực có liên quan tới vị trí giáo viên đang ứng tuyển.
Bạn là ứng viên đang xin việc giáo viên THPT nhưng lại nói rằng mình có kỹ năng chăm sóc trẻ, yêu thích trẻ thì điều đó là không phù hợp và chắc chắn bạn sẽ không dành được tấm vé bước vào vòng trong.
Xem thêm: Biết cách làm nổi bật phẩm chất năng khiếu trong CV để gây thương nhớ
3.3. Làm rõ thế mạnh về nghiệp vụ sư phạm trong mục tiêu nghề nghiệp
Nghiệp vụ sư phạm chính là yếu tố chủ chốt khiến bạn được đánh giá cao hay thấp, một người có nghiệp vụ tốt, trình độ cao và kinh nghiệm dày dặn thì đương nhiên sẽ chiếm lợi thế hơn so với những ứng viên ở tầm dưới.
Làm rõ thế mạnh về nghiệp vụ sư phạm trong mục tiêu nghề nghiệp
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp giáo viên, hãy đảm bảo trong nội dung có nhấn mạnh về nghiệp vụ sư phạm là ưu điểm của bản thân, điều đó sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.
Những lưu ý vừa rồi cũng đã khép lại bài viết của vieclam123.vn, hy vọng các nhà giáo tương lai sẽ sớm tìm được bến đỗ mới phù hợp với mình.