Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu khỏe đẹp từ A-Z

Nắm nhìn chậu hoa hồng với những chùm hoa ngát hương và rực rỡ, với form hoa cuộn xoáy nghệ thuật trên mạng hẳn là sẽ có không ít người ao ước mình có thể trồng được tương tự như vậy. Nếu bạn đang tìm cách chăm sóc hoa hồng trong chậu thì hãy theo dõi bài viết này nhé.

Lợi thế của việc chăm sóc hoa hồng trong chậu chính là rất dễ quản lý và điều chỉnh chế độ chăm bón và phòng bệnh nên thường mang lại kết quả tốt hơn so với trồng xuống đất nhưng tại sao nhiều người lại gặp khó khăn đến vậy?

Nội dung bài viết

I – Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu

1 – Chọn giống phù hợp

Việc lựa chọn đúng giống là một yếu tố rất quan trọng, quyết định bạn trồng hoa hồng thành công hay không? Ngoài kia có hàng trăm giống hoa hồng khác nhau, đặc biệt vào thời buổi du nhập như bây giờ, số lượng hoa hồng ngoại được nhập về rất đa dạng. Nếu như là người mới trồng thì bạn nên lựa chọn những giống hoa hồng thích hợp với khí hậu.

Đa phần các giống hoa hồng ngoại mới được du nhập chưa quen với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của nước ta nên chúng thường xuyên bị sâu bệnh hại tấn công, cần phải biết cách phun thuốc phòng bệnh thường xuyên thì cây mới ra hoa đẹp. Nhưng khi phun thuốc quá mức thì cây cũng không sống thọ. Hoa hồng ngoại mới nhập chỉ phù hợp với người am hiểu và muốn trải nghiệm giống mới.

Đối với người mới trồng hoa hồng thì nên lựa chọn những giống hoa hồng nào đã thuần khí hậu. Đó có thể là hoa hồng cổ hoặc cũng có thể là hoa hồng ngoại, nhưng đã được trồng thuần hóa nên có khả năng kháng bệnh rất tốt. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng giống không phù hợp thì form hoa cũng rất xấu, kém xa so với khi trồng tại bản xứ.

2 – Chọn nơi có đủ ánh sáng

Hoa hồng chỉ phát triển khỏe mạnh khi được trồng tại nơi thông thoáng và có đầy đủ ánh sáng. Lượng ánh sáng mà cây hoa hồng cần phải là nắng trực tiếp, thời lượng nắng càng nhiều càng tốt, kéo dài ít nhất là 6 tiếng mỗi ngày. Nếu đặt cây tại vị trí “tránh ánh nắng trực tiếp” thì nó sẽ chỉ tồn tại là chính, phát triển rất chậm và không thể ra hoa đẹp.

3 – Nhiệt độ

Hoa hồng cần đặt tại nơi có nguồn ánh sáng trực tiếp, giúp cho quá trình quang hợp được diễn ra thuận lợi, nhưng cũng cần chú ý tới nhiệt độ. Khi nền nhiệt độ tăng quá cao (trên 36oC) thì cây hoa hồng sẽ hầu như không còn quang hợp nữa, mà nó sẽ chuyển sang trạng thái chống chịu. Nếu để cây dưới nền nhiệt độ quá dài thì rất dễ bị cháy lá.

Do đó, để đối phó với tình trạng nắng nóng quá gắt thì bạn nên che phủ lưới để làm giảm nhiệt độ. Nên nhớ là cần phải làm giảm nhiệt độ chứ không nên là đưa cây vào nơi khuất nắng, vì làm như vậy thì cây hoa hồng sẽ không thể phát triển do không thể quang hợp.

3 – Chuẩn bị giá thể cho hoa hồng

Trồng trong chậu có những đặc điểm khác xa với môi trường trong đất tự nhiên nên để cho bộ rễ cây hoa hồng phát triển thì cần phải sử dụng giá thể để thay thế cho đất tự nhiên. Không nên sử dụng hoàn toàn đất tự nhiên để trồng hoa hồng trong chậu vì nó rất nghèo dinh dưỡng, không đảm bảo tơi xốp và có rất nhiều mầm bệnh khó kiểm soát. Đặc biệt, đất tự nhiên rất nặng.

Giá thể là một hỗn hợp được phối trộn bằng các loại nguyên liệu khác nhau để giúp “mô phỏng” môi trường đất ngoài tự nhiên. Sử dụng giá thể phù hợp hơn với môi trường trồng trong chậu vì nó giúp cho bộ rễ phát triển tốt hơn, đồng thời rất nhẹ và dễ thực hiện.

  • Xem chi tiết: Hướng dẫn cách trộn giá thể trồng hoa hồng

4 – Chọn chậu

Tùy vào tình trạng mà lựa chọn chậu cho cây hoa hồng. Nếu trồng chậu quá bé thì cây sẽ bị hạn chế sự phát triển rất nhiều, không đủ “đất ăn” nên dễ bị còi cọc, chậm lớn, nụ nhỏ, hoa kém. Nếu trồng trong chậu quá to so với cơ cây sẽ gây lãng phí giá thể, phân bón và giữ ẩm liên tục.

Giá thể có nguồn gốc từ hữu cơ như phân bò, phân rơm, tro trấu, xơ dừa,…sau một thời gian sẽ bị hoai mục, gây ra tình trạng lèn chặt, bí rễ nên cần phải thay mới. Do đó, chỉ sử dụng chậu vừa cỡ để không lãng phí giá thể. Bện cạnh đó, chậu quá lớn thì cây sẽ không thể hút hết nước, nên thường xuyên bị ẩm thấp, nếu ta tưới nhiều sẽ càng làm gia tăng độ ẩm, vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển.

Không nên trồng giá thể đầy tới mép chậu, mà nên chừa lại một khoảng, cách mép chậu khoảng 5cm, giúp cho việc tưới nước không tràn ra ngoài, gây thất thoát chất dinh dưỡng. Cũng không nên trồng gốc hoa hồng quá sâu vì rễ cây cần không khí để “thở”, khi trồng quá sâu thì rễ cây rất dễ bị úng gốc, thối rễ.

II – Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng trong chậu

1 – Tưới nước

Hoa hồng cần rất nhiều nước, nên phải được tưới thường xuyên thì cây mới phát triển khỏe mạnh được. Nếu để ý thì bạn sẽ nhận thấy trên bề mặt những hoa hồng khỏe mạnh thường rất mau khô, nên chúng ta sẽ phải tưới nước thường xuyên cho chúng. Thời điểm nào cũng được miễn sao là thấy mặt đất đã khô ráo hẳn.

Cần chú ý khi tưới nước vào buổi tối, không nên tưới quá nhiều và không nên để ướt lá, với độ ẩm cao vào buổi tối thì cây rất dễ bị bệnh. Đối với những cây cây non, cây yếu hoặc cây mới trồng thì bộ rễ không phát triển nhiều nên thì mức độ hút nước còn kém, bề mặt chậu rất lâu khô. Khi thấy bề mặt chậu chưa khô thì không nên tưới thêm nước sẽ làm tăng độ ẩm khiến cho rễ cây càng khó phát triển do “bị ngộp”.

2 – Chế độ phân bón

Hoa hồng là loài cây cho ra hoa quanh năm nên chúng cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển. Nếu muốn cây hoa hồng ra hoa đẹp thì bắt buộc phải bón phân thường xuyên. Không chỉ cung cấp mỗi bón phân NPK là đủ mà các yếu tố trung vi lượng khác cũng rất cần thiết. Đối với cây hoa hồng thì nhu cầu về Canxi rất cao, tương đương với lượng Kali và thậm chí cao hơn cả Lân (P).

Một mẹo để chăm cây hoa hồng trông chậu khỏe mạnh đơn giản, bạn nên giữ lại vỏ trứng, vỏ tôm cua, vỏ hải sản… sau đó đập nhuyễn chúng và bón cho cây hoa hồng thường xuyên. Đây là nguồn Canxi tự nhiên nên chúng rất thân thiên với cây trồng, có bón quá nhiều thì cây cũng không bị ảnh hưởng.

Lịch chăm bón có thể như sau: bón phân NPK + TE (vi lượng) định kì 15 ngày/lần, pha loãng với lượng 1-2g/lít, mỗi lít tưới được cho chậu cây cỡ 10 lít. Sau khoảng 45 ngày bón phân hữu cơ và axit humic, nên pha loãng với nước rồi tưới, phần cặn bón lên bề mặt. Đồng thời kết hợp phun phân bón lá định kì 7 ~ 10 ngày/lần.

3 – Cắt tỉa hoa hồng

Sau mỗi vụ hoa, cần phải cắt tỉa lại để giúp cây mau chóng hồi phục và ra lứa hoa mới. Sử dụng kéo cắt tỉa đã được vệ sinh bằng cồn hoặc nước sát khuẩn. Khâu vệ sinh kéo cắt tỉa càng kỹ thì cây càng ít bệnh. Không nên cắt tỉa quá sâu vào mùa nóng, thì cây cần có lá để quang hợp và tự làm mát cho mình.

Điều tối kị nhất khi cắt tỉa là cắt quá sâu, làm mất hoàn toàn các tầng lá khiến cho cây không thể quang hợp, làm nóng gốc và làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng. Nếu cây bị cắt tỉa hết lá thì chúng cực kì “nhạy cảm” với mềm bệnh, đồng thời mầm tưới mới thường rất yếu và dễ bị hiện tượng vàng lá gân xanh.

Tóm lại, giữ lại lá rất quan trọng. Còn lại muốn cắt tỉa làm sao cũng được, miễn là làm cho cây gọn gàng, thông thoáng và loại bỏ bớt những cành bệnh là được, không nhất thiết phải “theo phương pháp” nào cả trừ khi bạn là chuyên gia về dinh dưỡng hoa hồng.

4 – Phòng và trị sâu bệnh

Hoa hồng rất dễ bị bệnh, đặc biệt là với những cây hoa hồng ngoại. Chúng thường bị các vấn đề như bọ trĩ, nhện đỏ, rệp vảy, rệp sáp, đen thân, đốm lá… Để hạn chế tình trạng sâu bệnh bạn cần phải lựa chọn được giống khỏe mạnh, kháng bệnh tốt và đồng thời phải có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đều đặn.

Nếu không quá cần thiết (dịch hại nhỏ) thì không nên sử dụng tới thuốc hóa học. Với quy mô nhỏ thì bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp phòng ngừa sinh học như dầu neem, chitosan, nano bạc… kết hợp với những dòng vi sinh như chủng Bacillus, chủng Trichoderma, nấm 3 màu, nấm rễ mycorrhiza,….

Thiết lập một hệ vi sinh hài hòa, cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đa dạng sinh học và các phương pháp phun phòng thì vườn hoa hồng của bạn sẽ luôn khỏe mạnh. Nên áp dụng thêm một số biện pháp bẫy để gia tăng hiệu quả phòng ngừa.

IV – Hướng dẫn thay chậu cho cây hoa hồng

1 – Khi nào cần thay?

Có hai trường hợp cần thay chậu, đó là cây mới mua về cần sang chậu ngay để dưỡng và một trường hợp cây đã hết “đất ăn”. Khi mới mua về thì tất nhiên là cần phải thay ngay rồi, còn trường hợp cây đã hết “đất ăn” là khi nào?

Khi cây hoa hồng có hiện tượng bị thiếu dinh dưỡng, phổ biến nhất là hiện tượng vàng lá gân xanh sau vài tháng trồng, dù đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhưng vẫn xảy ra thường xuyên. Lúc này, những thành phần có nguồn gốc hữu cơ trong giá thể đã hoai mục hoàn toàn, gây ra tình trạng lèn chặt bộ rễ, khiến cho bộ rễ bị “ngộp”, càng tưới nước thì cây càng suy, càng bón thêm phân thì cầy càng mau chết.

Một số hiện tượng báo hiệu cho bạn biết cần phải thay chậu ngay.

  • Số lượng tược non ít dần, hoa cũng ít
  • Tược non nhỏ và ốm.
  • Tược non đóng nụ sớm, cành ngắn lại.
  • Bị vàng lá gân xanh thường xuyên.

2 – Lưu ý khi thay chậu cho cây hoa hồng

Nếu cây hoa hồng vừa có nụ hoa hoặc mới ra tược non, không nên thay chậu. Nếu kẹt lắm vì lí do nào đó phải thay chậu, trước khi thay phải cắt tỉa hết các hoa, nụ, cành nhánh rồi mới thay chậu. Chậu nhựa thường có nhiều lỗ thoát nước, chậu sành thường ít lỗ thoát nước hơn. Nên chú ý đến lượng nước tưới sau khi thay chậu.

Nếu chậu đã quá lớn (thì thường trồng hơn năm) không nâng thêm được, chỉ còn cách cắt tỉa bớt rễ. Nếu bỏ đo 1/4 rễ thì phần cành nhánh bên trên cũng phải bỏ đi 1/3 đến 1/2. Nhưng làm việc này rất cẩn thận. Nên thử làm với cây nhỏ để có kinh nghiệm trước khi làm thử các cây lớn có giá trị.

3 – Xử lý sau khi thay chậu

Sau khi thay chậu, cây hoa hồng có khả năng bị sốc nhẹ, bị đứt rễ nên có thể sẽ bị vàng lá và rụng một ít. Bạn không nên quá lo lắng, từ từ rồi chúng sẽ hồi lại ngay. Để giúp cây mau chóng hồi phục, sử dụng “thần dược” Superthrive với nồng độ 1-2 giọt/1 lít nước phun thân lá hoặc tưới trực tiếp xuống gốc. Chỉ đơn giản vậy thôi là cây của bạn sẽ “khỏe như tập gym”

I – Ưu và điểm khi trồng hoa hồng trong chậu

1 – Ưu điểm

  • Thích hợp với cây nhỏ

Ưu điểm thứ nhất phải kể đến là rất thích hợp để trồng các cây hồng sau khi giâm cành, chiết nhánh thành công, hoặc các cây hồng nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn cây con, bộ rễ cây hồng chưa nhiều, số tược non mọc lên ít, nếu trồng thẳng xuống đất, các cây non này là “món mồi béo bỡ” cho ốc sên và các côn trùng gây hại khác hoặc các vật nuôi quanh nhà cắn phá.

Đồng thời, khi tước nước hoặc nước mưa có thể làm bùn đất đọng lại trên cây hồng rất nhiều, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nó. Do đó, các cây hồng dạng cây giống thường được trồng trong các chậu nhỏ và để nơi cao ráo.

  • Dễ chăm bón

Bên cạnh đó, đối với những nhà vườn kinh doanh mua bán hoa hồng, khi đã nhân giống ra vô số cây hồng con thì việc trồng hồng trong chậu sẽ nhanh chóng đỡ mất thời gian. Có thể dễ dàng tưới, bón phân và di chuyển (ban đầu, cây hồng cần được đặt dưới bóng râm, sau đó mới đem hẳn ra nơi nhiều nắng).

Thay thế cây mới một cách nhanh chóng: Ở tại ví trí trồng đó, sau một thời gian, nếu thấy cây hồng hiện tại có màu hoa không thích, hoặc sự phát triển của nó quá mức, tán lá ảnh hưởng đến các cây xung quanh, thì có thể dễ dàng di chuyển cây hồng đi nơi khác.

  • Dễ kiểm soát mầm bệnh

Kiểm soát cỏ dại và côn trùng gây hại dễ dàng hơn. Trồng chậu là lựa chọn tối ưu khi trồng hồng trên sân thượng, chung cư…nơi không có nhiều diện tích để trồng cây!

  • Dễ vận chuyển

Với những anh chị yêu thích cây hồng vừa trồng vừa kinh doanh thì trồng chậu là hợp lí vì khi khách ghé thăm quan, vừa ý một chậu hồng nào đó thì rất dễ dàng vận chuyển cây hồng để bán.

  • Dễ nhân giống

Thuận lợi khi chiết cành: Các cây hồng được nuôi để chiết nhánh (cây mẹ), với mục đích:

“Đẻ” thật nhiều nhánh, không cần nhiều hoa. Đủ sức nuôi các bầu chiết ra rễ. Nên thường có chế độ trồng và chăm sóc các cây hoa hồng này khác biệt chút đỉnh so với các cây hồng còn lại. Khi cây đến tuổi có thể chiết nhánh để nhân giống, có thể tập hợp các cây hồng cần nhân giống vào một khu riêng để chăm sóc và chiết nhánh.

Thay đổi vị trí nhận ánh sáng: Đối với một số nơi nhận được ánh sáng không đầy đủ, dễ dẫn đến tình trạng tán lá cây hồng phát triển không đồng đều. Do đó, hồng trồng chậu có thể đặt hoặc xoay theo nhiều góc độ khác nhau sau một thời gian trồng. Việc thay đổi này sẽ cho phép một số chồi non mọc ra và phát triển ở phần nhận được đầy đủ ánh sáng.

2 – Nhược điểm

  • Hạn chế tăng trưởng

Cây hồng trồng trong chậu có thể tăng trưởng chậm: chậu rất hạn chế tăng trưởng. Những anh chị trồng hồng chuyên nghiệp, thì đây là một ưu điểm, diện tích chậu cố định nên chế độ bón phân, lựa chọn đúng giá thể trồng và thay chậu định kì được áp dụng tốt thì cây hồng vẫn phát triển rất tốt.

Nhưng với đa số người trồng, cây hồng trồng chậu sẽ phát triển chậm và thiếu ổn định hơn là trồng cây hoa hồng thẳng xuống đất.

  • Tốn công chăm sóc

Cần nhiều thời gian chăm sóc và tưới nước thường xuyên: phải quan sát chậu hồng hằng ngày để xem lượng nước cung cấp cho cây đủ hay thiếu để kịp thời bổ sung. Tránh trường hợp cây bị ngặp úng hoặc chết héo thì thiếu nước. Tốn thời gian và công sức thay chậu: Trồng hồng trong chậu thì sau một thời gian ta phải tiến hành thay chậu thêm giá thể mới cho cây hồng để cây hồng tiếp tục phát triển tốt.

Team Cua Gạo Garden