Cách trồng và chăm sóc cây cà chua bi ra quả quanh năm
Cây cà chua bi luôn được rất nhiều người yêu thích, là một giống cây nhỏ, lùn và ra rất nhiều quả và đươc nhiều người trồng quanh năm. Cây cà chua bi có tên khoa học : Lycopersicum esculentum Miller, họ cà Solanacea là một loài cây ăn trái được ưu thích . cà chua được trồng rộng rãi ở khắp nơi trên cả nước , cây cà chua bi ra quả quanh nắm và rất ít sâu bệnh hại
Cây cà chua bỉ là loài cây nhỏ, trồng nhiều , chỉ cần một chút kỹ thuật nhỏ bạn đã có thể chăm sóc cây cà chua bi cho ra quả và rất nhiều quả như mong muốn
Và sau đây mình sẽ hướng dẩn các bạn cách chọn hạt giống cũng như là cách mua giống ơ đâu tốt và cách trồng .
Cây và hạt cà chua bi giống. Đầu tiên bạn sẽ phải lựa chọn giống cây mà bạn muốn trồng,cách tốt nhất và cách dễ dàng nhất là bạn chọn những giống nào mà được nhiều người trồng nhất và phổ biến nhất.
Nếu chọn mua giống thì bạn nên chọn cây giống được khoản 1 tháng tuổi và nên mua tại cửa hàng cây.
Nếu bạn tự mua hạt giống về gieo thì bạn nên ươm trong vườn khoảng 1 tháng để cho cây con có thể phát triển tốt hơn
Cà chua bi trồng 3 vụ trọng năm được phân bổ như sau:
– Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
– Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
– Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
– Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-25 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.
Đất trồng cà chua bi
Đất trồng cà chua bi rất dễ tìm kiếm và có thể nói rằng cà chua bi có thể trồng ở nhiều chất đất khác nhau, với những loại đất giàu chất dinh dưỡng và có thể thoát nước tốt , rất thích hợp để trồng cây cà chua.
Cà chua luôn đòi hỏi đất trồng phải thật giàu dinh dưỡng hữu cơ và vì vậy nên bạn có thể làm như sau để có thể có được các chất đất tốt nhất cho cây phát triển: trộn đất và trấu cùng phân cá đã ủ mục hoặc phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng
Ánh sáng: đối với cây cà chua bi thì bạn cần nhiều ánh sáng hơn. Thời gian tốt nhất là 8 tiếng trên ngày là dủ để cho cây phát triển.
Sau khi đã có đầy đủ tất cả moi thứ thi ta nên bắt đầu tiến hành làm giống và trồng cây cà chua bi
1 chuẩn bị hạt
Bạn phải xử lý hạt giống trước khi gieo: đầu tiên bạn ngâm hạt vào bên trong nước ấm khoảng từ 40-50 độ C. Và để sau từ 2-3 giờ rồi đem vớt hết hạt ra ngoài và để vào trong một chiếc khăn vải và bạn đủ với nhiệt độ từ 25-30 độ C cho đến khi nào hạt nứt nanh thì bạn mang đi gieo hạt
phân bón: bạn sẽ chuẩn bị với lượng phân bón như sau và tùy thuộc vào khả năng cho năng xuất của giống cà chua, Để sản xuất được 10 tấn quả cây cần hấp thụ 25-30 tấn Nitơ, 2-3kg Photpho, 30-35kg Kali. Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây trùng lấp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lấn, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất. Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.
2 gieo hạt
Bạn có thể gieo hạt vào trong túi bầu hoặc là khay xốp hoặc là khay nhựa và với tỷ lệ kích thước trung bình là 60x45cm với số lượng là 40-60 hốc/ khay và có thể lớn hơn nếu như bạn muốn gieo nhiêu hơn
Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:
+ Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
+ Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.
– Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.
Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà chua.
Khi cây con có từ 4-5 lá thật và cao trung bình từ 10-12cm thì bạn có thể nhổ và đem ra đi trồng được.
Và với những cây lớn hơn và có bộ rể phát triển nhanh hơn thì bạn có thể trồng sâu xuống đất và chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất để cho cây có thể phát triển nhanh hơn.
Tưới nước cho cây
Khi cây mới được trồng thì bạn nên tưới nước thường xuyên, buổi sáng sơm và buổi chiều tốt để giúp cây cứng cáp và phát triển tốt hơn
– Cà chua được 20 – 25 ngày cho thể sang chậu khi cây được 2 – 3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Cà chua bị bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn đều được. Trồng trong chậu, chậu phải sâu 20cm.
Lưu ý:
Bạn cần phải liên tục giữ ẩm cho đất và không nhất thiết ngày nào cũng phai tưới nước cho cây, nếu như bạn tưới nước quá nhiều thì cây rất rể bị bị úng và tạo điều kiện cho nấm phát triển
Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.
Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận được 3 – 8 cm nước mưa mỗi tuần. Nếu không, cung cấp đủ khoảng 7.5 lít nước cho cây mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.
Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 – 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.
Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm gian hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.
Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.
Làm cho cây sai quả và bền cây: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Chú ý :
tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để cà chua bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.
Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.
Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.
Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Phòng trừ sâu bệnh hại
– Đối với sâu
Loại sâu
Thuốc sử dụng và liều lượng
Cách sử dụng
Sâu vẽ bùa
Vertimex (10-20ml)
Kuraba WP (10-20g)
– Từ trồng đến 40 ngày sau trồng: phun định kỳ 15 ngày 1 lần
– Từ 40 ngày sau trồng, phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ.
Bọ phấn
Selecron (15-30ml)
Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày
Actara (2g)
Vertimex (10-20ml)
Từ 40 ngày sau trồng phun Actara , Vertimex khi bọn phấn xuất hiện nhiều và có cây bị bệnh virus.
Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang)
Match (15-30ml)
Ammate (8-10ml)
TP-Pectin(10-20ml)
Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
– Đối với bệnh
Loại bệnh
Thuốc sử dụng và liều lượng
Cách sử dụng
Héo do nấm (héo vàng)
Score (5-10ml)
TriB1 (3kg)
Topsin (25-50g)
– Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc
Sương mai
Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 -3 sào)
– Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại
– Phun ngay khi phát hiện bệnh
Héo xanh và virut
– Phòng bệnh: Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh)
– Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin. Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.
Thu hoạch
Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm). Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín.
Một số lưu ý:
Cách khắc phục cà chua xanh bị rụng khi sương giá?
Thông thường khi trời lạnh, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng rất phổ biến và để khắc phục, trước khi trời lạnh nên dùng nilon phủ cho cà chua từ chiều hôm trước đến buổi sáng hôm sau khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên.
Hiện tượng chấm đen lớn ở rốn cà chua?
Chấm đen lớn ở rốn cà chua (BER) là hiện tượng gây nên bởi tình trạng cà chua thiếu canxi. Thông thường canxi đều có trong đất nhưng cây trồng đôi khi không hấp thụ được qua rễ là do đất quá khô, quá xấu hoặc do thiếu nước làm cho rễ không thể hấp thụ được nguồn dưỡng chất này.
Để khắc phục, trước tiên phải tiến hành thử nghiệm đất để kiểm tra hàm lượng canxi, bổ sung vôi cho thích hợp, nhưng quan trọng nhất vẫn là duy trì hàm lượng độ ẩm vừa phải. Thông thường, khi thiếu nước sẽ làm tăng stress dẫn đến mắc bệnh BER. Để giữ nước cho đất nên bổ sung rơm rạ, lá cây, độ xốp nhằm hạn chế bốc hơi.
Buổi sáng cà chua xanh tốt, buổi chiều trở nên héo?
Có hai loại nấm có thể làm cho cà chua héo đó là Fusarium và Verticillium. Khi mua giống dạng hạt hay cây con cần chú ý đến tên gọi của cà chua. Ví dụ như VFN có nghĩa cà chua kháng lại 2 loại nấm này. Nguyên nhân khác gây ra được người ta gọi là héo óc chó (walnut wilt) có nghĩa là rễ cây óc chó tiết ra những chất rất độc làm cho cây trồng bị tăng stress và héo vì vậy nên trồng cà chua ở những nơi không có loại cây trên bên cạnh.
Hiện tượng sém lá trong tháng 5 và 6
Đây là hiện tượng thường gặp vào những tháng mùa hè, thủ phạm là do nấm septoria gây ra, nhất là trong thời gian mưa nhiều.
Quả đẹp mã nhưng sau khi thu hoạch có tình trạng nũng, thối
Hiện tượng nũng, thối kiểu vòng tròn được chuyên môn gọi là bệnh thán thư (anthracnose), do nấm gây ra. Mặc dù loại nấm gây bệnh này thường thấy ở những quả xanh nhưng cũng thường gặp ở quả chín, nhất là khi để trực tiếp dưới đất, hoặc để quá lâu trong môi trường ẩm ướt. Sau khi thu hoạch nên để nơi khô ráo, thoáng khí và không nên bảo quản quá lâu.
Một số nguyên tắc về phòng ngừa sâu bệnh cho cà chua
– Trước tiên nên chọn mua giống cà chua khỏe, chịu sâu bệnh, không nên mua giống không rõ nguồn gốc dễ mắc bệnh nấm lá, bệnh héo.
– Không nên trồng cà chua liên tục trên một chân ruộng, nên thâm canh tăng vụ, luân chuyển vụ cây trồng.
– Nên dùng rơm rạ, trấu, lá cây, ni lông che kín gốc để giữ ẩm và hạn chế sâu bệnh, động vật vào phá gốc.
– Một khi thân cây xuất hiện nấm thì nên dùng thuốc diệt nấm để tránh lây sang quả và những cây trồng bên cạnh
Chúc các bạn thành công