Cách trồng tỏi cô đơn – phương pháp trồng tỏi cô đơn cho năng suất cao
Cách trồng tỏi cô đơn cho năng suất cao luôn là đề tài được nhiều người quan tâm vì tỏi cô đơn vừa có giá trị về mặt chữa bệnh, vừa có giá thành cao. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng có thể trồng tỏi vì tỏi là loại cây ngắn ngày nhưng khá kén chọn về đất đai, khí hậu… Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn.
1. Tỏi cô đơn trồng được ở loại đất nào?
Tỷ lệ tỏi cô đơn thu được khá ít vì thế giá thành khá cao. Do đó, muốn có được loại tỏi này, phải trồng ở nơi có nguồn đất phù hợp.
Tỏi cô đơn cho giá trị kinh tế cao, vừa là loại tỏi có lượng tinh dầu tốt cho cơ thể, giúp chữa trị nhiều bệnh lý. ở nước ta chỉ một vài vùng đất có thể trồng được tỏi cô đơn cho năng suất cao. Đó là những nơi có vùng đất tơi xốp ở bề mặt, độ pH trung bình đạt từ 5,5 đến 6,5. Đồng thời, khí hậu thời tiết của những vùng trồng được tỏi cũng có sự khác biệt và thường hanh, khô nhưng độ ẩm cao.
Cánh đồng tỏi
Hiện nay, một số loại tỏi cô đơn mang đặc trưng vùng miền như tỏi cô đơn Phù Yên, tỉnh Sơn La, tỏi cô đơn Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, tỏi cô đơn đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hay tỏi cô đơn Vĩnh Thực, tỉnh Quảng Ninh đều là những loại tỏi có danh tiếng, được nhiều người biết đến. Cách trồng tỏi cô đơn ở nơi này thường canh tác theo ruộng tỏi lớn. Quy trình chăm sóc cũng được đầu tư khá bài bản.
Chính vì vậy, khách thập phương khi đến những vùng đất này đều mua tỏi cô đơn về làm quà, vừa ý nghĩa, lại vừa có giá trị về mặt chữa bệnh. Thế nên, tại những vùng đất trên bạn có thể học hỏi cách trồng tỏi cô đơn để tăng gia sản xuất, mở rộng nguồn hàng quý giá này. Trung bình, trong 600kg tỏi thường chỉ lọc được khoảng 2kg tỏi cô đơn mà thôi.
>>> Xem ngay video Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen gia đình Viaicom V7 mới
>>> Xem ngay máy làm tỏi đen VIAICOM V7 tại đây: ĐÂY
2. Cách chọn giống tỏi tốt
Ngoài chọn đất có độ PH và có độ tơi xốp phù hợp với tỏi, việc chọn giống và cách chăm sóc trong suốt quá trình gieo trồng tỏi sẽ quyết định đến năng suất của tỏi.
Cách trồng tỏi cô đơn cho năng suất cao thì điều đầu tiên là khâu chọn giống. Bạn nên tuyển chọn những tép tỏi to đều, không bị sâu mối mọt, khi thu hoạch phải thật già. Sau khi chọn được giống tỏi thì cách trồng như sau:
-
Mùa vụ gieo tỏi tốt nhất từ tháng 9 hoặc tháng 10. Sau 4 tháng sẽ cho thu hoạch tức là vào tháng 1 hoặc tháng 2.
-
Sau khi làm xong rãnh gieo tỏi thì phải găm đứng tép tỏi hướng lên trời, phủ lên bề mặt của tỏi một lớp cát mỏng. Làm như vậy sẽ tránh cho tép tỏi tiếp xúc với phân đã bón lót.
-
Khoảng cách những tép tỏi đều nhau và nếu canh tác trên diện rộng bạn phải chừa lối đi giữa các luống để dễ dàng chăm bón, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh.
Người nông dân thu hoạch tỏi
Một vài lưu ý về phòng trừ sâu bệnh khi trồng tỏi:
-
Nắm bắt phương pháp chữa một số bệnh thường gặp của tỏi như sâu xanh, nhện và bọ trĩ, các bệnh do nấm Peronospora sp (bệnh sương mai) và bệnh do nấm Urocystis sp (bệnh than đen). Bạn có thể sử dụng thuốc gốc đồng Mancozeb và Zinbeb để phòng và trừ các bệnh ở trên.
-
Tỏi còn hay mắc bệnh cây còi cọc, không phát triển, gây vàng lá, thối rễ, và chết. Chuyên gia khuyến nông khuyến khích nên phòng trừ bằng thuốc Funomyl, Monceren, Aliette. Việc phun thuốc phải tương ứng với tình trạng sâu bệnh nặng hay nhẹ.
Tùy từng trường hợp tỏi mắc bệnh nào mà bạn cần tìm đúng loại thuốc chữa bệnh đấy. Do đó, cách trồng tỏi cô đơn vừa dễ lại vừa khó và đòi hỏi người trồng phải kiên nhẫn. Ngoài ra, có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đã từng trồng tỏi để đúc kết kiến thức về cách trị bệnh và chăm sóc tỏi sao cho đạt năng suất cao nhất.
>> 12 công dụng của tỏi đen được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh như nào?
>> Cách làm tỏi đen Bằng Máy Và Nồi Cơm Điện của người Nhật như nào?
>> TOP 10 máy và nồi làm tỏi đen tốt nhất cho hộ gia đình
>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Tại sao?
>>> Xem ngay GIÁ máy làm tỏi đen VIAICOM V6 tại đây
5/5 – (22 bình chọn)