Cách trồng su hào đơn giản tại nhà đem lại hiệu quả cao

Su hào là loại củ giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng loại rau củ này cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất. Theo dõi bài viết dưới đây của Lisado để tìm hiểu về cách trồng su hào đơn giản tại nhà đem lại hiệu quả cao.

Nên trồng su hào vào tháng mấy?

Hiện nay ở Việt Nam tồn tại một số loại su hào chính sau:

  • Su hào dọc tăm (su hào trứng): Củ bé, tròn, cọng lá nhỏ, phiến lá nhỏ và mỏng. Thời gian sinh trưởng từ gieo đến thu hoạch 75 – 80 ngày.
  • Su hào dọc trung (hay su hào dọc nhỡ): Củ tròn, to, mỏng vỏ, cọng và phiến lá to hơn, dày hơn loại su hào dọc tăm. Thời gian sinh trưởng 90 – 105 ngày.
  • Su hào dọc đại (su hào bánh xe): Củ to hơi dẹt, vỏ rất dày, cọng và phiến lá rất to, dày. Thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày.

Ngoài ra còn có loại su hào tím, tuy nhiên loại này không được trồng phổ biến như những loại đã kể trên.

Su hào có thể trồng sớm từ tháng 7 tháng 8 chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày. Vụ chính thì thường gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 – 35 ngày. Vụ muộn vào khoảng tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 – 30 ngày.

Blog liên quan: Cách nhận biết rau cải sạch các chị em nhất định phải biết | Lisado

Cách trồng su hào đơn giản tại nhà

Gieo hạt

Nên chọn hạt giống su hào ở những cửa hàng vật tư uy tín để đảm bảo chất lượng hạt giống và tỉ lệ nảy mầm cao.

Tiến hành ngâm hạt trong nước 2 sôi : 3 lạnh trong khoảng 2-4 tiếng đến khi vỏ hạt mềm. Sau đó, mang hạt đi gieo trong vỉ hoặc khay gieo hạt, tưới nước 1-2 lần/ngày, đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm.

Sau khi cây được khoảng 3-4 lá thật khoảng 20 – 35 ngày bạn có thể chuyển cây sang chậu hoặc luống để cây có môi trường phát triển.

Su hào có 3-4 lá thật có thể đem trồng

Tiến hành trồng su hào

Trước khi trồng từ 4-5 ngày cần cắt nước nhằm thúc đẩy rễ phát triển để khi trồng cây sang môi trường mới cây có thể phát triển mạnh.

Đến lúc nhổ cây nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ.

  • Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm.
  • Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm.
  • Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm.

Nếu bạn trồng trong chậu nên phân bố thích hợp số lượng cây trong một chậu. Đối với chậu trồng nhỏ, nên trồng 1 cây/chậu.

Kỹ thuật chăm sóc su hào

Tưới nước

Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 1- 2 lần vào buổi sớm và chiều mát nhằm đảm bảo đủ độ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng.

Bón phân

Sau khi trồng khoảng 5-6 ngày, cần bổ sung thêm đạm cho cây giúp bén rễ nhanh và khỏe. Tiếp đó cứ 1 tuần bón thúc 1 lần bằng dinh dưỡng hữu cơ, an toàn cho cây. Bón thúc lần cuối trước khi thu hoạch củ 7 ngày giúp củ to và mỏng vỏ hơn.

Xới đất

Trong suốt thời gian sinh trưởng cần xới xáo 2 lần. Lần đầu tiên là sau khi ra ngôi được 15-20 ngày. Lần thứ hai cách lần đầu 15 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Su hào dễ bị sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt là rệp. Chúng tập trung phần nõn củ và lá non để hút chích dinh dưỡng làm củ không phát triển được, teo còi cọc. Để phòng trừ rệp, có thể sử dụng GE tỏi – gừng – ớt phun 1-2 tuần/lần hoặc trồng bạc hà, hương thảo… làm hàng rào sinh học cho vườn.

Có thể bạn quan tâm: Bất ngờ với những Giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt | Lisado

Thu hoạch và bảo quản su hào

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì bắt đầu thu hoạch tránh để lâu củ sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất.

Thu hoạch su hào đúng thời gian tránh già

Sau khi thu hoạch, su hào cần được bảo quản ở điều kiện mát, tối và ẩm nên tốt nhất là bạn bọc trong túi giấy hoặc nilon rồi cất vào ngăn đựng rau củ của tủ lạnh. Nếu bạn không bọc kín lại mà chất ngay vào ngăn đựng rau củ, khiến chúng bị nhũn và thối nhanh hơn bình thường.

Lisado cung cấp vật tư thuỷ canh, vật tư cây ăn quả, trồng rau sạch tại nhà trên các khu vực sân thượng, ban công hay sân vườn giúp đảm bảo các tiêu chí hàng đầu: an toàn, tiện lợi, thẩm mỹ, tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Xem thêm: Các loại bệnh trên rau chân vịt thủy canh và cách phòng trừ | Lisado