Cách trồng rau má tại nhà trong thùng xốp đơn giản mà hiệu quả
Rau má là loại rau rất đỗi quen thuộc với chúng ta. Rau má được dùng để nấu các món canh ngon ngọt, làm rau sống. Hay mà còn được xay, ép lấy nước uống rất mát. Ngoài ra, mọi người cũng thích dùng rau má phơi khô để nấu nước uống rất có lợi cho sức khỏe và giúp trẻ hóa. Rau má rất dễ mọc và dễ trồng ít tốn nhiều thời gian hay công sức chăm bón. Vì vậy, chúng ta có thể tự trồng cho mình vườn rau má để cung cấp cho bữa ăn hằng ngày, đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây, Nông Nghiệp 4K sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng rau má trong thùng xốp tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Đặc điểm của cây rau má
Rau má là loại cây thân thảo, có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo. Rau má hiện nay có hai loại. Một loại có lá tròn lớn, lá mỏng, vành lá có răng cưa và gai nhỏ. Và một loại giống rau má mỡ có lá lớn và thân dày.
Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa của cây có màu trắng trong khi quả lại có màu nâu đen. Rau má khá nhạy cảm với thời tiết. Do vậy nếu gặp điều kiện trời khô nắng, mưa nhiều hay sương mù thì sẽ khiến năng suất rau giảm đáng kể.
Rau má có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào cuối mùa mưa. Rau má là loại cây ưa sáng. Vì vậy nếu trồng tại nhà thì nên chọn những nơi có nhiều ánh nắng để giúp mồng tơi phát triển tốt. Cây rau má có thân bò sát mặt đất rất dễ trồng. Vì vậy có thể trồng trực tiếp ở đất ruộng với diện tích lớn, hoặc trồng tại nhà trong các thùng xốp, xô chậu.
Tác dụng của cây rau má
Loại rau này không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Vì vậy, người xưa đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh.
Rau má cũng được sử dụng điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Ngoài ra rau má còn được dùng chữa lành vết thương, chấn thương. Cũng như các vấn đề lưu thông máu bao gồm giãn tĩnh mạch và cục máu đông ở chân.
Bên cạnh đó, một số người sử dụng loài cây này để trị say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan (viêm gan), vàng da, lupus đỏ hệ thống (SLE), đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường và để giúp họ sống lâu hơn. Một số phụ nữ còn sử dụng rau má để ngừa thai, không hành kinh và khơi dậy ham muốn tình dục. Rau má đôi khi được thoa lên da để chữa vết thương và giảm sẹo, bao gồm cả vết rạn da do mang thai.
Cách trồng rau má tại nhà trong thùng xốp
1. Đất và dụng cụ trồng rau má
Rau má là loại cây có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên để cho rau má phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng hơn. Các bạn nên trồng ở các loại đất thịt pha cát, đất tơi xốp và loại đất phèn. Các bạn có thể mua đất tại các cơ sở bán cây giống, hay các cửa hàng bảo vệ thực vật. Nếu không bạn có thể tự làm đất trồng bằng cách trộn đất thịt với phân bò hoai mục, phân trùn quế + xơ dừa … Sau đó đem phơi khô khoảng 1 tuần đến 10 ngày để hạn chế mầm bệnh có trong đất.
“Dụng cụ trồng” thì bạn có thể tận dụng mọi dụng cụ có sẵn trong gia đình. Chẳng hạn như vỏ bao xi măng, thùng xốp, thùng sơn, khay, chậu, … Lưu ý là đục lỗ bên dưới đáy để có thể dễ dàng thoát nước, tránh để đất ứ đọng nước.
2. Gieo hạt giống
Cũng như việc trồng các loại rau từ hạt khác, trồng rau má từ hạt cũng không có quá nhiều khác biệt. Với cách trồng rau má trong chậu tại nhà thì khi gieo hạt giống bạn hãy làm theo tuần tự sau.
Bước 1: Không như các hạt giống cây khác phải ngâm nước. Rau má bạn gieo hạt trực tiếp vào đất vì hạt rất dễ nảy mầm.
Bước 2: Đầu tiên bạn tưới nước tạo độ ẩm cho đất. Rạch từng hàng thẳng để gieo hạt cho thẳng hàng. Hoặc bạn có thể rắc đều hạt giống xuống đất với mật độ không quá dày.
Bước 3: Sau khi gieo hạt xong, chúng ta tiến hành lấp một lớp đất mỏng trộn với tro trấu hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lên hạt.
Bước 4: Tưới phun nước lên mặt đất vừa gieo để giữ ẩm. Trong 3 – 5 ngày đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng giúp cho hạt nảy mầm nhanh. Sau đó dở tấm đậy ra để hạt nảy mầm đón ánh sáng.
3. Cách chăm sóc rau má trồng tại nhà
Tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn điều chỉnh lượng nước và số lần tưới nước cho cây trong ngày. Thường thì ngày bạn nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.
Rau má là loại cây mọc bò trên mặt đất. Vì vậy bạn mà cần chú ý đến việc làm cỏ cho rau. Ngoài ra để cây phát triển tốt thì bạn nên bón bằng phân chuồng đã qua ủ hoại hoặc các loại phân vi sinh để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng phát triển.
4. Cách thu hoạch rau má trồng tại nhà
Rau má sau khi gieo trồng khoảng 2 tháng thì rau má sẽ cho thu hoạch lứa rau đầu tiên. Để thu hoạch rau bạn có thể cắt những cọng lá. Nên để chừa thân và rễ của cây rau má lại để cây tiếp tục cho ra lá mới. Mỗi vụ trồng rau má có thể cho thu hoạch từ 8 – 10 đợt.
Lưu ý: sau mỗi lần thu hoạch thì cần phải bón bổ sung phân cho rau như phân đạm hoặc NPK. Bạn nên rải đều lên rau và tưới nước cho phân tan ngấm dần xuống rễ rau. Và tiếp tục bón thúc cho rau cách nhau từ 10 – 12 ngày để rau phát triển tốt cho thu hoạch lứa rau mới.
Chúc các bạn thành công !