Cách trồng rau cải cúc thủy canh tiết kiệm chi phí
Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một loại rau rất thích hợp để trồng thủy canh đó là Rau cải cúc. Chi tiết cách trồng và chăm sóc cải cúc thủy canh sẽ được chia sẻ dưới đây.
Rau cải cúc là gì
Rau cải cúc còn có tên gọi là rau tần ô. Cây cải cúc trưởng thành có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau. Khi nở hoa thì ở mép ngoài của hoa có màu trắng nhạt, ở giữa có màu vàng sấm rất thơm.
Cải cúc là loại rau khá dễ sống, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Rau cải cúc hiện nay được trồng nhiều ở phía Bắc Việt Nam, tại miền Nam được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng. Hiện nay rau cải cúc được trồng bằng phương pháp thủy canh đang rất được ưa chuộng.
Cách trồng và chăm sóc rau cải cúc thủy canh
Trồng rau cải cúc vào mùa nào
Mặc dù có thể trồng cải cúc quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất để trồng cải cúc là vào hai vụ chính: Vụ đông xuân tháng 10-11 và vụ xuân hè tháng 4-5.
Cách chọn hạt giống rau cải cúc thủy canh
Với phương pháp trồng rau thủy canh, bạn nên lựa chọn hạt giống chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng và được cung cấp bởi các cơ sở phân phối giống cây trồng có uy tín. Hiện nay các giống nhập khẩu thường đảm bảo tỉ lệ hạt nảy mầm cao và sinh trưởng tốt, có thể rút ngắn thời gian trồng mỗi vụ.
Cách trồng rau cải cúc thủy canh
Quy trình trồng rau cải cúc trải qua 4 bước như sau:
Bước 1: Ươm hạt
Chuẩn bị nước ấm từ 30-40°C, ngâm hạt giống từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra và rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước. Bạn có thể sử dụng giá thể là mút xốp hoặc xơ dừa để tiến hành gieo hạt.
- Nếu giá thể là mút xốp thì bạn đặt miếng mút vào khay ươm hạt. Tại mỗi lỗ đục sẵn gieo 1 hạt vào. Lưu ý không gieo hạt lút hoàn toàn vào mút xốp. Loại giá thể này có giá thành rẻ hơn xơ dừa. (Mua tại đây)
- Nếu giá thể là xơ dừa thì bạn cần làm ẩm viên nén xơ dừa trước để xơ dừa nở ra. Xơ dừa được bỏ vào trong chiếc cốc nhựa, sau đó đem hạt giống gieo vào. Các cốc nhựa được đặt trong 1 khay chứa. Tuy giá thành cao hơn nhưng xơ dừa tốt cho sự phát triển của cây hơn (Mua tại đây).
Sau khi gieo cần dùng vòi phun sương làm ẩm bề mặt. Lưu ý không dùng tia nước mạnh vì sẽ làm trôi hạt giống. Quan sát khi nào nước rút hết thì bổ sung thêm để giữ ẩm cho cây. Trong giai đoạn đầu chỉ cần bổ sung nước mà thôi.
Khi cây bắt đầu lên lá mầm, ta tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây với nồng độ 300ppm để cây mau lớn hơn. Sử dụng bút đo nồng độ để xác định chính xác liều lượng cần cung cấp. (Link mua Dung dịch thủy canh)
Bước 2: Chuyển cây con lên giàn
Khi cây đã phát triển và lên lá thật thì ta tiến hành đưa lên giàn, thời gian khoảng 10 – 15 ngày kể từ khi ươm hạt. Bạn chỉ cần đưa cốc nhựa đặt vào các lỗ tròn trên giàn là xong. Nếu sử dụng mút xốp thì bạn tách từng ô vuông được chia sẵn ra và cho vào cốc nhựa, sau đó cũng đặt lên giàn như bình thường.
Bước 3: Chăm sóc cây
Hệ thống thủy canh cần có đẩy đủ nước và dinh dưỡng để cấp cho cây nên bạn cần chú trọng việc bổ sung nước và dinh dưỡng. Khi cây mới lên giàn, khoảng 5 – 15 ngày mới phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng, nồng độ là 600-800 ppm.
Khi cây đã trưởng thành, lúc này đòi hỏi lượng nước và chất dinh dưỡng nhiều hơn, khoảng 3 – 5 ngày bạn sẽ phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, nồng độ là 800-1000 ppm.
Khi trồng cây bằng phương pháp thủy canh, bạn yên tâm rằng không cần mất quá nhiều thời gian để chăm sóc. Phương pháp này giúp hạn chế được các loại bệnh hại cũng như luôn cấp ẩm cho cây nên không cần phải tưới cây mỗi ngày như phương pháp trồng đất truyền thống.
Bước 4: Thu hoạch
Cây cải cúc có thể thu hoạch sau 30 – 40 ngày gieo trồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu hoạch sớm hơn để ăn lá non trong 25-30 ngày. Việc thu hoạch rau cải cúc trồng thủy canh cũng rất đơn giản, bạn chỉ việc lấy từng cốc nhựa và rút cây ra mà thôi. Phần xơ dừa có thể sử dụng để trồng cây bằng đất. Sau khi thu hoạch, bạn nên tiến hành gieo vụ mới để đảm bảo có rau ăn vụ tiếp theo.
Các loại bệnh thường gặp ở rau cải cúc
Khi trồng rau cải cúc bằng phương pháp thủy canh thì bạn có thể an tâm rằng cây ít gặp các loại bệnh hại như trong môi trường đất. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp hy hữu cây gặp phải tình trạng bệnh do không được cấp đủ dinh dưỡng và nước hoặc bị lây sâu bệnh từ các loại cây được trồng từ đất khác.
Một số bệnh thường gặp ở rau cải cúc như sau:
Bệnh thối nhũn ở rau cải cúc
Nguyên nhân của bệnh này do vi khuẩn gây và thường xuất hiện vào mùa mưa. Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ nhìn như bị phỏng nước sôi. Sau đó lan rất nhanh ra tòan lá, những lá phía dưới bị trước sau đó lan dần lên các lá phía trên. Loại bệnh này sẽ được khắc phục khi bạn có phương án xử lý nước mưa hợp lý.
Sâu hại trên rau cải cúc
Một số loại sâu hại thường thấy trên rau cải cúc như sau:
- Sâu tơ
- Sâu khoang
- Sâu đục nõn
Nếu trồng trong quy mô gia đình và chưa ảnh hưởng quá lớn đến cây trồng, bạn nên tiến hành bắt và loại bỏ chúng.
Ốc sên
Ốc sên là kẻ thù đối với các loại cây trồng. Chúng ăn lá với tốc độ nhanh chóng và khiến cho cây kiệt quệ dần. Loại này cần được loại bỏ sớm ngay từ khi chúng còn đang nhỏ.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau cải cúc
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong hơn 20 loại axit amin cần thiết cho cơ thể thì cải cúc chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu, chứa hàm lượng lớn kali và muối khoáng, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, chất xơ trong cải cúc có tác dụng tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol.
Trong 100g cải cúc thì sẽ có chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:
- Nước: 93.8g
- Năng lượng: 14Kcal
- Protein: 1.6g
- Glucid: 1.9g
- Celluloza: 2.0g
- Tro: 0.7g
- Canxi: 63mg
- Sắt: 0.80mg
- Magiê: 32mg
- Mangan: 0.700mg
- Phospho: 38mg
- Kali: 219mg
- Natri: 33mg
- Kẽm: 0.67mg
- Đồng: 180μg
- Selen: 0.3μg
- Vitamin C: 27mg
- Vitamin B1: 0.01mg
- Vitamin B2: 0.03mg
- Vitamin PP: 0.2mg
- Vitamin B5: 0.221mg
- Vitamin B6: 0.176mg
- Folat: 177μg
- Vitamin B9: 0μg
- Vitamin B12: 0μg
- Vitamin A: 0μg
- Beta-Caroten: 1115μg
- Cholesterol: 0mg
- Thải bỏ: 25.0%
Các món ăn ngon từ rau cải cúc
Rau cải cúc là một nguyên liệu vô cùng hấp dẫn trong các bữa lẩu. Tuy nhiên, ngoài dùng ăn lẩu thì cải cúc còn có thể chế biến ra nhiều món ăn khác như:
- Canh cải cúc nấu thịt băm
- Canh cải cúc nấu cà chua
- Canh cải cúc nấu xương
- Canh cải cúc nấu tôm tươi
- Canh cải cúc nấu cá rô
- Canh cải cúc nấu cá thác lác
- Canh cải cúc nấu thịt bò
Địa chỉ bán giàn thủy canh uy tín
Việc trồng rau cải cúc nói riêng và trồng rau thủy canh nói chung đem lại rất nhiều lợi ích và sự tiện lợi cho bạn. Không cần đất, không cần chăm sóc mỗi ngày, không sử dụng hóa chất – đó là những lợi thế vượt trội của mô hình thủy canh.
Nếu bạn cũng muốn sở hữu một giàn thủy canh như ý, bạn có thể liên hệ ngay với Lisado. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về mô hình giàn, vị trí đặt giàn và tiến hành thi công lắp đặt trọn gói. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline: 0987.857.614 – 097.157.8366.