Cách trồng ngải cứu tại nhà chữa bệnh | Thiết Kế Thi Công Cảnh Quan, Sân Vườn, Giải Pháp Không Gian Xanh
Mỗi chúng ta dường như đã quá quen thuộc với cây có tên gọi ngải cứu ngoài ra nó còn có một tên gọi khác là ngải diệp. Là loại rau ngoài làm thực phẩm thì ngải cứu đặc biệt được ưa dùng để chữa nhiều bệnh. Chính vì thế mà việc có cho gia đình mình một vài chậu ngải cứu ngay tại nhà thì còn gì bằng, vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách trồng ngải cứu tại nhà bạn nhé!
1. Chậu trồng cây
– Do trồng cây tại nhà, chủ yếu là trồng trên sân thượng, ban công nên sử dụng thùng xốp vừa rẻ vừa tốt cho cây. Bạn có thể dùng thùng xốp đã bỏ đi hay những chậu có diện tích vừa phải để trồng, or bạn có thể sử dụng giàn trồng thông minh mà ivila hiện nay đang cung cấp.
2. Về đất trồng, phân bón và cải tạo đất
– Sử dụng đất sạch kết hợp phân bón hữu cơ: phân bò, gà, phân trùn quế…. Có thể trộn 7 phần đất sạch + 3 phần phân trùn quế. Còn nếu bạn ở thành phố không có đất thì bạn có thể mua đất dinh dưỡng có sẵn trên thị trường hay các cửa hàng chuyên về nông nghiệp.
Cách trồng
– Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành.
– Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành. Người trồng có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm và cắm xuống đất. Khoảng một tháng là có thể thu hoạch được.
Xem thêm =>> Cách trồng ớt năng suất cao tại nhà
Cách chăm sóc
– Ánh sáng: Đa phần các loại rau đều ưa nắng. Do đó cần chọn vị trí có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng cây mới có hiệu quả.
– Nước: Nước rất cần thiết cho cây phát triển nhưng nếu tưới quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt.
– Ngày tưới 2 lần. Tưới đẫm vào buổi sáng và tưới nhẹ vào buổi chiều. Nên cân đối lượng nước tước theo mùa giúp cây phát triển tốt.
– Phân bón: Phải bón phân cân đối hợp lý, không thừa cũng không thiếu. Tuỳ từng loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau.
– Bón lót trước khi trồng cây con bằng phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai, phân trùn quế.
– Bón thúc 2 kg phân trùn quế + ½ muỗng cà phê phân NPK16-16-8/khay xốp : bón định kỳ 15 ngày/lần.
Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể thu hoạch ngải cứu. Và khi đó bạn đã luôn có trong gia đình mình một loại thuốc tuyệt vời rồi đấy vì nó đặc biệt hiệu quả vào những mùa thay đổi thời tiết, trẻ nhỏ, người lớn dễ bị cảm…
Đơn giản nhưng hiệu quả với cách trồng ngải cứu tại nhà giúp bạn luôn có được một loại rau ngon, bổ, rẻ và chữa bệnh tuyệt vời.