Cách trồng mía tím – Trọn bộ quy trình, kỹ thuật trồng mía tím cho năng suất cao

Mía tím là một loại loại cây thuộc họ Poaceae (Hòa Thảo) và được trồng rất nhiều tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Việt Nam, mía được dùng như là một nguyên liệu không thể thiếu để chế biến đường ăn và trồng nhiều tại khu vực miền Bắc, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên,… Nếu bạn muốn làm giàu từ trồng mía tím nhưng chưa biết cách trồng mía tím ra sao, vậy thì hãy tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

Cách trồng mía tím chi tiết, đầy đủ A-Z

Cách trồng mía tím chi tiết, đầy đủ A-Z

1. Tổng quan về mía tím

Mía tím là một loài cây nhạy cảm với ánh sáng và có nhu cầu ánh sáng lớn. Khi trồng mía tím mà không cung cấp đủ ánh sáng thì cây sẽ không phát triển tốt, hàm lượng đường thấp. Vậy nên, bà con cần đảm bảo điều kiện ánh sáng tối thiểu cho cây mía là 1200 giờ nắng và tốt nhất là trên 2000 giờ. 

 Kỹ thuật trồng mía tím

Tuy cần nhiều nước nhưng cây mía lại sợ ngập úng. Chúng phát triển tốt và cho năng suất cao nếu trồng ở những khu vực có lượng mưa từ 1500mm/năm. Ở giai đoạn cây mía sinh trưởng cần lượng mưa từ 100 đến 170mm/tháng. Khi đến thời kỳ thu hoạch cần phải đảm bảo khô ráo trước 2 tháng để mía cho tỉ lệ đường cao. 

Nhìn chung, mía tím thuộc vào giống cây không kén đất, nó có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sét cho đến đất thịt, đất cát. Song, loại đất thích hợp nhất cho cây mía tím vẫn là đất xốp, tầng canh tác sâu bởi chúng có độ phì nhiêu cao, giữ ẩm và thoát nước hiệu quả.  

2. Kỹ thuật trồng mía tím

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Chọn đất

Như đã nói ở trên, cây mía tím không yêu cầu khắt khe về đất trồng, nhưng muốn đảm bảo năng suất cao thì nên chọn đất có độ dốc < 10°, tầng canh tác sâu, tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, độ pH trung tính và thoát nước hiệu quả. 

Làm đất

  • Đối với đất bãi, đất ruộng để trồng mía bà con cần phải cày sâu 30 đến 35cm và bừa từ 2 đến 3 lần sau đó hãy rạch hàng 1 lần sâu 25 đến 30cm hãy trồng mía. Muốn đạt năng suất cao bà con nên áp dụng quy trình cày ba chảo 1 đến 2 lần, sau đó bừa 1 đến 2 lần và cày 7 chảo 2 đến 3 lần. Độ sâu yêu cầu phải đạt trên 30cm và nên dùng máy với công suất lớn. Đối với hướng cày ở lần sau phải đảm bảo vuông góc với hướng cày lần trước. Tại vùng đất thấp, nhiều phèn cần chú ý không rạch hàng sâu đến lớp đất phèn và chủ động làm kênh mương thoát nội đồng. 

  • Đối với đồi nên làm trước khi trồng 40 đến 60 ngày để đất có thời gian phơi ải và cũng giúp diệt trừ sâu bệnh hiệu quả. 

  • Đối với vùng đất trũng như khu vực đồng bằng sông cửu long phải lên liếp rộng 6.0 – 20.0m, cao 25 đến 35cm. Các rãnh trồng mía yêu cầu độ sâu từ 20 đến 25cm, đáy rãnh phủ thêm một lớp đất xốp có độ dày khoảng 5 đến 10cm. 

  • Đối với đất bị nhiễm phèn cần lên liếp có độ rộng từ 4,5-5,0m, cao 25cm -35cm. Ở phần đáy rãnh nên phủ thêm một lớp đất xốp có độ dày từ 5 đến 10cm.

2.2. Chuẩn bị giống 

Một trong những cách trồng mía cho năng suất cao chính là ở khâu chọn giống. Theo đó, bà con cần lưu ý những vấn đề như sau:

 cách trồng mía cho năng suất cao

  • Đảm bảo tuổi mía ít nhất là 6 đến 8 tháng tuổi. 

  • Chọn loại mía tơ hay mía gốc 1 là tốt nhất

  • Độ thuần của cây mía giống phải trên 98%. 

  • Cây mía giống phải sinh trưởng tốt, không vống lốp, cằn cỗi, dưới 10% cây bị chồi nách, dưới 10 cây đổ ngã. Bà con chỉ nên lấy giống ở các ruộng mía không bị mắc bệnh than, thối đỏ, không mắc những chứng bệnh virus, vi khuẩn,…

Đối với hom mía giống chuẩn bị mang đi trồng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Phải có từ 2 đến 3 mắt mầm

  • Không bị nhiễm sâu bệnh

Nếu điều kiện thời tiết nắng hạn bà con nên lấy hom mía từ giữa thân lên ngọn. Ngoài ra, khi trồng cũng nên xử lý hom trước bằng cách ngâm qua nước vôi hay nước lã. Trường hợp không có điều kiện ngâm thì có thể phun nước trước khi trồng khoảng một ngày để giúp cho hom được phát triển đúng như ý. 

2.3. Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản hom mía giống

  • Thu hoạch:

    Để thu hoạch hom mía giống bà con hãy sử dụng dao sắc chặt nguyên cây. Giữa nguyên bẹ lá trên thân mía rồi sau đó bó thành từng bó dưới 15kg rồi sau đó buộc chặt lại. 

  • Vận chuyển và bảo quản:

    Mía tím giống cần được nhanh chóng vận chuyển đến nơi trồng để tránh tình trạng làm lẫn giống mía. Trong quá trình bốc xếp phải thật nhẹ nhàng tránh gây trầy xước, tổn thương hom mía. Nơi bảo quản hom mía cần đảm bảo sự thông thoáng và được che mát đầy đủ. 

  • Cắt hom mía:

    Nên thực hiện ngay sau khi chặt cây giống và làm càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, bà con cũng không nên để hom mía giống quá 7 ngày sau khi chặt. Nên nhớ lột bỏ bẹ lá rồi dùng dao sắc để cắt hom giống, tránh làm dập nứt thân và mầm. Chỉ nên ngâm và ủ hom giống trong các trường hợp giống mía có đặc tính mọc chậm, kém hoặc bà con muốn tranh thủ mùa vụ.

Nếu có điều kiện nên xử lý hom mía giống trước khi trồng bằng giải pháp ngâm nước không quá 24 giờ. Tiếp đó, hãy xử lý bằng nước nóng 52% sau 30 phút. Sau khi ngâm ủ xong thì hãy mang giống đi trồng ngay. 

3. Cách trồng mía tím

3.1. Thời vụ

Trồng mái tím vào tháng mấy còn tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau. Theo đó, bà con có thể áp dụng thời vụ như sau:

  • Đối với vùng trung du miền núi phía Bắc thì thời vụ sẽ là 1/1 đến 30/4. Nếu là vụ phụ là từ 1/9 đến 30/11.

  • Đối với vùng Bắc Trung Bộ thì thời vụ sẽ là 1/1 đến 30/4. Nếu là vụ phụ là từ 1/10 đến 15/12.

  • Đối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thì thời vụ sẽ là 1/1 đến 1/3. Nếu là vụ phụ là từ 1/6 đến 30/8.

  • Đối với vùng Tây Nguyên thì thời vụ sẽ là 1/10 đến 30/11. Nếu là vụ phụ là từ 1/5 đến 30/6.

  • Đối với vùng Đông Nam Bộ thì thời vụ sẽ là 15/10 đến 30/12. Nếu là vụ phụ là từ 15/4 đến 15/6.

  • Đối với vùng Tây Nam Bộ thì thời vụ sẽ là 1/4 đến 30/6. Nếu là vụ phụ là từ 15/11 đến 30/11.

 Cách trồng mía tím

3.2. Mật độ trồng mía 

Tùy vào điều kiện đất đai, giống mía như thế nào mà bà con bố trí mật độ trồng mía cho thích hợp. Trung bình, lượng hom giống khoảng từ 35 đến 40 ngàn hom/ha, mỗi hom từ 3 đến 6 mắt tương đương khoảng 8 đến 10 tấn. 

Lưu ý rằng, dù áp dụng phương pháp trồng mía tím thủ công hay bằng máy thì bà con cũng phải bố trí khoảng cách hàng cho phù hợp. Nếu canh tác thủ công thì khoảng cách hàng đơn đạt từ 0.8 đến 1.2cm, còn canh tác máy hàng kéo thì khoảng cách phải đạt từ .2-1,8m x 0,6-0,4m.

3.3. Cách trồng mía tím

Cách trồng mía tím hiệu quả là đặt hom theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép cách nhau 1.4m rồi sau đó phủ kín đất từ 3 đến 5cm đối với vụ phụ và 7 đến 10cm đối với vụ chính. Trong điều kiện đất khô cằn phải nén chặt hom để đảm bảo nó tiếp xúc với đất. Ngoài ra, trong vụ trồng chính nếu có điều kiện hãy tưới ẩm sau khi trồng và dùng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm, hạn chế tình trạng cỏ dại trong ruộng mía. 

4. Kỹ thuật chăm sóc mía tím

4.1. Đối với mía tơ

Trồng dặm

Sau khoảng 15 đến 25 ngày kể từ khi trồng mía hoặc thu hoạch vụ trước cây mía sẽ có 1 đến 2 lá thật. Nếu quan sát thấy mất >0.8m thì bà con phải trồng dặm thêm. Cách trồng mía tím dặm hiệu quả là trồng vào buổi chiều hoặc ở thời điểm trời râm mát.

Kỹ thuật trồng mía dặm cũng không quá khó, chỉ cần đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng rồi đặt cây dặm vào, lấp kín gốc. Yêu cầu khi dặm phải đủ ẩm, cây đem dặm phải cắt bớt lá để hạn chế sự thoát hơi nước, lèn chặt gốc dặm. Nếu điều kiện cho phép ngay sau khi trồng dặm bà con hãy tưới cho cây. 

 Mật độ trồng mía

Bón phân cho mía

Mía tím thuộc giống cây cao sản, một ha trong vụ có thể thu hoạch được từ 150 đến 200 tấn. Thậm chí, có nhiều khu vực trồng còn thu được 260 tấn. Thời gian sinh trưởng của cây mía dài từ 10 đến 15 tháng, vậy nên không chỉ kỹ thuật trồng mía tím mà ngay cả nhu cầu dinh dưỡng của nó cũng có sự khác biệt khác nhiều so với những loại cây trồng khác. 

Để cho ra 100 tấn mía không bao gồm đọt và lá thì cần hàm lượng dinh dưỡng khoảng 120kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O. Bên cạnh đó, mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây mía cũng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

  • Thời kì mầm non lúc cây mía được 1 đến 5 lá thật thì chủ yếu cần đạm rồi mới đến kali và lân. 

  • Thời kỳ cây mía đẻ nhánh và ngọn mía bắt đầu vươn cao thì cây cần nhiều nhất là kali rồi sau đó đến lân và cuối cùng là đạm. 

  • Thời kỳ mía chín là lúc nó sẽ tích lũy đường, nhu cầu của cây mía lúc này sẽ theo thứ tự là N-P-K.

Muốn cây phát triển tốt trước khi trồng mía bà con nên cải tạo đất bằng chất điều hòa pH để khử chua, giảm độ phèn, giải độc và tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, đây cũng được coi là giải pháp cung cấp các yếu tố trung vi lượng cần thiết cho cây mía, thúc đẩy bộ rễ phát triển nhanh, tăng khả năng chịu hạn và hấp thụ dinh dưỡng cho cây. 

Bón lót cho cây

Để bón lót cho cây mía bà con hãy bón phân hữu cơ từ 10 đến 20 tấn loại phân chuồng, phân rác, tro, bã bùn,… Nếu vùng đất có pH ≤ 6 thì phải sử dụng thêm chất điều hòa pH. Lượng bón cụ thể như sau:

  • Nếu độ pH< 4 thì cần sử dụng 1.500 kg – 2.000 kg/ha.

  • Nếu độ pH từ 4 đến 5 thì cần sử dụng 1000kg – 1.500 kg/ha.

  • Nếu độ pH từ 5 đến 6 thì cần sử dụng 500kg – 1000kg/ha.

Bón thúc cho cây

Để bón thúc cho cây cần lượng phân khoảng 400 đến 800kg/ha. Riêng đối với loại đất nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém như đất xám bạc màu, đất phèn thì cần phải bón nhiều hơn để đảm bảo đạt được năng suất như ý. 

Cách bón thúc cho cây mía tím cũng rất đơn giản như sau:

  • Chất điều hòa pH:

    Cần bón đều ở trên mặt ruộng trước lần bừa cuối cùng, trước khi bón phân NPK và trước ngày đặt hom từ 7 đến 10 ngày. 

  • Bón phân NPK:

    Bón lót vào rãnh mía đã được rạch rồi lấp một lớp đất mỏng từ 2 đến 3cm. Tiếp đó hãy đặt hom mía vào và lấp đất lại. Còn bón thúc sẽ tiến hành ngay sau khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh. Theo đó, bà con hãy cày rạch hai bên hàng cạnh gốc khoảng 10cm, sâu 15cm rồi rải phân vào xong mới lấp lại. 

Lưu ý: Trước khi bón phân cho cây mía phải dọn dẹp sạch cỏ dại, đảm bảo đất phải đủ độ ẩm, phân được rải đều dọc hàng mía. Sau khi bón phân xong hãy xới đất để vùi phân xuống dưới, hạn chế tối đa tình trạng bốc hơi, rửa trôi.

 Phòng trừ cỏ dại cho mía tím

4.2. Đối với mía lưu gốc

Chọn ruộng để gốc và thu hoạch

Bà con chỉ nên lưu gốc ở những ruộng mía có năng suất cao, ít sâu bệnh, tỷ lệ mất nước dưới 20%. Ngay sau khi thu hoạch mía xong cũng phải làm vệ sinh ruộng ngay bằng cách dùng cuốc, dao để bạt sát đất loại bỏ gốc cao, cây mầm, cây bị bệnh. 

Khi thu hoạch nếu đất khô cần được che phủ ruộng mía lưu gốc bằng nguồn ngọn, lá mía. Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng cháy bà con nên gom ngọn và lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tạo khoảng cách. 

Bón phân

Với mía lưu gốc thì lượng phân bón cũng tương tự như khi trồng mía tơ, cụ thể như sau:

  • Chất điều hòa pH:

    Sau khi thu hoạch, bà con hãy rải đều lên trên bề mặt rãnh mía rồi mới bón phân NPK 7 ngày sau đó. Nếu để lại lá từ vụ trước cho đất thì bà con cần rải đều pH đất lên mặt lá để giúp lá mía phân hủy được xenlulozo nhanh hơn, tiện lợi cho quá trình chăm sóc.

  • Phân bón NPK:

    Sử dụng bón lót bằng cách sau thu hoạch bà con dọn dẹp vệ sinh ruộng mía, cày phá váng hai bên luống mía cách gốc 10cm, sâu 15cm để cắt đứt bớt rễ già, tăng sự sinh trưởng để giúp cây mía nảy mầm nhanh hơn. Tiếp đó hãy tiến hành bón lót vào hai bên luống mía rồi lấp lại. Còn để bón thúc thì sau khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh hãy rạch hai bên hàng cạnh gốc khoảng 10cm, sâu 15cm rồi rải phân bón thúc sau đó lấp đất lại. 

Tưới tiêu nước

  • Chỉ thực hiện việc tưới nước cho mía nếu thời tiết khô hạn kéo dài, đặc biệt là giai đoạn cây mọc mầm, đẻ nhánh và bắt đầu vươn lớn.

  • Tùy theo điều kiện khác nhau mà bà con có thể áp dụng phương pháp tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun sương hay tưới tràn. 

  • Lượng nước tưới từ 40 đến 50mm/lần tưới, tương đương 400 đến 500m3 cho một lần tưới. 

  • Tần suất tưới là 1 đến 2 lần cho 1 tháng.

5. Phòng trừ cỏ dại cho mía tím

Cách trồng mía hiệu quả không thể nào thiếu được việc diệt trừ cỏ gây hại cho cây, xâm lấn và hút chất dinh dưỡng của cây. Theo đó, bà con nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên làm cỏ từ sớm, nhất là giai đoạn cây mía tím được hơn 4 tháng tuổi. Đảm bảo ruộng mía luôn sạch cỏ dại. 

  • Để làm cỏ bằng phương pháp thủ công có thể sử dụng cuốc, bằng tay, trâu bò xới giữa hàng để diệt cỏ đều được. 

  • Nếu làm cỏ bằng biện pháp hóa học ngay sau khi trồng bà con hãy phun các loại thuốc như Mizin 80WW (3-6 kg/ha) hay Dual gold 906EC90,5-0,6 l/ha). Tiến hành phun cả ruộng mía trong phạm vi từ 2 đến 5 ngày sau khi trồng. Lưu ý, khi phun đất trồng mía phải đảm bảo đủ độ ẩm. Ngoài ra, giai đoạn 30 đến 40 ngày sau khi trồng và giai đoạn 2 đến 4 tháng sau khi trồng bà con cũng nên phun thuốc diệt cỏ tiếp.

 Thu hoạch mía tím

6. Thu hoạch mía tím

Xác định mía chín để thu hoạch

  • Theo cảm quan bà con có thể nhìn lá mía sít lại, ngả màu hơi vàng nhạt, đốt phần ngọn ngắn lại nghĩa là mía chín. 

  • Sử dụng máy bằng cách lấy ngẫu nhiên cây mía và đo được chỉ số CCS lớn hơn 9% hoặc brix gốc – brix ngọn <1 thì đó là lúc có thể thu hoạch được. 

  • Mía gốc sẽ thu hoạch trước, mía tơ sẽ thu hoạch sau. 

Chặt và vận chuyển mía

  • Phải chặt sát gốc mía để không bị dập, ngọn mía chặt ló mặt trăng, rễ và lá róc sạch. 

  • Vận chuyển mía sau khi thu hoạch không quá 24 giờ. Mía chưa được đưa vào nhà máy chế biến phải che phủ cẩn thận để tránh thất thoát đường. 

Trên đây là trọn vẹn cách trồng mía tím đơn giản nhất và đảm bảo mang lại năng suất cao, tham khảo và áp dụng vào mô hình thực tế sẽ giúp đem lại kết quả bất ngờ cho bà con. Còn nếu như bạn có ý định trồng mía tím làm giàu nhưng lại chưa có kinh nghiệm hay hoang mang với kỹ thuật trồng mía tím thì liên hệ trực tiếp với chúng tôi, các chuyên gia luôn sẵn sàng đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.