Cách trồng dọc mùng trong thùng xốp cho năng suất thu hoạch cao

Thông tin tác giả
| Tham khảo

Dọc mùng còn gọi là rọc mùng, ráy dọc mùng, người miền Nam thì gọi là bạc hà. Cây thường mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Vì thế nó cũng thích hợp để gieo trồng tại nhà. Hãy cùng đến với Cách trồng dọc mùng để học cách tự tay làm ra nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho cả gia đình nhé.

Chuẩn bị

Dụng cụ trồng

Ngoài cách trồng dọc mùng trong thùng xốp, bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng dọc mùng. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Thùng xốp phải có đường kính từ 30cm trở lên và cao trên 30cm.

Đất trồng

Cây dọc mùng có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Thường trong một bụi dọc mùng có nhiều cây con mọc xung quanh. Dùng dao bén xắn gốc lấy 2-3 cây con có cả rễ và đất.

Trồng cây

Cho đất đã chuẩn bị sẵn vào 2/3 chậu. Sau đó Tạo lỗ trống giữa chậu, đặt cây con vào, nén chặt đất lại, tưới nhẹ. Đặt thùng xốp trồng dọc mùng mới trồng vào nơi râm mát vài ngày.

Chăm sóc

Dọc mùng là cây ưa ẩm nên đặt thùng xốp nơi có nước chảy qua như rãnh nước hay chỗ trũng giữ nước. Tưới nước ngày một lần. Cách trồng dọc mùng phải tưới nước thật đẫm.

Vào cao điểm mùa nóng, tán lá có thể mọc tươi tốt và lớn đến 1-1,6 mét. Nếu mép lá chuyển màu nâu, bạn chỉ cần cắt lá đi và lá mới chắc chắn sẽ mọc lên thay thế.

Bón phân định kỳ (cách 2-4 tuần) bằng phân bón thực vật thông thường sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.

Sau mỗi đợt thu hoạch thì tiến hành bón thúc bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…

Thu hoạch

Cách trồng dọc mùng trong thùng xốp 2

Khi bẹ lá dọc dùng lớn thì có thể tiến hành thu hoạch. Dùng dao sắc cắt sát gốc bẹ lá muốn thu hoạch để cây có thể phát triển tiếp.

Bạn có thể đào củ lên khi thời tiết lạnh, bảo quản và tiếp tục trồng lại vào mùa xuân năm sau.

Không phải đau đầu về cách bón phân hay phòng trừ sâu bệnh, cách trồng dọc mùng tên thật dễ dàng phải không ạ? Nongphu.net hy vọng sẽ giúp ích cho công việc làm vườn của bạn.