Cách trồng cây tam thất bắc hiệu quả – Dược Liệu Hòa Bình
Mục Lục
Cách trồng cây tam thất bắc hiệu quả
Cách trồng cây tam thất bắc hiệu quả. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày mới tốt lành. Tam thất bắc được xem là kho tàng quý báu của y học. Là thảo dược có nhiều công dụng với việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng tam thất bắc trồng ở đâu? Khi trồng tam thất bắc cần lưu ý những gì? cách trồng cây tam thất hiệu quả hãy cùng trung tâm cây giống Tam Đảo tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về cây tam thất bắc
Tam thất bắc Có tên khoa học là Panax Pseudoginseng Wall là loài thân thảo thuộc họ Ngũ gia bì. Trong đông y, nó được gọi với nhiều cái tên khác nhau như là: điền thất, sâm tam thất, kim bất hoán.
Theo đó, tam thất còn có nhiều tên gọi khác như tiền tam thất, sâm tam thất, kim bất hoán. Cây có tên khoa học là Panax notogingseng (Burk.) F.H. Chen.), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Phần dùng làm thuốc chính là rễ củ trồng từ 5 – 7 năm hoặc hoa tam thất (thường có sau 3 năm và được thu hái hàng năm).
Ở nước ta, cây tam thất bắc mọc tự nhiên ở nhiều vùng đồi núi như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhất là khu vực dãy Hoàng Liên Sơn. Nó cũng mọc tự nhiên và được trồng ở khu vực Vân Nam Trung Quốc. Đây cũng là lý do trên thị trường có nhiều loại tam thất bắc có nguồn gốc từ Vân Nam. Hay còn được gọi là tam thất Vân Nam.
Xem thêm: Cây giống tam thất bắc
Đặc điểm sinh trưởng của cây tam thất bắc
Giờ bạn đã biết tam thất bắc được trồng ở đâu tại Việt Nam rồi đúng không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh trưởng của cây tam thất. Từ đó, hiểu thêm về các đáp án của câu hỏi tam thất bắc trồng ở đâu.
Cụ thể, tam thất là cây thân cỏ, chỉ sống được ở khu vực núi cao, quanh năm mát lạnh. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C. Nó không thích hợp để phát triển ở vùng nắng nóng. Nếu muốn nuôi trồng ở vùng nắng nóng thì cần đầu tư vườn ươm phù hợp. Nếu để cây liên tục bị nóng thì cây sẽ chết chứ chưa nói đến việc ra củ. Hay cho củ có chất lượng tốt.
Ngoài nhiệt độ thấp, người đang băn khoăn tam thất bắc trồng ở đâu cũng cần biết cây chỉ thích quang hợp ở những nơi râm mát, dưới bóng cây (tự nhiên hoặc nhân tạo). Cây không chịu được ánh sáng mặt trời chiếu thẳng. Thông thường, độ chiếu sáng phù hợp nhất với cây tam thất bắc là 30%, độ che tối là 70%. Do đó, dù có tạo vườn trồng tam thất thì cũng nên trồng dưới những tán cây to trong rừng hoặc làm dàn che cho phù hợp.
Thời vụ trồng cây tam thất
Trồng cây tam thất nên trồng vào mùa xuân khi trời có các cơn mưa phùn nhỏ rả rich. Độ ẩm cao và nhiệt độ ấm dần sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Nếu trồng bằng hạt tam thất thì nên ươm hạt trước từ 4-5 tháng. Nghĩa là nên ươm giống từ tháng 8-9 âm lịch. Để chuẩn bị cho đợt trồng vào tháng 1-2 năm sau.
Cách trồng tam thất bắc hiệu quả
Trồng cây tam thất đòi hỏi đầu tư lớn. Thời gian chăm sóc cây kéo dài, thường mất từ 3 – 7 năm mới thu hoạch được. Đổi lại, cây cho giá trị kinh tế rất cao. Nếu có môi trường phù hợp, biết kỹ thuật trồng cây tam thất thì việc trồng khá dễ dàng. Cụ thể, người trồng chỉ cần áp dụng các bước dưới đây.
Bước 1: Chọn hạt tam thất từ những cây lâu năm. Nên chọn hạt chín đỏ, chắc mẩy.
Bước 2: Dùng hạt ươm cây giống. Thường ươm từ tháng 8 – 9 âm lịch hàng năm. Sang tháng 1 – 2 năm sau là trồng được.
Bước 3: Trồng cây tại vườn ươm đã được thiết kế phù hợp. Nên trồng với mật độ 20x20cm để cây có đủ không gian phát triển.
Bước 4: Liên tục chăm sóc từ 3 – 7 năm là có thể thu hoạch. Trong đó, sau 3 năm người trồng có thể thu hoạch hoa tam thất. Sau 4 năm người trồng có thể bắt đầu lấy hạt để tiếp tục nhân giống. Thời gian từ 5 – 7 năm là thời điểm thích hợp nhất để thu lấy củ tam thất
Kỹ thuật chăm sóc cây tam thất
Tưới nước: Là cây ưa ẩm, không chịu khô hạn, do vậy cần đảm bảo đủ độ ẩm để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Thông thường ở giai đoạn vừa trồng xong thì hay gặp điều kiện khô hạn vì vậy cần lưu ý dự trữ nước tưới đảm bảo cho cây đủ ẩm.
Bón phân:
- Giai đoạn 3 năm đầu sau trồng cây sinh trưởng phát triển mạnh nên yêu cầu dinh dưỡng nhiều để phát triển thân lá, ra hoa. Giai đoạn này nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón các loại phân bón hàn lượng cao, đặc biệt bổ sung phân chuồng hoai mục hàng năm cho cây.
- Trong những năm tiếp theo cây cần phát triển củ, nên tăng hàm lượng phân hữu cơ, phân vi sinh để giúp đất tăng hàm lượng mùn, đất tơi xốp kích thích củ mọc to, không sâu bệnh hại.
Làm cỏ: Để tạo vườn trồng tam thất có độ thông thoáng, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng, ánh sáng để quang hợp cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Tiến hành làm cỏ vun luống thường xuyên đảm bảo sạch cỏ dại theo định kỳ ít nhất 2 lần/tháng.
Xem thêm: Tác dụng của cây tam thất bắc