Cách trồng cam đúng kỹ thuật mang lại năng suất cao

Cách trồng cam không hề khó vì cam là giống cây trồng không kén đất. Cam là loại quả có vị chua ngọt đặc trưng và có tác dụng như: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường thể lực, thị lực, chống ung thư,… Vậy kỹ thuật trồng cam ra sao? Trồng cam bao lâu có trái? Sẽ được bật mí ở bài viết này.


Tìm hiểu về cây cam

1. Giới thiệu cây cam 

Cam là loại quả có vị ngọt chua, có tác dụng giải khát, thanh nhiệt. Đây là loại cây cùng họ với cây bưởi nhưng có kích thước nhỏ, vỏ mỏng. Cam là loại quả phổ biến ở Việt Nam và các nước Ấn Độ, Trung Quốc,… 

Trong quả cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các loại bệnh tật. 

Hiện nay, nước ta có nhiều giống cam nổi tiếng mang giá trị thương hiệu riêng như: cam sành, cam canh, cam đắng, cam Cao Phong Hòa Bình, cam sành Hà Giang, cam xoàn Lai Vung,…Mỗi giống cam đều mang một hương vị đặc trưng riêng và đang được thị trường quốc tế đón nhận. 

2. Trước khi trồng cam cần chuẩn bị gì?

2.1. Chuẩn bị đất trồng cam

Không phải ở đất nào cây cam cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với những vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn không thích hợp cho việc trồng cam. 

Cây cam có thể phát triển tốt trên các vùng đất phù sa cổ, đất bồi tụ, đất phù sa ven sông, các loại đất nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt. 

Đối với các vùng đất có mực nước ngầm cao, khả năng thoát nước kém thì cần xây dựng hệ thống thoát nước hoặc lên luống cao để trồng.


Cần chuẩn bị gì khi trồng cam?

2.2. Chọn và xử lý cây giống 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống cam khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và sở thích mà bà con có thể lựa chọn giống cho phù hợp. Khi chọn cây giống nên chọn các cây cao trên 30cm, khỏe mạnh, cứng cáp, không bị sâu bệnh. 

Có 2 phương pháp nhân giống cam là chiết cành và ghép cành. Mỗi phương pháp nhân giống có những ưu điểm và khuyết điểm riêng:

  • Chiết cành: cây mau ra quả nhưng tuổi thọ kém, rễ yếu;

  • Ghép cành: cây và bộ rễ khỏe hơn, cứng cáp hơn cây giống chiết cành.

2.3. Thời vụ và mật độ thích hợp trồng cây cam

Thời vụ: Cam thích hợp trồng vào mùa Xuân (tháng 2 – tháng 4); mùa Thu (tháng 8 – tháng 10)

Mật độ trồng: Mật độ trồng phù hợp sẽ giúp cây cam sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đối với cây ghép khoảng cách 4×4,5m; đối với cây chiết khoảng cách 3x3m.


Hướng dẫn cách trồng cam

Xem thêm

  • Mách bạn cách trồng cây cam sành

    siêu nhiều trái

  • kỹ thuật trồng cam canh

    Tiết lộđơn giản dễ thực hiện

2.4. Hướng dẫn cách trồng cam đúng kỹ thuật 

Cách trồng cam đơn giản và mang lại giá trị doanh thu cao:

  • Đào các hố đất có kích thước 60x60x60cm, đối với các vùng núi cao nên đào các hố đất có kích thước lớn hơn.

  • Dùng cuốc đào một lỗ lớn hơn bầu đất cây con. Đặt bầu cây vào vị trí và lấp đất. Dùng tay nén nhẹ đất dưới gốc cây. Để bảo vệ cây con, tránh bị đổ ngã khi thời tiết xấu có thể dùng một cây cọc để cố định cây khi bộ rễ còn quá yếu. 

  • Nếu thời tiết nắng nóng, khô hạn thì dùng một ít rơm hoặc cỏ khô đắp lên gốc cây để giữ ẩm. Sau khi trồng nhớ liên tục tưới nước để rễ cây phát triển và bám đất tốt hơn.

Dưới đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cam được VNFarm tổng hợp từ những kinh nghiệm đúc kết từ những chuyến đi thực tế tại các nhà vườn trồng cam.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cam đúng kỹ thuật

Cách trồng cam và cách chăm sóc cam đều quan trọng như nhau vì nó quyết định đến sự phát triển, năng suất, chất lượng của cây cam.

3.1. Tưới nước

Cầm cung cấp đủ nước để cây cam phát triển tốt. Trong thời tiết nắng nóng, khô hạn cần tưới nước để đảm bảo độ ẩm trong đất. Ngược lại, thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều nên hạn chế tưới nước và kiểm tra xem khu vườn nhà mình có bị ngập nước hay không. Không nên để vườn bị ngập nước vì sẽ làm cây cam bị úng nước, quá trình sinh trưởng dần kém đi, cây có thể chết. 

Một phương pháp tốt nhất để tưới nước cho cây đó là lấy nước vào các rãnh nông để nước ngấm vào cây sau đó tháo cạn nước đi. 

3.2. Bón phân

Tùy vào thời điểm sinh trưởng của cây sẽ tiến hành bón các loại phân khác nhau. 

  • Sau khi trồng: dùng hỗn hợp 40gam DAP hòa tan trong 10l nước để tưới cho cây cam, có thể lựa chọn sử dụng phân cá ủ hoặc phân tôm.

  • Đối với cây trên 1 năm tuổi: Sử dụng phân vi sinh EM, WEHG tưới để phân hữu cơ phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng.

Có thể bón phân bằng phương pháp cuốc rãnh xung quanh gốc, cho phân vào và lấp đất. Rảnh này phải cách gốc ít nhất là 50cm. Hoặc cuốc nhẹ lớp đất quanh tán cây, cho đất vào, tưới nước và dùng tay nén nhẹ nhàng.


Kỹ thuật chăm sóc cây cam

3.3. Kiểm soát côn trùng gây hại

Cây cam không khó trồng, tuy nhiên nếu bà con đã biết được kỹ thuật trồng cam hãy nghiên cứu thêm cách kiểm soát côn trùng gây hại để bảo vệ cây khỏe mạnh, lớn nhanh. Các loại côn trùng gây hại thường gặp ở cây cam:

  • Sâu vẽ bùa: Gây hại cho chồi non, làm cho hoa và quả bị rụng. Có thể phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây cam bị sâu vẽ bùa tấn công.

  • Sâu đục thân, sâu đục cành, bọ cánh cứng: Diệt trừ các loại này bằng cách bắt các vi sinh vật phá hoại và cắt bỏ những cành héo.

  • Bọ xít, rệp, rầy: Sử dụng thuốc Bi58 0,05-0,1% phun cho cây. Loại bỏ các cành cây bị loài này tấn công, tránh lây lan sang các cây bên cạnh.

  • Bệnh đốm lá, loét: Tiến hành phun định kỳ để phòng tránh bệnh sau khi cây ra đọt. Hoặc tiêu hủy các phần cây bị bệnh tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cây.

3.4. Trồng cây cam bao lâu có trái?

Cây cam bắt đầu ra hoa vào mùa xuân. Cam sẽ cho quả vào khoảng tháng 2, cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông. Nếu bà con chăm sóc tốt cây cam trong thời gian ra hoa kết quả thì có thể thu lãi dễ dàng từ cây cam. Khi thu hoạch cam nên nhẹ tay và bảo quản trong thời tiết thoáng mát.

VNFarm mong sẽ giúp bà con có thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc và cách trồng cam đúng kỹ thuật. Để xem thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến cây trồng ăn trái thì đừng quên theo dõi VNFarm nhé.