Cách trồng bí đao dễ dàng hơn khi biết những bí quyết sau

Cách trồng bí đao dễ dàng hơn khi biết những bí quyết sau

Bí đao là một loại cây leo hàng năm, cây phát triển rất mạnh có thể dài tới 6 mét, bò trên mặt đất hoặc leo lên cây, lên giàn. Trái bí đao được dùng làm thực phẩm trong bữa ăn, ngoài ra được dùng làm dược liệu trong đông y.

Vì thế đừng ngần ngại gì mà không bổ sung loại cây bổ ích này vào khu vườn của bạn. Cùng Ăn Sạch Uống Sạch học cách trồng bí đao ngay thôi nào!

1. Các vật dụng cần chuẩn bị

1.1. Dụng cụ trồng

Bạn hãy tận dụng các vật dụng như chậu, thùng xốp, khay nhựa để trồng nhé

1.2. Đất trồng

Mình đã thực hành cách trồng bí đao trên nhiều loại đất, nhưng phát triển tốt nhất là đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp. Đối với những bạn ở nhà phố không có đất thì các bạn có thể mua đất sạch, trộn thêm xơ dừa để làm tơi xốp và thêm phân hữu cơ, trùng quế để cung cấp dinh dưỡng. Mình thường trộn theo tỉ lệ: 2:1:1

1.3. Hạt giống

Hạt giống bí đao được bán rất nhiều tại các cửa hàng hoặc có thể xin giống trên một số nhóm trồng cây đang rất “hot” trên facebook như: Thích trồng cây.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

2.1. Ngâm ủ

Hạt giống bí đao cần được ngâm trong nước ấm ( 2 sôi: 3 lạnh) trong khoảng 3h. Sau đó vớt hạt ra để ráo nước và ủ vào trong khăn ẩm, các bạn nhớ rưới thêm nước để hạt luôn được ẩm nhé. Sau khoảng 2 ngày, thấy hạt nảy mầm thì có thể đem đi trồng.

2.2. Gieo hạt

Bạn có thể tự học cách trồng bí đao trong các chậu đã trộn đất sẵn, phủ một lớp đất mỏng và tưới ẩm hàng ngày.

Bạn cũng có thể gieo hạt trực tiếp mà không cần ngâm, tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm sẽ không cao.

2.3. Cấy cây con

Đối với hạt bí đao gieo, khi cây con ra 2 lá thật thì tiến hành cấy ra các chậu lớn và tưới ẩm thường xuyên.

3. Chăm sóc

Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, ở giai đoạn ra hoa thì tưới nước nhiều hơn để cây sinh trưởng tốt, giúp tỉ lệ đậu trái cao hơn.

Khi cây con ra được 3-4 lá thật thì tiến hành bón lót cho cây bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Cứ 15-20 ngày lại tiến hành bón đợt tiếp theo.

4. Làm giàn

Khi cây bí bắt đầu ra tua cuốn thì chúng ta tiến hành làm giàn, có thể tận dụng tre, mắt lưới để cây bò lên.

Để bí bò dưới đất khoảng 2m rồi mới tiến hành cho lên giàn. Ở vị trí cách gốc 50cm, ta đắp đất chặn ngang đốt để giúp cây ra rễ bất định, hút dinh dưỡng tốt hơn.

Thường xuyên mắc các tua cuốn vào giàn để định hướng leo cho cây. Khi cây có 3-4 lá đến 7-8 lá thật thì cắt tỉa lá già, vun gốc để cây vững vàng hơn.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Bí đao thường bị một số loại sâu gây hại như: sâu vẽ bùa, sâu xanh… và một số bệnh thường gặp: héo xanh, sương mai, phấn trắng…

Thường xuyên chú ý theo dõi để phát hiện và phòng trừ bằng các biện pháp sinh học để đảm bảo tạo ra thực phẩm an toàn cho gia đình.

6. Thu hoạch

Quả có thể được thu hoạch khoảng 2 tháng sau khi gieo. Bí non có thể thu ở giai đoạn 25-35 ngày tuổi (sau khi đậu).

Nếu chăm sóc tốt các bạn có thể thu được nhiều lần bí và kéo dài đến 5 tháng. Còn gì tuyệt vời hơn khi hái những trái bí mình tự trồng để nấu những món canh ngon mát cho gia đình.

Ngoài ra còn được làm mứt và làm nước bí đao uống rất tốt cho sức khỏe đấy nhé.

Trên đây là những chia sẻ của mình về cách trồng bí đao tại nhà, các bạn có thấy kích thích chưa nào. Hãy cùng trồng ra những trái bí ngon nhất cho gia đình mình nhé.

Chúc các bạn thành công!

–> Xem thêm bài viết Cách trồng rau ăn lá đơn giản ngay tại nhà

–> Xem thêm bài viết Cách trồng rau tại nhà mùa nắng nóng

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)