Cách trị thiếu máu não tại nhà hiệu quả nhất bạn cần biết

Tên 11/05/2023 | Tên Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Hiện nay, khi phát hiện những dấu hiệu thiếu máu lên não, nhiều người bệnh đang có xu hướng tìm đến các cách trị thiếu máu não tại nhà thay vì uống thuốc Tây y hay phẫu thuật. Vậy cụ thể các phương pháp này là gì?

Tên

Tìm hiểu về thiếu máu não

Thiếu máu não (còn gọi thiếu máu lên não) là tình trạng suy giảm lượng máu đi đến não, dẫn tới giảm lượng oxy và dưỡng chất nuôi các tế bào thần kinh. Đây là tiền đề dẫn đến đột quỵ – bệnh lý đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới, chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch.

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Thiếu máu não thường gặp ở người cao tuổi gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp. Nhưng hiện nay, tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa khi tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang ngày gia tăng. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này:

  • Xơ vữa động mạch: 80% ca thiếu máu não là do xơ vữa động mạch gây ra, các mảng xơ vữa hình thành và tích tụ với nhau làm hẹp lòng mạch, khiến tuần hoàn máu lưu thông khó khăn, tắc hẹp, gây thiếu máu lên não.
  • Tăng huyết áp: Áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch tăng khiến thành mạch giãn ra, có thể gây phình mạch nhỏ trong não. Theo thời gian, các tổn thương càng tăng có thể tăng hình thành các mảng xơ vữa làm giảm lưu lượng máu lên não, hoặc tăng nguy cơ vỡ phình mạch não, gây chảy máu não.
  • Bệnh lý về tim mạch: Khi trái tim (“máy bơm” đưa máu đi khắp cơ thể) gặp vấn đề, quá trình lưu thông máu từ tim lên não cũng bị suy giảm gây thiếu máu.
  • Các bệnh lý cột sống, đốt sống cổ: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống gây chèn ép lên các mạch máu khiến lượng máu cung cấp cho não bị thiếu hụt.
  • Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý, tác nhân khác cũng ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu lên não là thiếu máu, lão hóa, dị tật bẩm sinh hoặc khối u, mụn cóc, bóc tách thành mạch, rối loạn nội tiết, tiền mãn kinh, thiếu máu não do căng thẳng, mất ngủ, kém ăn từ đó gây rối loạn tự chủ, rối loạn lo âu, hoặc trầm cảm nhẹ.

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu não

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 87% ca bệnh đột quỵ là do thiếu máu não. Do đó, chủ động phòng ngừa ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên sẽ giúp phòng ngừa, kiểm soát bệnh kịp thời:

  • Đau đầu: Là biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất (chiếm 90% trường hợp) ở người bị thiếu máu lên não. Cảm giác cơn đau nặng nề nhất là khi ngủ dậy, di chuyển và suy nghĩ nhiều, chúng lan từ một điểm ra khắp đầu đặc biệt là vùng chẩm gáy – trán.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Do thiếu hụt lưu lượng máu đến các cơ quan như cơ điều tiết mắt, tiền đình ốc tai dẫn đến các triệu chứng phổ biến này (khoảng 87%). Các triệu chứng này có thể kéo dài vài phút, có khi vài ngày.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu máu gây rối loạn chức năng hệ thần kinh, suy nhược chức năng não bộ và biểu hiện rõ ràng ở các vấn đề về giấc ngủ (trằn trọc không ngủ được, ngủ không sâu giấc, thường bị giật mình hoặc gặp ác mộng tỉnh giấc và khó ngủ trở lại…).
  • Suy giảm trí nhớ: Khả năng tuần hoàn máu lên não kém khiến não không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, biểu hiện ở khả năng ghi nhớ, mất tập trung, khó sắp xếp mọi việc….
  • Một số dấu hiệu khác: Chân tay luôn có cảm giác đau, tê, buốt, châm chích, kiến bò, dễ xúc động, dễ cáu gắt vô cớ, chán ăn, thể lực suy giảm, mệt mỏi, mất sức lực, tim đập nhanh, đau ngực….

Tên

Thiếu máu đến cơ quan tiền đình ốc tai gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Khi có dấu hiệu thiếu máu não nên làm gì?

Với những dấu hiệu không rõ ràng nhưng xuất hiện thường xuyên như đau đầu, chóng mặt, khó ngủ…. , thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây nên những cơn “đột quỵ thầm lặng”. Vậy nên, ngay khi xuất hiện những triệu chứng của thiếu máu, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán nguyên nhân, điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp chưa có điều kiện thăm khám, bạn có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện mà chúng tôi hướng dẫn ngay phần dưới đây.

Cách điều trị thiếu máu não tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện

Thiếu máu não nếu để lâu dài không cải thiện, các cơ quan trong cơ thể sẽ thiếu máu nuôi và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy thiếu máu não nên làm gì khi phát hiện? Sau đây là những phương pháp mà người bệnh nên biết:

Điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt

Lối sống, sinh hoạt hằng ngày có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị thiếu máu não. Trong đó, chủ động điều chỉnh lối sống tích cực chính là giải pháp đơn giản để tăng cường máu lên não bộ.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: 

Nên bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não trong bữa ăn hàng ngày như:

  • Sắt: Sắt là thành phần quan trọng giúp tạo ra tế bào hồng cầu. Cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hàu, gan bò, cá mòi, rau bina, bí ngô, đậu lăng….
  • Vitamin (vitamin B12, Vitamin B9, Vitamin C, A…): Các loại vitamin góp phần tạo nên hồng cầu và vận chuyển oxy lên não có thể tìm thấy trong: Trái cây tươi( cam,quýt, bưởi, ổi, kiwi…) , bắp cải xông, súp lơ, nấm, sữa chua, pho mát, trứng….
  • Omega – 3, Polyphenols, Acid folic có nhiều trong cá, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám

Tên

Các thực phẩm giàu Sắt được khuyến nghị cho người bị thiếu máu

Hạn chế những thực phẩm có hại cho hệ tuần hoàn

Cần hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol, chất béo no, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh chứa chất phụ gia bảo quản, chất tạo ngọt nhân tạo, nội tạng động vật. Không nên sử dụng các chất kích thích cà phê, thuốc lá, rượu bia…

Hạn chế căng thẳng

Stress, căng thẳng làm giảm lưu lượng máu đến não và các tế bào. Do đó, để tăng tuần hoàn não,  người bệnh cần giữ một tâm lý ổn định, tránh stress, căng thẳng, lo âu bằng những phương pháp thư giãn như yoga, thiền định,….

Ngủ đủ giấc

Theo một số nghiên cứu khoa học, ngủ đủ giấc có thể giúp tăng cường máu lên não, cải thiện chức năng não và khả năng tập trung. Do đó, người bệnh cần ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày) và ngủ sớm trước 11 giờ đêm.

Tập thể dục và tăng cường vận động

Khi bạn vận động, cơ thể sẽ sử dụng nhiều oxy hơn và tăng cường lưu thông máu để cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não. Một số hoạt động khuyến nghị tốt cho tim mạch về hệ tuần hoàn gồm: đi bộ, đạp xe, tập thái cực quyền, thể dục dưỡng sinh,…

Từ bỏ các thói quen xấu

Dùng thiết bị điện tử quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ, ngủ gối quá cao, hút thuốc, uống nhiều rượu bia….

Bổ sung dưỡng chất chống gốc tự do, tăng cường máu lên não

Như đã trình bày ở phần trước, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thiếu máu não là xơ vữa mạch máu (khoảng 80%). Các mảng xơ vữa được hình thành bởi quá trình oxy hóa chất béo LDL-c, kết hợp sự tấn công của các gốc tự do.

Gốc tự do gây tổn thương thành mạch, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa hoặc cục huyết khối. Theo thời gian, các mảng vữa xơ xuất hiện ngày càng nhiều sẽ làm hẹp lòng mạch, giảm hoặc ngừng trệ quá trình vận chuyển máu lên não gây ra thiếu máu lên não, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu….

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Thông: “Gốc tự do là nguồn gốc các bệnh lý về não, vì vậy phải chống gốc tự do để phòng ngừa từ gốc”. Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra 2 dưỡng chất đặc biệt, có khả năng chống gốc tự do vượt trội:

  • Blueberry (việt quất): có chứa Anthocyanin và Pterostilbene – là 2 hoạt chất có kích thước phân tử nhỏ nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để chống gốc tự do, hỗ trợ giảm LDL-c, từ đó bảo vệ và tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh. Đồng thời Anthocyanin có vai trò kích hoạt 2 loại men chống oxy hóa tự nhiên trong não đó là Catalase và Superoxide Dismutase.
  • Ginkgo Biloba (bạch quả): Chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao giúp tăng tính thấm của hàng rào máu não, nhờ đó các dưỡng chất chống gốc tự do được vận chuyển tốt hơn và cải thiện tuần hoàn máu não.  

Hiện nay, OTiV là sản phẩm hỗ trợ tăng cường máu lên não ưu việt trên thị trường, có chứa đồng thời cả 2 tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba.

Tên

Chỉ cần 1 viên/ngày, OTiV giúp hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường lưu thông máu lên não hiệu quả

Các cách điều trị thiếu máu não khác

Điều trị thiếu máu não bằng thuốc

Các đơn thuốc được kê để điều trị thiếu máu lên não có mục đích chính là giải quyết các mảng xơ vữa, cục huyết khối gây tình trạng tắc nghẽn mạch máu và khôi phục lại con đường vận chuyển máu lên não, từ đó làm giảm các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, xuất huyết não… Hiện nay, có một số loại thuốc thường được chỉ định cho tình trạng thiếu máu não gồm:

  • Thuốc tăng tuần hoàn máu:  Cinnarizin, Nimodipine, Flunarizine, duxil, piracetam, stugeron, Cerebrolysin, Ginkgo biloba
  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Aspirin, clopidogrel, ticagrelor, ticlopidine
  • Thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều chỉnh rối loạn đường máu…
  • Thuốc hỗ trợ điều trị bổ sung các khoáng chất, vitamin giúp tạo máu và cung cấp dinh dưỡng cho não như sắt, kẽm, vitamin B, C…
  • Thuốc Đông y: Có những bài thuốc Đông y giúp bổ máu, tăng tuần hoàn máu hiệu quả và lành tính (Nữ trinh tử, thục dung, sinh địa, đan sâm, sơn tra….).

Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị thiếu máu não phải theo chỉ định của bác sĩ dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu não, mức độ nặng nhẹ và thể trạng của người bệnh.

Cách trị thiếu máu não bằng phẫu thuật

Biện pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp, mục đích để giảm thiểu rủi ro và di chứng do thiếu máu não gây tắc nghẽn động mạch. Quá trình phẫu thuật cần được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại thần kinh uy tín.

Làm thế nào để phòng ngừa thiếu máu lên não?

Thiếu máu lên não tiến triển âm thầm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề. Các biện pháp phòng ngừa dưới đây sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ lưu thông máu kém:

  • Ăn uống: Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng với nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm sạch, an toàn. Tránh những chất gây hại như nicotine, alcohol, chất kích thích thần kinh, thực phẩm chứa quá nhiều cholesterol…
  • Vận động: Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giải tỏa căng thẳng, hạn chế tăng sinh gốc tự do ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu não.
  • Thói quen sinh hoạt: Tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột gây áp lực lên mạch máu, nghỉ ngơi hợp lý, suy nghĩ tích cực, giảm stress, ngủ đủ giấc….
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn gây thiếu máu não và các bệnh lý khác, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều chỉnh ngay từ sớm.

Tên

Khi có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, hay quên… người bệnh có bắt đầu bằng các các cách trị thiếu máu não tại nhà như đã phân tích trong bài viết. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không cải thiện, người bệnh nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 11/05/2023

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.