Cách trị khóe chân bị sưng mủ – Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến móng đau nhức, trong đó phổ biến nhất phải kể đến tình trạng lấy khóe móng chân bị sưng mủ. Nếu không xử lý đúng cách, móng có thể bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cả sức khỏe của bạn. Xem ngay cách trị khóe chân bị sưng mủ được chia sẻ trong bài viết sau để biết chi tiết nhé!

Tình trạng khóe móng chân bị sưng mủ – nguyên nhân do đâu?

Khóe móng chân là phần rìa bên cạnh các ngón, chúng ăn sâu vào chân để giữ cho móng không bị bung ra. Ở trạng thái bình thường bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khóe chân bị sưng mủ, thường gặp nhất là ở ngón cái, người ta còn gọi đây là bệnh “chín mé”.

Khóe chân bị sưng đau phải làm sao?

Bệnh “chín mé” không quá hiếm gặp và dễ tái đi tái lại nhiều lần gây sưng đau nếu bạn không xử lý đúng cách. Đặc biệt đối với những người thường xuyên đi giày dép bít mũi, móng chân bị ép chặt sẽ càng khó chịu và đau nhức hơn.

Trước khi tìm hiểu cách trị khóe chân bị sưng mủ, hãy cùng xem qua nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng và Herpes được xem là nguyên nhân chính khiến cho khỏe chân của bạn bị sưng, mưng mủ. Có một số lý do tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển như:

  • Nhiều người có thói quen làm móng, nhân viên lấy khóe dùng chung dụng cụ không được vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Bạn tự cắt móng chân tại nhà nhưng không thực hiện đúng kỹ thuật, phần da bị lấy đi nhiều, móng phát triển dài sẽ đâm vào da gây tổn thương. Điều kiện môi trường xung quanh khiến cho vi khuẩn dễ dàng bám vào vết thương hở và gây viêm nhiễm.
  • Thường xuyên đi giày chật hoặc sử dụng các loại giày cao gót, mũi nhọn khiến cho phần mũi chân bị chèn ép.
  • Móng chân mọc ngược chọc vào phần mô mềm khiến ngón chân bị tổn thương, khi gặp môi trường không đảm bảo vệ sinh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây chín mé.
  • Ngoài ra, tình trạng khóe chân bị sưng mủ thường gặp nhiều hơn ở những người đã có bệnh nền như tiểu đường, béo phì hoặc HIV/AIDS, người bị suy giảm hệ miễn dịch…

Móng chân bị sưng mủ có thể là do quá trình cắt móng không đúng cách

Triệu chứng khóe chân bị sưng mủ

Thông thường, tình trạng khóe chân bị sưng mủ sẽ có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Thời gian đầu, bạn sẽ thấy khóe móng chân bị sưng tấy đỏ, hơi phồng to. Lúc cử động có cảm giác hơi khó chịu, ngứa và nhức nhẹ ở bên trong. Khi cử động ngón chân hoặc đi lại khó khăn, cảm giác căng buốt rõ ràng hơn.
  • Sau 3 ngày đầu tiên, tổn thương khóe chân lan rộng ra các vùng da xung quanh, một số người còn kèm theo triệu chứng sốt nhẹ. Đôi khi bạn còn cảm nhận được mạch đập theo nhịp giật nhẹ ở khóe chân. Xung quanh vùng tổn thương xuất hiện các mảnh trắng do tụ mủ rất khó chịu, chỉ cần bạn chạm vào hoặc di chuyển sẽ thấy đau.

Những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt thì phần khóe chân có thể tự khỏi và tạo nên một phần da dày có thể bóc ra dễ dàng. Còn trường hợp thông thường, chỗ viêm mủ sẽ tiến triển nặng và lan rộng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp…

Khóe móng chân ở ngón cái bị sưng đau gây khó chịu

Người ta thường phân loại bệnh này để có cách trị khóe chân bị sưng mủ cho từng trường hợp:

  • Khóe chân bị sưng mủ nông là dạng nhẹ nhất, người bị chỉ cảm thấy ngứa và có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần can thiệp thêm thủ thuật gì khác.
  • Khóe chân sưng mủ dưới da khiến các tổn thương ăn sâu vào mô gây sưng, khiến da căng mọng và đau nhức, có mủ.
  • Khóe chân sưng mủ sâu là biến chứng khi tổn thương dưới da không được điều trị kịp thời. Phần viêm nhiễm ăn sâu hơn thậm chí là ảnh hưởng đến xương khớp.

Khóe chân bị sưng đau phải làm sao? Nếu bạn đã từng bị sưng mủ khóe chân, thường có nguy cơ mắc bệnh trở lại khá cao. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà chủ quan, đôi khi đây là dấu hiệu ngầm báo hệ miễn dịch của cơ thể đang có vấn đề. Những người khỏe mạnh với hệ miễn dịch tốt sẽ tạo ra đầy đủ kháng thể để chống lại các kháng nguyên gây bệnh.

Cách trị khóe chân bị sưng mủ không quá khó khăn

Do đó, nếu thường xuyên có triệu chứng này, bạn nên quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến cơ thể của mình. Những việc đơn giản như thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn mỗi ngày, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cũng sẽ góp phần cải thiện sức đề kháng hiệu quả. Với những người đang bị thừa cân hoặc đường huyết cao nên cố gắng kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường để tránh tình trạng nhiễm trùng, lở loét nặng.

Cách trị khóe chân bị sưng mủ

Như đã phân tích, tình trạng khóe chân bị sưng mủ có nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi trường hợp sẽ có những cách điều trị riêng:

Cách trị khóe chân bị sưng mủ nhẹ tại nhà:

Khóe chân bị sưng đau phải làm sao? Nếu chân chỉ bị sưng đỏ và có cảm giác đau nhức nhẹ bạn có thể tự xử trí tại nhà với những bước đơn giản như:

  • Luôn giữ gìn vùng bàn chân khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt là vùng khóe chân.
  • Dùng thuốc tím pha loãng hoặc dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch và lau khô chân.
  • Khi có cảm giác khó chịu bạn có thể dùng bông gòn hoặc chỉ nha khoa để kê móng chân lên khỏi mô. Như vậy sẽ giúp giảm áp lực do móng chân mọc ngược châm vào mô.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy miếng bông nhúng vào dung dịch sát trùng trước khi chèn vào móng.

Bạn có thể ngâm chân với nước muối ấm hoặc nước giấm để diệt khuẩn, giảm sưng đau

Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì? Với trường hợp nhẹ thì khi khóe chân bị sưng bạn có thể bôi một số loại thuốc mỡ kháng sinh như Fucidin, Foban hoặc Bactroban. Chúng có công dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm tình trạng nhiễm trùng. Lưu ý bạn nên bôi thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tránh việc lạm dụng thuốc.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số cách trị khóe chân bị sưng mủ tại nhà khác như:

  • Ngâm chân với nước giấm: Pha giấm hoặc giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:4, sau đó ngâm chân khoảng 15-20 phút và lau khô. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện phương pháp này 2-3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Ngâm chân với nước muối Epsom: Muối Epsom hay còn gọi là muối Magie sulphat được sử dụng khá nhiều trong làm đẹp cũng như chăm sóc sức khỏe. Ngâm chân với dung dịch nước muối này có công dụng giảm đau và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Lâu chân và giữ cho chân luôn sạch sẽ khô ráo sau khi ngâm nước

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần pha 2 muỗng canh muối Epsom với khoảng 1-2 lít nước ấm và ngâm chân khoảng 20-35 phút. Sau đó, lâu khô chân với khăn sạch và thực hiện lặp lại khoảng 2 lần mỗi ngày.

  • Ngâm chân với nước ấm

    : Nước ấm giúp da chân mềm mại hơn, sau khi ngâm chân bạn có thể dùng một miếng gạc cotton để kê nâng phần móng chín mé lên để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.

Thực hiện những phương pháp trên khoảng 3-4 ngày bạn có thể cảm nhận được hiệu quả, tình trạng viêm nhiễm và đau nhức giảm dần. Lúc này có thể dùng kềm hoặc bấm móng đã sát trùng để cắt phần móng bị mọc đâm vào da. Sau khi cắt, bạn hãy giữ cho móng luôn sạch sẽ, băng bó để không cho móng bị nhiễm trùng.

Ngâm chân với tần suất 2-3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất

Trong quá trình thực hiện các cách trị khóe chân bị sưng mủ tại nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Ngâm chân theo thời gian hướng dẫn, không ngâm chân quá lâu trong nước.
  • Giữ vệ sinh các móng chân sạch sẽ, đảm bảo khóe không bị nhiễm khuẩn lần nữa.
  • Hạn chế không đi chân trần ở những nơi đất cát.
  • Khi cắt móng chân, không cắt quá sát da hoặc vùng sâu bên trong cạnh của móng.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp khóe móng bị sưng có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu chân bị nhiễm trùng lan rộng ra các vùng da xung quanh, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng như:

  • Móng chân sưng đau dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đủ, mưng mủ, đau buốt móng chân.
  • Bạn có bệnh nền tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác, hệ miễn dịch suy yếu.
  • Tình trạng móng chân bị sưng mủ không cải thiện sau 1 tuần.

Bạn nên gặp bác sĩ khi tình trạng khóe chân bị sưng mủ nặng, không giảm sau 1 tuần

Cách trị khóe chân bị sưng mủ nặng

Một số trường hợp khóe móng chân bị sưng mủ nặng tạo thành ổ abces và mưng mủ, bạn cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý. Cần chích rạch để loại bỏ phần mủ và mô nhiễm trùng bằng dụng cụ chuyên khoa, việc này giúp vết thương nhanh lành hơn. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh dạng uống để giảm viêm nhiễm.

Trước khi loại bỏ phần da hoặc mô bị hoại tử, bác sĩ thường sử dụng tiêm tê để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện. Phần móng mọc ngược cũng được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ.

Nếu khóe chân bị sưng mủ quá nặng, không đáp ứng điều trị bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang để nhìn rõ vết thương và đánh giá tốt hơn về tình trạng khóe chân, từ đó đưa ra phương án xử lý tiếp theo. Phương pháp laser hoặc hóa chất có thể được sử dụng để loại bỏ vĩnh viễn một phần móng chân để móng không phát triển đâm vào mô.

Chèn một miếng băng gạc vào khóe móng để ngăn không cho móng đâm sâu vào mô da

Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì trong tình trạng nặng? Bạn sẽ được cho uống thuốc kháng sinh kết hợp giảm đau do bác sĩ kê đơn (acetaminophen, ibuprofen). Nên thoa kháng sinh vào khu vực móng bị sưng 2 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm thuốc bôi làm tê hoặc kem chống viêm khi cần thiết. Nếu bạn bị nhiễm nấm móng, nên dùng thêm thuốc trị nấm hoặc kem bôi trước khi phẫu thuật chích rạch lấy mủ.

Trong thời gian này bạn nên hạn chế đi bộ hoặc chạy bộ nhiều. Duy trì thói quen ăn uống cân bằng, ăn nhiều loại trái cây và rau quả để vết thương nhanh lành. Hạn chế ăn các món như rau muống, tôm, thịt bò…

Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì? Bạn cần thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ

Khóe móng chân là phần rìa mọc ra hai bên móng, thông thường chúng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe do đó bạn không cần nhất thiết phải lấy khóe. Tuy nhiên, với xu hướng làm nail hiện đại, nhiều chị em muốn lấy khóe móng để ngón chân nhìn gọn gàng, thẩm mỹ hơn.

Lấy khóe không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho móng mọc ngược ăn sâu vào phần thịt. Móng bị sưng đau khi cử động, đôi khi còn tiết dịch, chảy mủ. Điều này có thể do nhân viên làm móng dùng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh hoặc lấy khóe quá sâu làm tổn thương da móng chân.

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ do thực hiện sai kỹ thuật hoặc dụng cụ không được vệ sinh khử trùng

Do đó, khi làm móng bạn nên khử trùng tất cả các dụng cụ bằng hydrogen peroxide hay còn gọi là oxy già. Nếu có điều kiện, hãy sắm riêng cho mình một bộ kềm cá nhân. Ngâm chân trước khi làm móng và lau khô bằng khăn mềm, massage xoa bóp xung quanh móng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở khu vực này.

Khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà đã được chia sẻ ở phần trên của bài viết.

Cách phòng ngừa tình trạng khóe chân bị sưng mủ

Để phòng ngừa tình trạng khóe móng chân bị sưng đau, bạn nên thực hiện một số lưu ý như:

  • Nên cắt móng chân bằng kềm bấm móng và giữ móng dài hơn đầu ngón chân 1-2mm, không cắt móng quá sát, tần suất bấm móng khoảng 6-8 tuần/ lần.
  • Chỉ cắt móng ở những vị trí nhìn thấy được, không cắt khóe móng quá sâu để làm giảm áp lực, không gây đau nhức.
  • Sau khi cắt móng, nên lâu qua khu vực này bằng các chất khử trùng hoặc dầu cây trà.
  • Bạn không cần cắt tròn các góc móng chân, chỉ cần cắt gọn gàng.
  • Khi vừa ngâm chân hoặc vừa tiếp xúc với nước móng sẽ trở nên mềm hơn, bạn có thể gập phần góc móng để điều chỉnh hướng mọc không để móng đâm vào da.
  • Không nên mang giày quá chật hoặc giày mũi nhọn quá bó chân, đặc biệt là khi cần di chuyển nhiều, bạn hãy ưu tiên cho các loại dép xăng đan hoặc giày được thiết kế vừa vặn, thoải mái, thông thoáng.
  • Sau khi lội nước ở sông, hồ, suối… cần rửa lại chân tay, hạn chế đi chân trần ở những nền đất, cát thô vì những hạt cát nhỏ dễ nhét vào kẽ móng chân rất khó vệ sinh.
  • Cố gắng giữ ổn định đường huyết và cân nặng để giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng.

Hạn chế đi chân trần ở những nơi nhiều đất cát để giảm nguy cơ nhiễm trùng

Sai lầm thường gặp khi trị khóe chân bị sưng mủ

Việc xử lý sai cách không những không làm giảm tình trạng sưng mủ ở khóe ngón chân mà còn khiến bệnh nặng hơn, dưới đây là một số trường hợp bạn cần tránh:

  • Khi chân bị sưng mủ nghiêm trọng cố tình chọc lấy khóe tại nhà có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng, nên đến bác sĩ xử lý để đảm bảo an toàn.
  • Dùng tay hoặc các dụng cụ như kim, bấm móng chân, giũa móng bấm vào phần da bị chín mé sẽ khiến chúng mọc ngược, đâm vào bên dưới sâu hơn.
  • Nhiều người cho rằng cắt móng hình chữ V sẽ giúp phần góc móng không chạm vào da, giảm tình trạng khóe chân bị sưng mủ. Thực tế móng gốc vẫn mọc dài ra theo chiều bình thường và cắt móng chữ V không có tác dụng gì trong trường hợp này.
  • Một số người đắp các loại lá cây thảo dược lên móng để làm giảm sưng đau, đây cũng là cách xử lý sai lầm và hầu như không có tác dụng, điều quan trọng là phải rạch chích loại bỏ phần mủ bên trong.

Lấy khóe móng chân đúng cách để không bị sưng mủ, đau rát khó chịu

Khóe chân bị sưng không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu bạn chủ quan vẫn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với những người bị tiểu đường hoặc béo phì. Hy vọng các cách trị khóe chân bị sưng mủ được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng khi gặp phải trường hợp này. Tốt nhất bạn nên cố gắng chăm sóc móng đúng cách ngay từ đầu để phần móng và khóe luôn khỏe mạnh nhé!