Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh – Luật Quốc Bảo

Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh cụ thể ra sao? Dưới đây Luật Quốc Bảo chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về vấn đề mã ngành nghề kinh doanh và cách tra cứu ngành nghề kinh doanh. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo. 

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Mã ngành nghề kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

– Mã ngành nghề cấp 1:

Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

– Mã ngành nghề cấp 2:

Được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.

– Mã ngành nghề cấp 3:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.

– Mã ngành nghề cấp 4:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành  nghề cấp 3.

– Mã ngành nghề cấp 5:

Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.

Thông thường khi đăng ký kinh doanh, các chủ thể sẽ ghi mã ngành nghề đến mã ngành nghề cấp 4 trong tờ khai đăng ký kinh doanh. Sau đó, doanh nghiệp phải bổ sung mã ngành nghề cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy định về mã ngành nghề kinh doanh hiện hành

Theo quy định hiện hành, Doanh nghiệp có quyền thành lập và kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh sẽ được quy định cụ thể. Do đó, doanh nghiệp có thể thoải mái lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp miễn rằng ngành nghề đó không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Một số các ngành nghề có điều kiện, để được kinh doanh thì các chủ thể phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó thì sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp có được kinh doanh ngoài mã ngành đăng ký không?

Các ngành nghề kinh doanh được mã hóa bởi một mã ngành nghề kinh doanh riêng biệt, nên khi doanh nghiệp đăng ký mã ngành nào thì chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, quy định về việc ghi nhận mã ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Có nghĩa, nếu muốn biết được doanh nghiệp đó kinh doanh ngành nghề nào thì cần tra cứu trên hệ thống quản lý đăng ký kinh doanh quốc gia.

Việc pháp luật cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm sẽ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không cần đăng ký ngành nghề kinh doanh đó với cơ quan có thẩm quyền.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh thì các chủ thể phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề theo đúng danh mục và theo đúng quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải làm thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Doanh nghiệp đăng ký thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực không được thể hiện mã ngành nghề kinh doanh trên cổng thông đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Do đó, các doanh nghiệp muốn thay đổi bất kỳ nội dung gì trong đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện mã hóa ngành nghề trước khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đó.

Ví dụ về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh mà việc thực hiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề này có thể là điều kiện về các giấy phép hoạt động (giấy phép con), điều kiện về chứng chỉ hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề đối với một số chức danh quản lý, điều kiện về giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, điều kiện về vốn pháp định hoặc một số yêu cầu khác.

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có tất cả 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể như sau:

– Ngành nghề môi giới bảo hiểm:

+ Có vốn pháp định là 4 tỷ đối với kinh doanh mô giới bảo hiểm gốc hoặc mô giới tái bảo hiểm, 8 tỷ đối với kinh doanh mô giới bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm.

+ Có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề, có số năm kinh nghiệm nhất định đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp.

– Hành nghề luật sư:

+ Có chứng chỉ hành nghề luật sư (Thẻ Luật sư) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp.

+ Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập văn phòng luật sư, công ty luật phải có ít nhất 02 năm hành nghề liên tục.

– Ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất:

+ Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện hành nghề: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; có thời gian công tác từ 36 tháng trở lên trong lĩnh vực quản lý đất đai, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác.

+ Tổ chức thực hiện phân tích mẫu đất phải có phòng phân tích đất có giấy chứng do cơ quan có thẩm cấp.

Hướng dẫn 03 cách tra cứu ngành nghề kinh doanh mới nhất 2022

Kể từ 01/07/2015, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn bao gồm thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty. Vậy nếu doanh nghiệp cần tra cứu ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đối tác, đối thủ thì cần tra cứu ở đâu? Bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo sẽ giải đáp cụ thể. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế

Mục đích: Muốn tra cứu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp nào đó khi đã có mã số thuế của công ty, doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách tra cứu

Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Tra cứu ngành nghề kinh doanh

Bước 2: Nhập MST của doanh nghiệp vào ô “Tìm kiếm”, ô Thông tin doanh nghiệp được tìm kiếm theo Mã số thuế sẽ hiện lên.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tiếp theo, bạn kiểm tra tên công ty, nhấn vào tên công ty để xem chi tiết hơn về doanh nghiệp: Các ngành nghề, hoạt động kinh doanh của công ty.

Khi đó tại giao diện sẽ hiện lên “Các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh”.

Nhấn vào “Xem thêm” để đọc được toàn bộ thông tin ngành nghề kinh doanh của công ty.

+ Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt

+ Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

+ Tên viết tắt

+ Loại hình doanh nghiệp

+ Thông tin người đại diện theo pháp luật,

+ Địa chỉ trụ sở chính

+ Ngày thành lập

+ Mẫu dấu

+ Ngành nghề kinh doanh.

Đó là các cách dễ dàng nhất để tra cứu được ngành nghề kinh doanh của mỗi cá nhân, nhưng nếu bạn vẫn muốn biết thêm về lĩnh vực kinh doanh và mã ngành, hay khi đăng ký kinh doanh ngành, lĩnh vực này cần điều kiện gì không thì cần tiến hành tra cứu mã ngành kinh doanh có điều kiện theo 02 cách sau:

Tra cứu thông tin ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp mới

Mục đích:

Trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp mới, bạn cần tra cứu để xác định mã số và thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Hướng dẫn cách tra cứu

Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

  • Truy cập vào địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

  • Chọn mục “HỖ TRỢ” 

  • Tiếp đó nhận vào ô “Tra cứu ngành, nghề kinh doanh”

Tra cứu ngành nghề kinh doanh

Bước 2: Tiến hành tra cứu ngành nghề kinh doanh

Ở mục Tra cứu ngành, nghề kinh doanh, sẽ có ô tìm kiếm và bảng tổng hợp đầy đủ tất cả các mã ngành nghề kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau.

Hệ thống ngành kinh tế

Có 2 cách mỗi cá nhân có thể tiến hành để tra cứu.

Cách 1: Nhập trực tiếp mã ngành vào ô tìm kiếm.

Trường hợp này người nhập đã biết mã ngành của một lĩnh vực nào đó nhưng chưa nắm được tên cụ thể và chính xác thì sẽ sử dụng được.

Nếu chưa biết mã ngành kinh doanh thì có thể tra cứu nhanh như sau:

Chọn mã ngành cấp 4 gồm 4 chữ số đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo từ khoá. 

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F và gõ từ khoá liên quan đến ngành nghề kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, bất động sản, xuất nhập khẩu,…) thì sẽ tìm được mã ngành.

Cách 2: Nhập một phần thông tin của ngành nghề vào ô tìm kiếm

Trường hợp này người dùng chỉ biết một phần tên của ngành nghề hay lĩnh vực đó, cũng không biết được mã ngành thì có thể nhập trực tiếp một phần thông tin vào ô tìm kiếm.

Sau khi nhập, những thông tin còn lại cần tra cứu sẽ hiện lên bao gồm mã ngành và tên ngành hoàn chỉnh.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh

Mục đích: Khi chuẩn bị kinh doanh một ngành nghề mà cá nhân hay tổ chức vẫn chưa rõ ngành nghề đó có cần tuân theo điều kiện theo quy định của Pháp luật không, những điều kiện cụ thể đó là gì? Cá nhân, tổ chức cần tra cứu Ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đảm bảo tính chính xác khi bắt đầu kinh doanh sản xuất.

Hướng dẫn tra cứu:

Bước 1: Để tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cá nhân cần truy cập vào website chính thức của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Nganhnghedautukinhdoanh.aspx

Bước 2: Sau đó chọn Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, click vào mục này, sẽ có bảng danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đầy đủ nhất hiện nay.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh

Bước 3: Chọn lĩnh vực (dự kiến) kinh doanh và tiến hành kiểm tra các điều kiện cụ thể.

Một số lĩnh vực nổi bật như sau:

Lĩnh vực An ninh quốc phòng Lĩnh vực Tư pháp

Lĩnh vực Tài chính

Những lưu ý về ngành nghề kinh doanh mới nhất năm 2022

Những lưu ý cho Chủ thể kinh doanh 

Kể từ ngày 20/08/2018, doanh nghiệp đăng ký thành lập hoặc có nhu cầu thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải đăng ký ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Theo đó, nếu doanh nghiệp thành lập trước 20/08/2018 muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh mới, cần tiến hành mã hoá các ngành nghề đã đăng ký trước đó trong cùng 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định.

Cách nhận biết những mã ngành phải mã hóa

Khi bảng danh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có các màu khác nhau như màu đỏ và màu xanh thì chứng tỏ doanh nghiệp phải mã hóa những ngành nghề đó. Cụ thể:

  • Nếu ngành nghề có dấu màu xanh là ngành nghề bị thay đổi theo quy định

  • Nếu ngành nghề có dấu màu đỏ là ngành nghề bị xoá theo quy định.

Ngoài ra, điều kiện để xem được các mã ngành đã và cần được mã hoá theo đúng quy định hiện hành, doanh nghiệp cần tạo tài khoản đăng ký và sử dụng chữ số công cộng trên Cổng thông tin quốc gia

Trên đây là nội dung cung cấp thông tin đầy đủ về các cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và tra cứu ngành nghề kinh doanh cần điều kiện cụ thể, qua đó doanh nghiệp có thể sẵn sàng trong mọi hoạt động kinh doanh, mọi giao dịch quan trọng trong tương lai dễ dàng hơn.

Trên đây là thông tin về Cách tra cứu thông tin ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý khác. Hãy liên hệ Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

5/5 – (1 bình chọn)