Cách tốt nhất để ứng xử với phụ huynh là gì? | Horizon Tesol
Mục Lục
Học cách ứng xử với phụ huynh thông qua 3 tình huống cùng 3 hướng giải quyết dưới đây.
“Tôi là một giáo viên tiếng Anh đã nhiều năm rồi, nhưng năm nay có lẽ là năm đầu tiên tôi phải dạy cho trẻ nhỏ. Tôi cảm thấy rất tự tin với khả năng đó. Tuy nhiên, tôi lại không có bất kỳ kinh nghiệm nào trong việc giải quyết những tình huống phát sinh với phụ huynh các cháu. Chỉ hình dung ra những lúc tôi sẽ nói chuyện với họ, tôi cảm thấy khá lo lắng. Và tôi thật sự cần những lời khuyên của mọi người để ứng xử với phụ huynh tốt hơn.”
Bạn không nên e sợ phụ huynh, vì nó sẽ không giúp bạn đi được đến đâu cả. Ngược lại, bạn nên tôn trọng họ và đây sẽ là giải pháp tốt nhất.
Điều nhấn mạnh ở đây không phải là bạn nên sợ phụ huynh sẽ phản ứng như thế nào. Điều quan trọng bạn phải xem xét ở đây là điều gì nên nói, khi nào, và nên nói như thế nào. Mỗi khi nghĩ đến việc phải nói chuyện với phụ huynh khiến bạn lo lắng, hãy ngừng ngay suy nghĩ đó lại. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm ra những giải pháp mà bạn có thể sử dụng trong trường hợp phải “chạm trán” với phụ huynh.
Học sinh học chậm
Bạn có một học sinh không thể bắt kịp tiến bộ học tập của bạn bè trong lớp. Học sinh đó luôn là người cuối cùng hoàn thành các bài tập trên lớp. Luôn thiếu hào hứng khi tham gia các hoạt động luyện nói.
Giải pháp: Đây là một trường hợp mà bất kì giáo viên nào dù sớm hay muộn cũng đều sẽ gặp phải. Câu hỏi ở đây là: Phải giải quyết tình huống này như thế nào? Đầu tiên, bạn phải xác định được chính xác vấn đề ở đây là gì. Học sinh của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh rối loạn phát triển trí tuệ không? Bé có quá nhút nhát hay không? Hay là do bé không thể bắt kịp bài giảng với tốc độ giảng dạy hiện tại của bạn. Có thể là vì bé có nhịp độ học tập riêng)?
Hãy xem xét và đưa ra đề xuất, lời khuyên cho phụ huynh để giúp con mình tiến bộ hơn. Dù lý do cho vấn đề khó khăn trong học tập của học sinh của bạn là gì, hãy xác định rõ ràng lý do đó và những nội dung mà bạn cần phải trao đổi với phụ huynh.
Trong khi trò chuyện với cha mẹ học sinh, hãy tránh sử dụng những câu có các từ tiêu cực như “không thể”, “sẽ không” hoặc “không”.
thậm chí cũng không nên nói rằng học sinh “học chậm”, “thiếu nhiệt huyết” hay “luôn gây rắc rối”. Hãy luôn bắt đầu buổi gặp mặt bằng việc nhấn mạnh điểm tốt của học sinh. Ví dụ như nói rằng học sinh “có tố chất”, “biết nhiều từ vựng”, và “phát âm tốt”. Hãy nhắc đến tất cả và bất kỳ điểm mạnh nào mà học sinh có.
Cuối cùng mới nói về những điểm yếu. Tuy nhiên bạn chỉ nên nhắc đến chúng như những vùng kiến thức “cần được cải thiện”. Sử dụng những câu như: Học sinh “sẽ nhận được nhiều lợi ích khi”, “cần phải cải thiện”, … Hãy cho phụ huynh biết những việc nên làm và những góp ý của bạn.
Học sinh có những hành vi không tốt trong lớp học
Bạn có một học sinh chẳng chịu học hành gì mà suốt ngày chỉ biết quậy phá trong lớp học. Học sinh đó luôn quấy phá bạn bè. Thường xuyên ném đồ. Gây sự với những học sinh khác. Bạn đã nhắc nhở về vấn đề này nhiều lần nhưng dường như không có gì có thể thay đổi thái độ của học tập của đứa trẻ đó.
Giải pháp: Bạn phải tìm ra hướng giải quyết để xử lý những học sinh như thế này trong lớp học. Trong nhiều trường hợp, bạn cũng cần nhờ đến sự can thiệp và hỗ trợ của phụ huynh. Điều đầu tiên bạn phải nhớ là không bao giờ được tuôn ra một tràng những lời cay nghiệt ngay khoảnh khắc bạn mới nhìn thấy phụ huynh. Hãy nhớ rằng bạn đang cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ cha mẹ học sinh. Chắc chắn bạn sẽ chẳng nhận được sự giúp đỡ nào nếu bạn đã vội vàng kể hết những rắc rối mà con họ gây ra.
Hãy đảm bảo là bạn sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đề cập đến những điểm tích cực. Chắc chắn là học sinh đó phải có một điểm tốt nào đó!). Học sinh đó có sáng tạo hay giàu trí tưởng tượng không? Học sinh có khả năng tiềm tàng nào chưa được khám phá không? Tiếp theo hãy miêu tả chi tiết những hành vi phá phách của học sinh. Hãy cố gắng cùng hợp tác đưa ra giải pháp với phụ huynh như một đội.
Phụ huynh quá kiểm soát
Học sinh của bạn làm bài kiểm tra không tốt và bị điểm kém. Chính vì vậy mẹ của học sinh đó đã đổ lỗi cho bạn là dạy học không hiệu quả. Câu chuyện không chỉ kết thúc ở đó. Phụ huynh đó tiếp tục đổ lỗi rằng bạn chỉ suốt ngày cho học sinh chơi trò chơi. Cuối cùng con của họ không đạt được tiến bộ như mong muốn ban đầu.
Giải pháp: Thật may là chúng ta không phải đối mặt với những phụ huynh vô lý và thích kiểm soát như vậy mỗi ngày. Chúng ta có những phụ huynh chẳng hề quan tâm gì tới lớp học của con mình. Cũng có những phụ huynh can thiệp quá sâu. Cách tốt nhất để đối phó với những phụ huynh như vậy là bạn nên phòng ngừa ngay từ đầu để tình huống kể trên không xảy ra. Nhưng mà bằng cách nào?
Câu trả lời là bằng cách tổ chức một cuộc gặp mặt, trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên.
Giải thích rõ ràng những hoạt động mà bạn sẽ tổ chức trong lớp và mục tiêu học tập chính là gì.
Xác định chính xác mong đợi của phụ huynh là gì. Nếu những mong đợi, kỳ vọng đó quá cao thì hãy giải thích rõ ràng cho họ. Nhờ đó, trong trường hợp bạn gặp phải những cuộc chạm trán như trên, bạn có thể dễ dàng nhắc lại về những điều đã được thảo luận đầu khóa học. Đồng thời đưa ra những đề xuất về những việc học sinh có thể học để lấy lại phong độ học tập.
Bạn có thể thấy rằng yếu tố then chốt quyết định sự thành công là kỹ năng giao tiếp và nhanh nhạy.
Ứng xử với phụ huynh bằng lòng tôn trọng. Bạn cần hiểu rằng mình đang nói về những đứa con bé bỏng của họ. Và nếu bạn phàn nàn quá nhiều về học sinh thì cũng sẽ chẳng giúp ích gì. Thay vào đó hãy nêu ra vấn đề và đưa những công cụ để giúp đỡ con cái của họ. Sau đó bạn sẽ thấy học sinh của mình có những tiến bộ vượt bậc.